Số Lượng Lao Động Trong Mảng Viễn Thông Của Etc Năm 2008-2009 11


dân trong những năm gần đây đã trở thành một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên các hãng viễn thông phải không ngừng tìm tòi và phát hiện ra các thị trường mục tiêu, đi sát và tìm hiểu nhu cầu của thị trường để từ đó đưa ra chính sách giá và dịch vụ phù hợp. Hai nhân tố độ tuổi và thu nhập là hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức tiêu thụ và sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Việt Nam là một nước có dân số trẻ do vậy tiềm năng phát triển của thị trường viễn thông của Việt Nam được đánh giá là có sức hấp dẫn to lớn.

2.1.2. Phân tích môi trường vi mô:

a.Các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay ETC hoạt động chủ yếu trên 2 lĩnh vực chính là mãng dịch vụ di động và mảng dịch vụ điện thoại cố định không dây. Do vậy đối thủ chính của ETC cũng được chia theo hai mảng chính sau

Các nhà cung cấp dịch vụ di động:

Hiện tại trên thị trường di động có 8 nhà cung cấp mạng chính sau: Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Beeline, Vietnammobile, Beeline, S-fone, ETC. Trong đó có 3 nhà mạng lớn nhất là Viettel, Vinaphone và Mobiphone (chiếm đến gần 70% thị phần di động năm 2009). Tuy nhiên do hoạt động dựa trên công nghệ CDMA tiên tiến nên ngoài 3 đối thủ chính trên ETC còn gặp một đối thủ khác cùng công nghệ là S-fone.

Trước hết, đối thủ đầu tiên của ETC là Vinaphone. Mạng GSM của Vinaphone được thành lập tháng 6 năm 1996 và thuộc sở hữu của VNPT. Vinaphone hiện nay là nhà mạng có diện phủ sóng tốt và đứng thứ 3 về thị phần di động (tăng từ 26% lên 30% năm 2009). Năm 2009 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Vinaphone khi doanh thu đạt xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, số lượng thuê bao thực đạt 27 triệu thuê bao và tổng số thuê bao trả sau trong năm 2009 bằng tổng số thuê bao trong 10 năm trước cộng lại. Với sự hậu thuẫn của VNPT, Vinaphone có tiềm lực tài chính dồi dào, đồng thời cũng là


một trong hai nhà mạng lâu nhất tại Việt Nam, Vinaphone thực sự có lợi thế hơn các nhà mạng khác trong cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần. Lợi thế đó được thể hiện qua diện phủ sóng của Vinaphone dành hiện nay được coi là tốt nhất Việt Nam với chất lượng cuộc gọi ngày càng cải thiện (tỷ lệ cuộc gọi thành công lên đến 99, 63%, chất lượng thoại đạt 3,52 điểm so với yêu cầu trung bình của ngành là >=3 điểm). Do vậy Vinaphone trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng.

Bên cạnh Vinaphone, đối thủ thứ hai của EVN telecom là Mobiphone. Thành lập năm 1994 và là một công ty bán tư nhân cũng trực thuộc VNPT. Trong những năm gần đây Mobifone phát triển với tốc độ không ngừng. Bên cạnh đó, ngôi vương của Mobifone trong 5 năm qua đã khẳng định được vị trí của Mobifone trong lòng khách hàng. Hơn nữa cũng được sự hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi của VNPT Mobifone cũng có được những lợi thế như Vinaphone.

Viettel tuy mới được thành từ năm 2004 nhưng đã nhành chóng trở thành một trong 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam với tốc độ phát triển mạnh nhất trong những năm gần đây. Với chính sách linh hoạt trong việc tính giá cước, tiết kiệm cho khách hàng và chất lượng cuộc gọi ngày càng được cải thiện, cùng những chương trình khuyến mại hấp dẫn mà Viettel đã từng bước thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Tốc độ gia tăng nhanh chóng của nhà mạng này chính là một trở ngại lớn cho EVN Telecom.

