Tỷ Lệ Chưa Đăng Ký Kết Hôn Theo Dân Tộc Của Các Cặp Vợ Chồng Từ 18-60 Tuổi

Trong các nghiên cứu của iSEE, Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP), và Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình và trẻ vị thành niên (CSAGA) vấn đề bạo lực gia đình với người đồng tính khá phổ biến. Khi phát hiện con là đồng tính, cha mẹ thường sốc thậm chí là hoảng loạn. Vì không có kiến thức về đồng tính và thậm chí kỳ thị hoặc lo lắng con mình không có tương lai nên cha mẹ thường có những hành vi không kiểm soát dẫn đến đánh đập, xích, nhốt, hoặc cấm đoán khác. Nhiều bậc cha mẹ đưa con đi tư vấn tâm lý hoặc thậm chí "chữa trị" vì nghĩ con có vấn đề về tâm thần. Những hành vi bạo lực để lại những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý như trầm cảm, lo sợ thậm chí là có ý định tự tử hoặc hành vi tự tử. Bên cạnh đó, nhiều em bỏ nhà vì không khí gia đình ngột ngạt hoặc do cha mẹ không chấp nhận bị rơi vào môi trường đường phố, công viên với nhiều cạm bẫy như sử dụng chất gây nghiện, mại dâm, trộm cắp, nguy cơ nhiễm HIV và bệnh lây qua đường quan hệ tình dục.

Việt Nam chưa có điều tra chính thức về số người đồng tính, nhưng đã có nhiều trang Web, diễn đàn, câu lạc bộ dành cho người đồng tính, song tính với số lượng thành viên tham gia khá cao, như trang tinhyeutraiviet.com có 51.955 thành viên (tính đến ngày 16 tháng 9 năm 2013). Các trường hợp người đồng tính ở Việt Nam công khai việc sống chung và được gia đình họ thừa nhận ngày càng tăng lên [10]. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu một cách nghiêm túc và bài bản về quyền của người đồng tính, song tính, người chuyển giới trong HN&GĐ nói chung, quyền kết hôn của người đồng tính nói riêng, đảm bảo tính nhân bản, công bằng và bình đẳng trong công nhận, thực hiện và bảo vệ quyền con người về HN&GĐ.

Vấn đề kết hôn của những người đồng tính và việc thực hiện, bảo vệ các quyền con người của họ đã và đang là vấn đề thực tiễn ở Việt Nam. Trong khi đó pháp luật Việt Nam nói chung và Luâṭ HN&GĐ năm nói riêng chưa có quy định rõ ràng về bảo vệ quyền của người đồng tính. Khoản 5 Điều 2 Luật

HN&GĐ năm 2000 quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ là "Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú" [42]. Theo quy định có tính liệt kê ở nguyên tắc này thì đối tượng con là người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới không thuộc nội dung của nguyên tắc này. Mặt khác, khoản 5 Điều 10 Luật này quy định cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Việc sử dụng quy phạm "cấm" việc kết hôn giữa những người cùng giới tính dễ tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với người đồng tính. Trên thực tế, một số cơ quan thi hành pháp luật ở một số địa phương và một bộ phận xã hội đã lấy quy định tại Khoản 5 Điều 10 để giải thích cho những ứng xử có tính chất kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người đồng tính, song tính, người chuyển giới nói chung, người đồng tính nói riêng trong HN&GĐ...

Qua tổng kết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 nhiều ý kiến cho rằng, cần nhìn nhận đồng tính là một xu hướng tính dục tự nhiên, việc thừa nhận cũng là tự nhiên, không nên ngăn cấm. Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhận thức của xã hội thì hợp thức hóa hôn nhân giữa những người cùng giới tính đã trở thành vấn đề thời sự. Sự hiểu biết thấu đáo, có cơ sở về quan hệ tình dục cùng giới tính mới có thể đưa ra những giải pháp pháp lý phù hợp điều chỉnh vấn đề nhạy cảm này.

