Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 5


Theo tôi, chính sách phát triển GDĐH là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các biện pháp nhằm phát triển quy mô, cơ cấu chất lượng và hiệu quả các sản phẩm giáo dục đại học.


Chính sách phát triển GDĐH thường được xuất phát từ các yếu tố thực tiễn, kết hợp với việc vận dụng và sử dụng những lý luận đa dạng trong từng trường hợp cụ thể để tạo ra sự cân đối cần thiết và sự gắn bó hữu cơ với thực tế kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu luôn luôn thay đổi của người dân. Chính sách phát triển GDĐH chính là sự thể chế hóa đường lối, quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền về việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ giữa trường đại học với xã hội; giữa trường đại học với trường đại học và với các cơ sở giáo dục, đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân trong nước, với các trường đại học và nền giáo dục của nước ngoài, cũng như các mối quan hệ trong nội bộ trường đại học có liên quan đến đội ngũ giảng viên, sinh viên, chương trình, chất lượng và hiệu quả đào tạo; những vấn đề về tài chính, phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển đại học và hàng loạt những vấn đề có liên quan khác.


Chính sách phát triển GDĐH thể hiện sự tương tỏc giữa xã hội với GDĐH và mối liên hệ giữa các nhóm lợi ích cùng quan tâm tới GDĐH. Vai trò, sức mạnh và ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm lợi ích trong lĩnh vực giáo dục là nền tảng tạo lên chính sách phát GDĐH. Chính sách phát triển GDĐH của một quốc gia thường được nhà nước thực thi. Vì vậy, nó luôn luôn có hàm ý chỉ về sự can thiệp của nhà nước. Chính sách phát triển GDĐH được tham chiếu và gắn kết chặt chẽ với hệ thống luật pháp, cũng như những quy định, quy tắc và quy phạm quản lý hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi nước. Chính sách phát triển GDĐH là một nội dung trong cỏc học thuyết về khoa học xã hội, bao gồm các môn khoa


học lịch sử, giáo dục, địa lý, chính trị, tâm lý, kinh tế và quản lý…; là một phần cơ bản của thực tiễn chính trị, kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một trong các điều kiện cơ bản quyết định đến cơ chế hoạt động của thị trường dịch vụ GDĐH. Nó có liên quan chặt chẽ với vấn đề sở hữu tư nhân-một hệ thống quyền lực do chính phủ cho phép. Bằng cách ban quyền cho các cá nhân và tổ chức kiểm soát tài sản, chính phủ tạo nên cơ cấu của trao đổi thị trường. Khi quyền sở hữu tài sản trường đại học không thuộc về nhà nước, nhiệm vụ của các chính phủ là phải phát triển các chính sách tác động đến hành vi thị trường dịch vụ GDĐH như ban hành luật chống độc quyền, luật hạn chế những thất bại của thị trường tự do hoặc những chính sách thúc đẩy sự hợp tác nhằm hạn chế cạnh tranh, đồng thời định dạng những điều kiện cơ bản trong phạm vi chức năng của thị trường học thuật để nhằm đạt được hiệu quả quản lý mong muốn.


Chính sách phát triển GDĐH thường hết sức phức tạp và có ảnh hưởng rộng trong xã hội. Trước hết, nó có ảnh hưởng tới những điều kiện cơ bản của GDĐH bằng cách thay đổi khuôn khổ pháp luật và giá trị mà trong đó các cơ sở đào tạo đại học hoạt động. Thứ hai, nó tác động đến cấu trúc thị trường dịch vụ GDĐH chủ yếu thông qua hệ thống công cụ có ảnh hưởng tới việc định ra giá cả hàng hóa và dịch vụ (thuế và trợ cấp, học phí, tự do hoá thị trường thông qua quá trình tự điều tiết và tư nhân hoá, kích thÝch thị trường bằng việc hình thành thị trường ảo... nhằm thúc đẩy quá trình tự do hoá, đồng thời kích thích sự phát triển của thị trường dịch vụ GDĐH). Sau cùng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của người bán và người mua, chủ yếu thông qua hoạt động điều tiết giá cả, số lượng cung-cầu, cung cấp thông tin gián tiếp và trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.


Chính sách phát triển GDĐH luôn luôn hiện hữu trong đời sống xã hội cụ thể với nhiều mối quan hệ tác động qua lại từ cơ sở kinh tế, đặc trưng xã hội đến kiến trúc thượng tầng , quan niệm xã hội v.v…. Nó liên quan trực tiếp đến khoa học giáo dục (các đặc trưng, nguyên tắc, các quy luật của quá trình giáo dục v.v…); giáo dục học (chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, quản lý và quản trị đại học v.v…); tâm lý học nói chung và tâm lý giáo dục nói riêng (sự hình thành và phát triển nhân cách của người học, năng lực nhận thức và phát triển trí tuệ, các nhân tố đặc trưng tâm lý cá nhân, chỉ số thông minh, hoạt động giảng dạy v.v…); cơ sở sinh học, sinh lý học; cơ sở pháp lý; cơ sở triết lý và so sánh, đối chiếu quốc tế…

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 5


1.1.3. Đặc điểm của chính sách phát triển giáo dục đại học.


Cũng như tất cả các loại chính sách công, chính sách phát triển GDĐH tồn tại và phát triển khách quan song hành với bộ máy cai trị khi xã hội có sự không bình đẳng trong việc phân chia quyền sở hữu dẫn đến xuất hiện các nhóm lợi ích khác nhau và là sản phẩm của con người. Vì vậy, nó luôn luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài hoặc tác nhân môi trường gián tiếp chứa đựng những tư tưởng, động cơ chính trị, năng lực tri thức, ham muốn lợi ích vật chất và tình cảm của con người thông qua bộ máy cai trị và những người làm ra chính sách. Chính sách phát triển GDĐH trong các nền kinh tế có một số đặc điểm chung sau đây:


i). Có mối quan hệ biện chứng và sự phụ thuộc lẫn nhau với chính sách kinh tế nhưng độc lập tương đối với chính sách kinh tế. Mối quan hệ giữa chính


sách phát triển GDĐH và chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng và mang tính quy luật trong toàn bộ hệ thống chính sách chung của một nhà nước, nhằm bảo đảm sự vận động và phát triển của một xã hội nhất định. Chính sách phát triển GDĐH bao giờ cũng chịu sự chi phối và ràng buộc của các điều kiện kinh tế. Mỗi giai đoạn của sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải có những chính sách phát triển GDĐH tương ứng với khả năng và điều kiện của nền kinh tế. Tuy nhiên, bản thân chính sách phát triển GDĐH cũng có sự độc lập tương đối với những điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế. Thực tế chính sách phát triển GDĐH ở nhiều nước cho thấy, vì không giải quyết tốt những vấn đề xã hội mà ở nhiều nước trong một giai đoạn nào đó, mặc dù kinh tế có phát triển, nhưng GDĐH phát triển không thoả mãn với những nhu cầu của chính nó. Ngược lại, cũng có những nước kinh tế phát triển chưa cao, nhưng do nhiều vấn đề của chính sách phát triển GDĐH được giải quyết hợp lí, cơ hội học tập cho mọi người mở rộng; chất lượng và hiệu quả của GDĐH không ngừng được cải thiện. Về phương diện này, sự phân biệt ranh giới giữa chính sách phát triển GDĐH với chính sách kinh tế cũng quan trọng không khác gì việc nhận thức đúng đắn sự thống nhất giữa chúng.

Đặc điểm này đặt ra yêu cầu thực hiện quá trình phân tích chính sách phát triển GDĐH một cách thường xuyên nhằm phát hiện những bất cập giữa chính sách với chính sách kinh tế-xã hội, cũng như thực tiến đời sống xã hội. Đặc biệt, khi đưa ra các chính sách phát triển GDĐH dài hạn phải dựa trên các dự báo khoa học về phát triển kinh tế -xã hội, và cần có sự tham vấn các đối tượng xã hội thông qua phản biện xã hội. Mặt khác, đặc điểm này cũng đòi hỏi chính sách phát triển GDĐH cần có tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính tiên tiến (gắn kết và định hướng sự phát triển kinh tế-xã hội).


ii). Là quá trình nhận thức đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đặc điểm này xuất phát từ việc chính sách phát triển GDĐH có nguồn gốc, nội dung, nguyên nhân xã hội và cả sự tồn tại, phát triển của nó cũng mang tính chất xã hội. Vì vậy, nó chính là sản phẩm của quá trình nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp về các vấn đề, hiện tượng và sự vật bao gồm cả những thuộc tính bên trong và bên ngoài của GDĐH đặt trong các mối quan hệ xã hội. Mặt khác, xã hội hiện thực mà các nhà hoạch định chính sách tồn tại trong đó, được hình thành từ sự kết hợp giữa những cái cũ được tích lũy kế thừa từ quá khứ, với cái mới vừa được sinh ra trong hiện tại. Vì thế, giữa nhu cầu chính sách phát triển GDĐH và công cụ thực hiện chính sách phát triển GDĐH có sự biến đổi liên tục, theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.


iii). Gắn với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Chính sách phát triển GDĐH là tổng thể các biện pháp và thủ pháp kinh tế, quản lý của nhà nước nhằm tác động vào hệ thống GDĐH theo những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định. Nó là khái niệm thuộc hoạt động chủ quan của nhà nước. Khi tình hình kinh tế, xã hội và chính trị thay đổi thì chính sách phát triển GDĐH cũng thay đổi theo. Nó có thể được nhà nước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện sau khi đã được ban hành.


iiii) Trong xã hội hiện đại, các chính sách phát triển giáo dục có xu hướng hướng tới công bằng và hiệu quả. Chính sách thường bao hàm ý nghĩa về sự can thiệp của nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào. Như một lẽ tự nhiên, bản chất của chính sách phát triển GDĐH trong các nền kinh tế chính là sự thể hiện cách thức và mức độ can thiệp của nhà nước ra đời trên nền tảng của nền kinh tế đó đến hệ


thống GDĐH nhằm đạt được những mục tiêu và lợi ích cụ thể. Chính sách phát triển GDĐH bao giờ cũng phù hợp với quan hệ sản xuất mà nó đang vận động và luôn phản ánh nội dung chính trị và kinh tế của quan hệ sản xuất đó. Chính vì thế, chính sách phát triển giáo dục trong các nền kinh tế khác nhau cũng có sự khác biệt.


Chính trị, theo Lasswell (1958) và Easton (1965), là sự phân bổ chính thức các giá trị, lợi ích và chi phí trong một ngữ cảnh cụ thể nào đó. Nói cách khác, chính trị là tập hợp các hoạt động của con người xung quanh những quyết định phân bổ các giá trị, lợi ích và chi phí và được phản ánh trong những nỗ lực khác nhau về lợi ích để nhận ra những giá trị thiên lệch trong kết quả của những quyết định. Các hoạt động cụ thể mô tả những nỗ lực này là những xung đột tiềm ẩn điển hình. Như Schattschneider (1960), Kingdon (1995) và Lindblom (1980) nhận xét, chính trị là sự xã hội hóa xung đột. Các cá nhân và nhóm cá nhân tranh cãi, tranh luận, huy động, tập hợp, gây áp lực, thuyết phục và thương lượng về quyền lợi - tất cả đều cố gắng gây ảnh hưởng tới kết quả của các quyết định ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chính sách.


Nhân tố chính trị ảnh hưởng mạnh đến quy trình ra quyết định chính sách ở mức độ mạnh mẽ hay yếu ớt tùy thuộc và thường thay đổi theo ngữ cảnh. Vì vậy những người tham gia lập chính sách phải nỗ lực vận động để gây ảnh hưởng chính trị trong quá trình hoạch định và ra quyết định chính sách. Mục đích của người lập chính sách là phải làm cho mọi người nhận thức rõ những ý tưởng và lợi ích tối đa trong quyết định cuối cùng về chính sách. Trên thực tế, kết quả chính sách hiếm khi phản ánh được hết các chương trình tổng thể có tính toàn diện bao hàm được tất cả các quyền lợi cạnh tranh nhau. Vì vậy, ngày nay thoả


hiệp là cách thức điển hình trong việc hoạch định chính sách. Bất kể những nội dung thoả hiệp là gì thì đặc điểm quan trọng của quá trình và phạm vi lập chính sách là tính chất theo chương trình xác định. Những người khác nhau theo những chương trình khác nhau sẽ hành động theo những cách thức khác nhau để đưa ra kết quả chính sách.


Ở một phương diện khác, hệ thống giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng là một trong các cấu phần tổ chức xã hội. Do đó nó chỉ có thể giải thích được dưới dạng các truyền thống văn hóa, chính trị, kinh tế, lịch sử, hệ tư tưởng xã hội liên quan và đi liền với nó. Chính sách phát triển GDĐH bắt đầu bằng sự phát triển của các hệ thống giáo dục và là một trong số nhiều nhánh của chính sách xã hội. Nó cũng là một trong những phương tiện để thực hiện chính sách xã hội. Vì thế, nhiều quan điểm và nhận thức về chính sách phát triển GDĐH có thể tìm thấy trong các học thuyết về khoa học xã hội. Bên cạnh đó, bất kể những động thái chính sách phát triển GDĐH nào, chẳng hạn sự mở rộng quy mô đào tạo hay sự tăng hoặc giảm khả năng cung về cơ sở đào tạo đại học đều có tác động mạnh mẽ đến xã hội. Như một kết quả, chính sách phát triển GDĐH bao giờ cũng vừa là tác nhân chính trị, vừa là tác nhân kinh tế và văn hóa có ý nghĩa thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.


Chính sách phát triển GDĐH trong một nền kinh tế bất kỳ (kế hoạch hóa, thị trường hay chuyển đổi) đều phải thực hiện chức năng cung cấp nhu cầu GDĐH nhằm đảm bảo lợi ích và phúc lợi cho người dân, đồng thời tăng cường chức năng cai trị vốn có của một nhà nước theo nguyên nghĩa. Với một nhà nước hiện đại, hai chức năng cai trị và phục vụ xã hội ngày càng có xu hướng thống nhất làm một. Bởi vì, xét tới cùng, mục đích hoạt động của nhà nước là đảm bảo


sự ổn định và phát triển của xã hội trong một quốc gia. Trách nhiệm phát triển GDĐH của nhà nước là thực hiện nghĩa vụ hai chiều. Người dân đóng thuế để bảo đảm điều kiện cho nhà nước thực hiện các hoạt động và ngược lại, nhà nước thông qua các loại hoạt động từ việc bảo vệ chủ quyền đất nước, phát triển kinh tế-xã hội, đến việc đảm bảo các nhu cầu tối thiểu về văn hóa và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày là để phục vụ người dân.


Chính sách phát triển GDĐH trong các nền kinh tế hiện đại đều hướng đến mục tiêu hiệu quả và công bằng xã hội. Đạt được sự công bằng trong GDĐH là điều quan trọng không chỉ về hiệu quả kinh tế, mà còn là chính trị, đạo đức, văn hóa và ổn định xã hội. Để có sự công bằng, chính sách phát triển GDĐH của nhà nước phải hướng tới các nhóm quyền lợi dễ bị tổn thương, đặc biệt là các đối tượng thiệt thòi về quyền lợi và cơ hội như những người thuộc nhóm thu nhập thấp, người nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số.... Xét trên phạm vi hệ thống, chính sách phát triển GDĐH sẽ không đạt được sự công bằng nếu phụ nữ, những người thu nhập thấp, người nghèo và các nhóm lợi ích bị thiệt thòi khác không được tuyển vào những trường công có chất lượng tốt từ trình độ giáo dục tiểu học và trung học.


Tuy nhiên, chính sách phát triển GDĐH có sự khác biệt giữa các nền kinh tế, có thể chế chính sách, xã hội, văn hóa,... khác nhau. Sự khác biệt trong chính sách phát triển GDĐH giữa các nền kinh tế được biểu hiện ở mục đích mà các nhà nước hướng tới và phương thức tổ chức thực thi chính sách phát triển GDĐH. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, nhà nước giữ độc quyền định hướng từ sản xuất đến phân phối và tiêu dùng xã hội đối với GDĐH. Nhà nước can thiệp trực tiếp, kiểm soát chặt chẽ và điều phối quan hệ cung-cầu của GDĐH

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí