Phân Tích Các Yếu Tố Hoạt Động Của Doanh Nghiệp:


- Khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả… của các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ càng lớn

e. Sản phẩm thay thế:

Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do ngành có mức giá cao bị khống chế. Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị phần nhỏ bé. Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. Phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.

2.2. Phân tích nội bộ doanh nghiệp

2.2.1. Khái niệm

Môi trường nội bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phân tích một cách cặn kẽ các yếu tố nội bộ đó nhằm giảm bớt các nhược điểm và phát huy các ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa.

Để phân tích nội bộ doanh nghiệp các doanh nghiệp thường sử dụng chuỗi giá trị


2.2.2. Phân tích chuỗi giá trị

Hình 2.2.2. Mô hình phân tích chuỗi giá trị7


a. Các hoạt động chính:

- Hoạt động đầu vào (Inbound logistics ): Cung ứng các yếu tố đầu vào, đảm bảo quá trình lưu kho và chất lượng của các yếu tó đầu vào đồng thời kiểm soát chi phí

- Hoạt động sản xuất (Operation): Triển khai sản xuất và chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ cuối cùng

- Cung ứng đầu ra (outbound logistics): đảm bảo quá trình phân phối, xử lý đơn hàng, lưu kho vận chuyển và đưa sản phẩm dịch vụ được tạo ra đến khách hàng

- Hoạt động marketing và bán hàng: thực hiện các chiến lược xúc tiến nhằm quảng bá sản phẩm, chiến lược phân phối và giá đến khách hàng.


7 Nguồn: giáo trình quản trị chiến lược, NXB kinh tế quốc dân, 2006


Hoạt động này hết sức quan trọng vì nếu hoạt động này tiến hành không tốt thì 3 hoạt động trên sẽ bị ảnh hưởng

- Dịch vụ (Service): Hỗ trợ cho khách hàng các dịch vụ sau bán hàng.

Đảm bảo quá trình liên lạc thông suốt giữa khách hàng và doanh nghiệp

b. Các hoạt động hỗ trợ:

- Cơ sở hạ tầng : thiết bị, nhà xưởng và các thiết bị phụ trợ

- Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, hệ thống lương, thưởng, kỷ luật và các biện pháp hỗ trợ và động viên nhân viên

- Nghiên cứu và phát triển: Khai thác và triển khai các ứng dụng mới nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Kiểm soát mua sắm, chi tiêu: lựa chọn nhà cung ứng gần nhất và rẻ nhất, yêu cầu sơ chế nguyên vật liệu. hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Để phân tích được chuỗi giá trị và các hoạt động trong chuỗi giá trị, doanh nghiệp còn cần xem xét đến yếu tố bình quân ngành và của đối thủ cạnh tranh.

2.2.3. Phân tích các yếu tố hoạt động của doanh nghiệp:

a. Chức năng sản xuất:

Chức năng sản xuất và tác nghiệp gồm 3 giai đoạn chính: Quy trình sản xuất, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm

Đối với quá trình sản xuất, việc bố trí máy móc thiết bị cần phải được đánh giá kỹ lưỡng. Vì nó ảnh hưởng nhiều tới tính hợp lý trong vận chuyển, lưu trữ, tính nhịp nhàng của hệ thống, tính đồng bộ của máy móc thiết bị. Mức độ hợp lý càng cao sẽ càng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả năng suất công việc và năng suất lao động.

Đối với việc xác định năng lực sản xuất, doanh nghiệp cần phải xác định công suất hợp lý để tránh tình trạng thừa sản phẩm hoặc thiếu sản phầm


vào mùa cao điểm. Đồng thời thiết kế đúng các thiết bị là một yếu tố cơ bản để góp phần giảm chi phí sản xuất thông qua việc tăng cường công suất máy và hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, tận dụng công suất thiết kế.

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu mà doanh nghiệp cần quan tâm. Vì chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm của mình.

b. Chức năng tài chính:

Phân tích hoạt động tài chính nhằm đánh giá khả năng vốn của doanh nghiệp

- Các chỉ số về khả năng thanh toán

- Các chỉ số về đòn cân nợ

- Các chỉ số về hoạt động

- Cac chỉ số về doanh lợi : doanh số , lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận vốn

- Các chỉ số về mức tăng trưởng

- Các quyết định tài chính, đầu tư.

Phân tích các chỉ số để xem xét thực trạng nhu cầu về vốn và cơ cấu các nguồn vốn trong doanh nghiệp. thực trạng phân bổ các nguồn vốn, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn. Để từ đó ra các quyết định quan trọng về đầu tư, về huy động vốn và về phân chia lợi nhuận

c. Chức năng marketing

Chức năng của bộ phận maketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc đào tạo duy trì mối quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nói chung nhiệm vụ của công tác quản trị Maketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, định giá giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.


d. Chức năng nghiên cứu phát triển:

Chất lượng của các nỗ lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp giữ vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất. Trình độ, kinh nghiệm và năng lực khoa học chưa đủ cơ sở cho công tác nghiên cứu tốt. Bộ phận chức năng về nghiên cứu phát triển phải thường xuyên theo dõi các điều kiện môi trường và ngược lại, các thông tin về đổi mới công nghệ liên quan đến quy trình công nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu. Sự trao đổi thông tin một cách hữu hiệu giữa bộ phận nghiên cứu phát triển và các lĩnh vực hoạt động khác có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.

3. Phân tích và lựa chọn chiến lược

3.1. Phân tích ma trận SWOT

Mục đích của việc phân tích ma trận SWOT là tìm ra cơ hội, thách thức điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chiến lược thích hợp

ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)

Là những lợi thế tương đối và tuyệt đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những ưu thế bên trong doanh nghiệp như trang thiết bị, nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận vốn, hệ thống kênh phân

phối, lợi thế kinh tế theo quy mô, theo vị trí…

ĐIỂM YẾU (WEAKNESS)

Là những nhược điểm, những bất lợi của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Những điểm yếu này doanh nghiệp cần khắc phục ngay để duy trì lợi thế cạnh tranh

CƠ HỘI (OPPERTUNITIES)

Những điều kiện thuận lợi mà môi trường

NGUY CƠ (THREATS)

Những bất lợi mà môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hoạch định chiến lược cho công ty viễn thông điện lực EVN Telecom - 4


kinh doanh mang lại, xảy ra với xác suất lớn và có thể đem lại cho doanh nghiệp 1 sự phát triển cao hơn về chất

kinh doanh tác động đến doanh nghiệp. Mức độc tác đông và xác suất xảy ra lớn. Có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp nếu không có sự quan tâm đúng

mức.


Phân tích SWOT chính là phân tích kịch bản. Sau khi đã xác định được vị trí của doanh nghiệp trên ma trân thì ta có thể xây dựng các chiến lược kịch bản cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình chính là độ chính xác của các yếu tố phân tích. Do vậy khâu thu thập thông tin và đánh giá mức độ tin cậy của thông tin là hết sức quan trọng khi tiến hành hoạch định.


Điểm mạnh (S) Yếu tố 1

Yếu tố 2

Điểm yếu (W) Yếu tố 1

Yếu tố 2

Cơ hội (O) Yếu tố 1

Yếu tố 2

SO

WO

Thách thức (T) Yếu tố 1

Yếu tố 2

TS

TW

Từ đó có các cặp SO, WO, TS, TW.

- SO: doanh nghiệp vừa có các điểm mạnh chủ yếu và vừa có cơ hội do môi trường kinh doanh mang lại. Do vậy chiến lược của doanh nghiệp là đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất và nhanh chóng chiếm ưu thế trên thị trường.


- WO: Tuy có cơ hội từ môi trường kinh doanh nhưng doanh nghiệp còn có những điểm yếu mà chưa khắc phục được. Do vậy xu hướng của các doanh nghiệp trong ô này là liên doanh , liên kết, hơp tác với những doanh nghiệp có thế mạnh ở những điểm yếu mà doanh nghiệp chưa khắc phục được để cùng tận dụng cơ hội.

- TS: Tuy có những thế mạnh ở bên trong doanh nghiệp, nhưng lại có những nguy cơ khiến cho doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tạo dựng các rào cản để có thể vượt qua thử thách

- TW: Những doanh nghiệp trong ô này là những doanh nghiệp yếu thế, vừa không có điểm mạnh chủ yếu lại bị đe dọa từ môi trường bên ngoài. Do vậy chiến lược của các doanh nghiệp trong ô này là nhanh chóng rút lui để bảo toàn nguồn vốn.

3.2. Phân tích ma trận Porter

Ma trận này dựa trên lợi thế cạnh tranh về chi phí và mục tiêu cạnh tranh trên thị trường để xác định các trường hợp cạnh tranh . Lợi thế cạnh tranh là những năng lực riêng biệt của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và đánh giá cao , thông qua đó doanh nghiệp sẽ tạo được 1 số tính trội hơn hoặc ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Nguồn của lợi thế cạnh tranh bao gồm chi phí hoặc sự khác biệt hóa Thị trường mục tiêu: toàn bộ thị trường hoặc một phân đoạn thị trường


Hình 3.2: Ma trận Porter


3.2.1. Chiến lược chi phí thấp:

Mục đích của công ty trong việc theo đuôi sự dẫn đầu về chi phí hoặc chiến lược chi phí thấp là hoạt động tốt hơn (có lợi thế hơn) các đối thủ cạnh tranh bằng việc làm mọi thứ để có thể sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ ở chi phí thấp hơn đối thủ.Chiến lược này có 2 lợi thế cơ bản. Thứ nhất vì phí thấp hơn nên người dẫn đầu có thể đặt giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh của mình mà vẫn thu được lợi nhuận bằng của các đối thủ . Nếu các công ty trong ngành đạt các giá trị tương tự cho các sản phẩm của mình thì người dẫn đầu về chi phí có thể thu được lợi nhuận cao hơn. Thứ hai, nếu sự cạnh tran trong ngành tăng và các công ty bắt đầu cạnh tranh bằng với người dẫn đầu về chi phí thì có khả năng đứng vững đồng thời tạo ra rào cản gia nhập ngành cho các đối thủ tiềm ẩn.

Doanh nghiệp có lợi thế chi phí thường là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản phẩm có tính khác biệt hóa thấp. Công ty luôn phải đảm bảo mức khác biệt hóa sản phẩm không quá chênh lệch so với mức trung bình của đối thủ cạnh tranh. Công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp thường lựa chọn các phân đoạn thị trường lớn và thường bỏ qua các thị trường nhỏ. Một cách chung nhất, các biện pháp cho phép công ty đạt được lợi thế về chi phí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022