3.1.2. Thực tiễn thực hiện việc đăng ký kết hôn

* Tình hình thực hiện việc đăng ký kết hôn

Khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, trong năm 2002, hầu hết 61/61 tỉnh, thành phố trong toàn quốc đã tổ chức rà soát, lập danh sách những trường hợp hôn nhân thực tế tại địa phương, phân loại theo hai đối tượng trước và sau ngày 3/1/1987 như Nghị quyết số 35/2000/QH10 và Nghị định số 77/2001/NĐ-CP đã quy định. Theo báo cáo của 56/61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến ngày 31/12/2002, các địa phương đã lập danh

sách tổng cộng 925.753 trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ sau 3/1/1987 đến trước ngày 1/1/2001 (các đối tượng có nghĩa vụ đăng ký kết hôn theo Điểm b, Mục 3 của Nghị quyết số 35/2000/QH10); trong đó các địa phương đã cấp đăng ký kết hôn được 623.489 trường hợp (đạt 68%), còn lại 302.264 trường hợp chưa đăng ký (chiếm 32%) [10].

Theo kết quả điều tra gia đình Viêṭ Nam năm 2006, đa số người dân đã có ý thức trong việc đăng ký kết hôn (hơn 80% trong độ tuổi 18-60). Như vậy còn lại một bộ phận 20% người dân vẫn chưa quan tâm đến vấn đề đăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

ký kết hôn, chủ yếu là những người ở vùng dân tộc ít người, nông thôn, nghèo, học vấn thấp, lứa tuổi trên 50. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ chưa đăng ký kết hôn cao nhất chiếm khoảng 40%, thứ hai là vùng Tây Bắc 30%; có 46,4% trong nhóm 18-60 tuổi đang có vợ chồng chưa đăng ký kết hôn nêu lý do "không biết phải đăng ký kết hôn" [10].


Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 13

100

80

60

40

20

0

Đơn vị tính: (%)


87.4

59.7

53.9

48.4

33.3

27

22.2

20.6

19.7

9.8

Thái Khơ me Êđê Mông Nùng Mường Kinh Hoa Tày Dao


Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ chưa đăng ký kết hôn theo dân tộc của các cặp vợ chồng từ 18-60 tuổi

Nguồn: [10].

Biểu đồ trên cho thấy, tỉ lệ chưa đăng ký kết hôn có ở tất cả các dân tộc, không chỉ ở các dân tộc thiểu số.

Nguyên nhân của tình trạng không đăng ký kết hôn là còn một số ít người dân chưa am hiểu pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, họ chưa thấy rõ được hậu quả của việc không đăng ký kết hôn, họ cho rằng chỉ

cần tổ chức lễ cưới long trọng là đủ nên không cần đăng ký kết hôn. Do điều kiện kinh tế, địa lý ở một số địa phương vùng sâu vùng xa điều kiện đi lại khó khăn, người dân ngại đi đăng ký kết hôn. Chỉ cho đến khi sinh con hoặc khi có mâu thuẫn, có tranh chấp họ mới thấy được hậu quả pháp lý của vấn đề không đăng ký kết hôn. Điều này đã đi sâu vào tiềm thức của phần lớn cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa. Bên cạnh đó, do lối sống thiếu lành mạnh, nhiều cặp nam - nữ chung sống với nhau trước kết hôn, dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn buộc phải tổ chức cưới nhưng không đăng ký kết hôn.

Hiện nay, trong thực tiễn áp dụng các quy định về đăng ký kết hôn vẫn tồn tại một số sai sót như: có trường hợp một trong các bên nam, nữ không tiến hành xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định, hoặc có xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng đã quá hạn 6 tháng mà UBND cấp xã vẫn giải quyết cho đăng ký kết hôn; nhiều cán bộ hộ tịch yêu cầu người dân phải nộp cả chứng minh nhân dân photo khi đi đăng ký kết hôn; thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhiều UBND cấp xã giải quyết chưa đúng quy định, thực tế vẫn có nhiều hồ sơ gần 1 tháng vẫn chưa giải quyết; Sai sót nhiều nhất trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn là việc ký tên trong chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và tờ khai đăng ký kết hôn. Một trong những quy định bắt buộc trong thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn là các bên nam, nữ đều phải ký tên vào sổ đăng ký kết hôn để chứng tỏ quan hệ hôn nhân do các bên xác lập là hoàn toàn tự nguyện và chịu trách nhiệm về quan hệ hôn nhân do mình xác lập. Nhiều trường hợp cho thấy, chỉ có một bên nam hay nữ đơn phương đến UBND cấp xã nhận Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; chỉ cần có chữ ký của một trong các bên, bên còn lại không ký vào chứng nhận kết hôn cũng được UBND cấp xã cấp Giấy chứng nhận kết hôn. UBND xã cho rằng, không có thời gian để tiến hành lễ đăng ký kết hôn cho người dân, chỉ cần cán bộ Tư pháp - Hộ tịch tiếp nhận hồ sơ, tham mưu UBND xã ký chứng nhận kết