S-fone tuy có số lượng thuê bao khiêm tốn nhưng lại trở thành đối thủ trực tiếp của EVN telecom khi cùng sử dụng công nghệ CDMA. Bên cạnh đó, diện phủ song của S-fone đã ngày càng đươc mở rộng trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Tốc độ đường truyền của S-fone cao, phù hợp với những người thường xuyên truy câp WAP. Thêm vào đó, S-fone còn cung cấp các gói cước và cách tính cước linh hoạt, thấp phù hợp với tiêu dùng của người


dân Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh trên, S-fone vẫn còn những nhược điểm như không có nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, chất lượng thoại vẫn còn kém, giá máy đầu cuối cao và mẫu mã chưa phong phú.

Các nhà cung cấp điện thoại cố định

Hiện nay có hai nhà cung cấp điện thoại cố định chính là VNPT và Viettel, trong đó VNPT chiếm hơn 90% điện thoại cố định có dây. Đây cũng chính là đối thủ chính của EVN telecom trong lĩnh vực điện thoại cố định.

b. Nhân tố khách hàng

Có 2 nhóm khách hàng chính là : khách hàng là các tổ chức và khách hàng là các cá nhân tiêu dùng.

Nhóm khách hàng là tổ chức thường là những doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp… sử dụng dịch vụ của công ty nhằm mục đích thông tin liên lạc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhóm khách hàng này thường sử dụng với khối lượng lớn và trung thành với công ty. Họ ít khi có sự thay đổi trong việc sử dụng máy và dịch vụ thoại. Do vậy, phần lớn dịch vụ cung cấp cho nhóm khách hàng này thường là dịch vụ trả sau. Và do sử dụng khối lượng lớn nên nhóm khách hàng này có khả năng đàm phán về giá cả rất lớn.

Nhóm khách hàng là cá nhân tiêu dùng: bao gồm những cá nhân sử dụng dịch vụ của EVN telecom dưới hình thức trả trước và trả sau. Nhóm khách hàng này chiếm số lượng đông đảo trong tổng số khách hàng của EVN telecom. Trong nhóm khách hàng này lại chia thành các nhóm nhỏ:

Nhóm khách hàng VIP: nhóm khách hàng này thường xuyên sử dụng dịch vụ di động với khối lượng lớn. Mặc dù chỉ chiếm 10% khách hàng nhưng chiếm đến 32% doanh thu. Đây là nhóm khách hàng trung thành với công ty, có mức thu nhập ổn định và tương đối cao, do vậy giá cả với nhóm


khách hàng này không phải là yếu tố quan trọng, mà chất lượng dịch vụ mới là yếu tố quan trọng nhất. Do vậy công ty cần có những chính sách đặc biệt ưu đãi nhóm khách hàng truyền thống này.

Nhóm nhân viên văn phòng: Nhóm này chiếm 14% tổng số khách hàng và chiếm 16% doanh thu. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có độ tuổi trên 25 tuổi và có đặc điểm tiêu dùng khá khác biệt. Nhóm khách hàng này chủ yếu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định hơn là dịch vụ điện thoại di động, có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên do họ có nhu cầu tiết kiệm tối đa nên nhóm khách hàng này coi trong giá cả. Do vậy họ không phải là nhóm khách hàng trung thành của công ty

Nhóm thanh niên: đây là nhóm khách hàng chiếm số lượng đông đảo nhất của công ty. Nhóm khách hàng này có nhu cầu luôn biến đổi, thu nhập thấp nên giá cả được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó nhóm khách hàng này luôn chú trọng những cái mới do vậy, đây chính là nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng nhiều nhất. Hơn nữa, nhóm khách hàng này đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, do họ có chức năng dẫn dắt xu hướng tiêu dùng và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến thị thường

Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ CDMA nên những khách hàng của EVN telecom buộc phải mua máy của EVN. Do vậy chi phí để hòa mạng và chi phí chuyển đổi là khá cao. Trong khi các nhà mạng sử dụng công nghệ GSM lại có chi phí chuyển đổi gần như bằng 0. Đây chính là rào cản lớn nhất của EVN telecom trong việc mở rộng thị phần và thu hút khách hàng.

c. Nhân tố đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, và miếng bánh thị trường vẫn còn khá tiềm năng thì sẽ xuất hiện mối lo ngại về các đối thủ có thể gia nhập ngành trong thời gian tới. Do ngành viễn thông không có sự khác biệt


hóa nhiều về sản phẩm và rào cản gia nhập ngành thấp nên nếu đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện có thể đồng nghĩa khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ của họ. Hiện nay trên thị trường viễn thông ngoài đối thủ mới xuất hiện là Bee line thì vẫn chưa có đối thủ mới nào sắp gia nhập ngành. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải nghiên cứu kỹ thị trường và chuẩn bị các phương án sẵn sàng để có thể kịp thời ứng phó.

d. Nhân tố nhà cung ứng

Hiện tại EVN telecom là nhà cung ứng cáp quang và cột điện chính trong ngành viễn thông. Do vậy khả năng đàm phán giá cả thuê cáp và cột điện của EVN là rất lớn. Bên cạnh đó EVN telecom sử dụng công nghệ CDMA do vậy phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối chủ yếu là do LG, Curitel, Synertek. Hiện nay công ty có hon 20 model với các tính năng hiện đại. Tuy nhiên chủng loại máy vẫn kém phong phú hơn rất nhiều so với GSM do vây đã phần nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của EVN telecom.

2.1.3. Đánh giá cơ hội và nguy cơ của EVN telecom

a. Cơ hội:

Qua việc phân tích môi trường vĩ mô, chúng ta có thể thấy công ty có nhiều cơ hội để mở rộng mạng lưới và phát triển thị phần. Tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng bắt đầu từ năm 2010, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trở lại. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì khi kinh tế tăng trưởng trở lại, thu nhập của người dân sẽ ổn định và tăng nên chi tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ viễn thông cũng sẽ tăng tạo cơ hội phát triển doanh thu cho công ty. Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO cơ chế của chính phủ cũng thông thoáng hơn, cho phép thực hiện mạng di động và các quy định liên kết với nước ngoài cũng thông thoáng hơn để mở rộng quan hệ quốc tế. Trong những năm gần đây, thị trường viễn thông của Việt


Nam có tốc độ trưởng cao và tiềm năng lợi nhuận lớn. Xu hướng sử dụng di động như một công cụ giải trí ngày càng tăng, do vậy ngoài nguồn thu từ dịch vụ di động thông thường, công ty còn hướng tới một phân đoạn thị trường mới đầy tiềm năng là các dịch vụ giá trị gia tăng. Công nghệ mà EVN telecom lựa chọn cũng là một thế mạnh do đây là một công nghệ mới, chất lượng cuộc gọi hoàn hảo và được bảo mật. Đây là những cơ hội mà công ty có thể tận dụng để mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.

b. Nguy cơ, thách thức:

Mức độ cạnh tranh trong ngành viễn thong ngày càng gia tăng. Hiện nay đã có đến 8 nhà mạng cung cấp dịch vụ di động. Đây chính là một mối lo ngại cho EVN do thị trường tiềm năng ngày càng thu hẹp lại mà vẫn còn mối lo ngại với các đối thủ hiện tại cũng như các đối thủ tiềm năng có thể gia nhập trong thời gian tới. Các nhà mạng chạy đua và cạnh tranh bằng giá cước nên giá cước viễn thong ngày càng giảm khiến cho chính các hãng viễn thông chịu thua thiệt về lợi nhuận. Bên cạnh đó, khách hàng luôn quan tâm đến chất lượng hàng nên các nhà mạng, các đối thủ cạnh tranh của EVN không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng dịch vụ, các trạm phát song được thiết lập ngày càng nhiều, phủ sóng rộng khắp toàn quốc, kể cả những vùng sâu, vùng xa. Các nhà mạng cũng nghiên cứu đầu tư nhiều công nghệ mới để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng như công nghệ 3G mới triển khai gần đây. Nếu EVN không theo kịp sẽ bị tụt hậu và mất vị thế cạnh tranh trên thị trường.

2.2. Phân tích các yếu tố bên trong của EVN telecom

2.2.1. Hoạt động tài chính

EVN telecom là doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn và có tốc độc tăng trưởng doanh thu khá nhanh

Bảng 2.2.1 Doanh thu của EVN telecom từ 2007 đếnn 2009

(Đơn vị: tỷ đồng)


STT

Tên danh mục

2007

2008

2009

1

Dịch vụ viễn thông

2.950

3.658

3.980

2

Hoạt động xây lắp

7,511

16,475

10,956

3

Hoạt động khác

6,520

8,654

20

4

Cộng

2.964

3.683

4.011

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hoạch định chiến lược cho công ty viễn thông điện lực EVN Telecom - 7


Trong nhưng năm qua, năng lực tài chính của EVN telecom tiếp tục được củng cố và được hậ thuẫn của tập đoàn điện lực Việt Nam. Các hoạt động đầu tư tài chính bắt đầu phát triển khi công ty tiến hành cổ phần hóa. Việc cổ phần hóa sẽ giúp cho công ty huy động và sử dụng vốn tốt hơn. Công ty đã rà soát toàn bộ nguồn vốn của các năm trước và khối lượng đầu tư thực hiện, xác định rõ nguồn vốn tái đầu tư để sử dụng cho đầu tư phát triển của công ty, đồng thời đưa ra dự báo nguồn vốn bổ sung và kế hoạch đầu tư trước cho từng năm. Nhìn chung, EVN telecom là một doanh nghiệp có nội lực tài chính mạnh mẽ. Đây là một trong những yếu tố tạo nên thế mạnh của công ty, là nền tảng để công ty có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.

2.2.2. Yếu tố nguồn nhân lực

Trong cơ chế thị trường. Nhà nước thông qua Tổng công ty giao cho Công ty tự hạch toán kinh doanh, vì vây công ty vừa phải tiến hành tinh giảm biên chế, vừa phải tuyển dụng thêm lao động. Giảm bớt những người không đáp ứng được nhu cầu công việc, và tuyển dụng thêm những người có đủ trình độ nghiệp vụ khoa học kỹ thuật cao để có thể tiếp thu những tiên tiến và cạnh tranh được trong nền kinh tế cạnh trạnh. Chế độ tuyển dụng của công ty phải luôn luôn đảm bảo được lao động phù hợp cho từng thời kỷ sản xuất, đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô thị trường. Tình hình sử dụng lao động của công ty có thể đánh giá qua một số chỉ tiêu khảo sát sau


Bảng 2.2.2: Số lượng lao động trong mảng viễn thông của ETC năm 2008-200911



Chỉ tiêu

2008

2009

So sánh

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

2009/2008

Tổng số CBCNV

780

100%

804

100%

103,07%

1.Lao động trực tiếp

513

66%

506

63%

98,5%

2. Lao động gián tiếp

267

34%

298

37%

111,6%

Cán bộ quản lý

222


253


114%

NV quản lý

30


25


83.3%

NV phục vụ

15


20


133.3%


Do đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động mà số lượng nhân viên của EVN đã tăng nhanh chóng. Tuy nhiên số lượng nhân viên tại bộ phận gián tiếp là tương đối cao (chiếm 34% số lượng nhân viên). Đến năm 2009 thì bộ phận gián tiếp đã tăng 3% còn bộ phận trực tiếp lại giảm đi. Như vậy sự biến động nhân lực trong bộ phận gián tiếp không những là do tuyển dụng mới mà còn từ lao động trực tiếp được đào tạo, bồi dường, nâng cao trình độ để thuyên chuyển. Đây là động thái tích cực của công ty do chính sách của công ty là tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên có thể khẳng định mình và thăng tiến. Nếu so sánh về số lượng nhân viên, thì công ty chỉ tăng 3,07%. Trong đó cán bộ quản lý tăng 14% và nhân viên quản lý giảm 17%. Như vậy công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên quản lý có thể thăng chức lên trưởng phòng, giám đốc…



11 Nguồn: phòng nhân sự công ty viễn thông điện lực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022