hôn là đủ. Giải quyết kiểu "đốt cháy giai đoạn" như vậy sẽ phát sinh nhiều hệ quả pháp lý sau này, nếu một trong các bên đăng ký kết hôn không thừa nhận quan hệ hôn nhân của mình trước Tòa án khi ly hôn, do giấy tờ đăng ký kết hôn không hợp lệ và phát sinh tranh chấp tài sản thì UBND cấp xã sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết đăng ký kết hôn không đúng luật [68].

Đăng ký kết hôn cho công dân là nhiệm vụ của UBND cấp xã. Để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền kết hôn theo quy định, UBND xã phải áp dụng đúng luật để giải quyết các thủ tục cần thiết. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của công dân, tránh những hệ lụy pháp lý phát sinh sau này.

Việc xác minh các điều kiện kết hôn của hai bên nam nữ trên thực tế cũng gặp những khó khăn. Như trong trường hợp xác định mối quan hệ giữa hai người đã từng là bố chồng - con dâu. Đặc biệt, nếu sau khi ly hôn với chồng, người con dâu và bố chồng chuyển đến sống ở một nơi mà không ai biết về mối quan hệ trước đây của họ. Thực tế này đặt ra cho cơ quan nhà nước cần có những hướng dẫn cụ thể về các căn cứ xác minh, những giấy tờ phải xuất trình đối với hai bên nam nữ khi kết hôn.

* Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn

Trên thực tế đã và đang tồn tại rất nhiều trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Trong xu thế phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, việc chung sống như vợ chồng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng này có thể diễn ra ở các đối tượng như sinh viên, học sinh sống xa nhà, cũng có thể xảy ra trong các trường hợp một trong hai bên đã qua một lần kết hôn, sau đó hôn nhân của họ chấm dứt và khi tuổi đã cao mới "kết bạn" để nương tựa nhau. Cũng có thể là một trong hai bên là người "quá lứa lỡ thì" chung sống với người khác trong hoàn cảnh "rổ rá cạp lại"...Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán (kết hôn có

sự chứng kiến của gia đình, cộng đồng dân cư và được những người này thừa nhận). Vì vậy, tình trạng chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn còn khá phổ biến ở một số địa phương có đồng bào dân tộc ít người, vùng xa. Theo số liệu thống kê của Ủy ban dân tộc: tỉnh Thanh Hóa năm 2004 có hơn

40.101 chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 nhưng không đăng ký kết hôn (đã đăng ký được 33.728 trường hợp), trong đó có 1298 trường hợp không đủ điều kiện kết hôn; tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 - 2012, Tòa án đã thụ lý và giải quyết 371 vụ không công nhận là vợ chồng; Tỉnh Lai Châu từ năm 2009 - 2011 có 722 trường hợp; tỉnh sơn La: số đôi không đăng ký kết hôn (năm 2000: 28, năm 2001: 51, năm 2002: 165, năm 2003: 76, năm 2004: 98, năm 2005: 159, năm 2007: 182); tỉnh An Giang có khoảng 10.000 đôi [10].

Có nhiều nguyên nhân của thực trạng trên, trong đó chủ yếu là:

(1) Do ảnh hưởng của yếu tố tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo về kết hôn ở địa phương và cộng đồng. Tại các vùng nông thôn, quan niệm về hôn nhân còn rất hà khắc và dư luận xã hội dẫn đến việc họ e dè không đi đăng ký kết hôn. Còn ở thành phố lớn "nhà nào biết nhà đấy" nên đây là cơ hội cho hiện tượng này xảy ra phổ biến.

(2) Do sự nhận thức không đầy đủ về các quyền, nghĩa vụ trong kết hôn nói riêng; quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân, gia đình nói chung của một bộ phận người dân. Với suy nghĩ: Tờ giấy đăng ký kết hôn chỉ là một tờ giấy, không có giá trị, chỉ tình yêu mới là nền tảng của hôn nhân. Mặt khác, nếu họ cảm thấy không thể hòa hợp, tiếp tục chung sống với nhau thì cũng dễ dàng chia tay, không bị phiền phức và tốn kém vì những thủ tục và chi phí pháp lý...Chính vì những suy nghĩ sai lệch như vậy mà các bên đã không tiến hành việc đăng ký kết hôn.

(3) Do tác động của tình trạng "hôn nhân thử" có xu hướng mở rộng trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và tự do cá nhân;

(4) Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn còn chưa thực sự thuận lợi cho người dân, chưa gắn với sự di biến động rất lớn giữa nơi có hộ khẩu với nơi học tập, làm ăn, sinh sống.

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn thì không được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng (Khoản 1 Điều 11). Và như vậy, quyền lợi của họ không được đảm bảo, như trong vấn đề hưởng di sản thừa kế, những người này không được xác định là "chồng", "vợ" thuộc hàng thừa kế thứ nhất được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005. Do đó, họ không được quyền thừa kế tài sản của nhau trừ trường hợp người chết có để lại di chúc và đồng thời họ không được pháp luật bảo vệ tại Điều 669 BLDS năm 2005 như trong trường hợp vợ chồng hợp pháp. Trong trường hợp các bên trong quan hệ chung sống có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật. Để hướng dẫn các quy định trên của Luật, nhiều văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã được ban hành. Các quy định này đã phần nào tạo cơ sở pháp lý để các bên thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm quyền, nghĩa vụ của mình, khuyến khích các cặp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn đi đăng ký kết hôn; hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn; tôn trọng, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ.

Đây là vấn đề lớn liên quan đến các quyền cơ bản của cá nhân, sự ổn định trong các quan hệ xã hội, sự công khai, minh bạch trong các trường hợp chung sống như vợ chồng cần được quy định cụ thể trong Luật HN&GĐ. Thực trạng này đã làm phát sinh nhiều quan điểm khác nhau như:

- Cần phải nghiên cứu, xem xét thừa nhận hôn nhân thực tế trong một số trường hợp để phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các khu vực miền núi, dân tộc ít người;

- Cũng có ý kiến nhất trí không nên thừa nhận hôn nhân thực tế nhưng pháp luật cần quy định về giải quyết hậu quả của việc chung sống mang tính bao quát hơn, phù hợp thực tiễn hơn, không chỉ bao gồm quan hệ nam, nữ chung sống như vợ chồng mà còn bao gồm cả quan hệ giữa những người cùng giới tính.

Về vấn đề bạo lực gia đình: Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì có được coi là gia đình hay không? Nếu có trường hợp bạo lực gia đình xảy ra thì nạn nhân có được bảo vệ theo như quy định tại Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 hay không?

Đối với trẻ em: Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà có con chung thì các con được hưởng đầy đủ quyền như những đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, nếu nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì khi hai người có con chung, đứa con này sẽ bị xác định là con ngoài giá thú và thủ tục đăng ký khai sinh gặp khó khăn. Cụ thể: theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì:

Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh [15].

Như vậy, trong trường hợp này muốn ghi tên người cha vào Giấy khai sinh thì phải làm thủ tục đăng ký nhận cha con. Hoặc giả như khi người mẹ đang mang thai mà người cha gặp tai nạn qua đời, thì sau khi sinh ra, việc xác định cha cho con để hưởng thừa kế và đảm bảo các quyền lợi khác gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, cần phải tuyên truyền và khuyến khích nam nữ có đủ đăng ký kết hôn và muốn chung sống với nhau như vợ chồng đi đăng ký kết hôn. Đồng thời, cần có những quy định của pháp luật mềm dẻo hơn nhằm bảo vệ

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí