CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1. Khái niệm:
Thuật ngữ “chiến lược” đã có từ rất lâu và bắt nguồn từ nghệ thuật quân sự. Mượn thuật ngữ quân sự, từ “chiến lược” đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế cả ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Theo M.Porter chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ và tấn công. Như vây có thể hiểu
- Chiến lược kinh doanh là kế hoạch về hoạch định và điều khiển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao hàm xác định mục tiêu của chiến lược kinh doanh (3 năm, 5 năm, 10 năm…); quá trình ra quyết định của doanh nghiệp và việc phân tích môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là một sản phẩm kết hợp được những gì môi trường có, những gì mà doanh nghiệp có thể có và những gì mà doanh nghiệp muốn có. Vì vậy, thực chất của chiến lược kinh doanh là phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn.
- Chiến lược kinh doanh là tập hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và các giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và giải quyết nhân tố con người nhằm đưa ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trang thái mới của hoạt động kinh doanh mà cao hon về mặt chất lượng1.
Như vậy chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của chiến lược kinh doanh trong thời kỳ kinh tế phát triển hiện nay. Nếu một doanh nghiệp không có đường hướng và chiến lược cụ thể, doanh nghiệp đó sẽ mất dần vị thế, chỗ đứng, thị phần trên thị trường. Ngược lại nếu một doanh nghiệp có tầm nhìn
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạch định chiến lược cho công ty viễn thông điện lực EVN Telecom - 1
- Mối Quan Hệ Giữa Các Yếu Tố Trong Môi Trường Tác Nghiệp
- Phân Tích Các Yếu Tố Hoạt Động Của Doanh Nghiệp:
- Sơ Đồ Lựa Chọn Chiến Lược Cấp Công Ty
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
1 Theo giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, đại học kinh tế quốc dân, NXBGD 1999
đúng đắn, dự báo chính xác về tương lai hoạt động của mình để từ đó phác thảo và xây dựng đường lối hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ thành công trên thị trường. Một ví dụ điển hình chính là nước Nhật những năm 1945 là một đất nước nghèo nàn không chỉ về kinh tế mà cả về tài nguyên. Nhưng họ đã dự báo trước được sự phát triển của công nghệ và đầu tư đúng lúc, nhanh chóng chớp thời cơ và trở thành cường quốc số 2 trên thế giới.
Tóm lại chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tổ chức phối hợp tối ưu các nguồn lực, đề xuất và thực hiện các quyết định phù hợp với xu thế biến động của môi trường để giành thắng lợi trong cạnh tranh nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn trong kinh doanh.
2. Vai trò của chiến lược kinh doanh
Do chiến lược kinh doanh xác định rõ những mục tiêu cơ bản trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, phát huy và kết hợp tối đa việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nên chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp:
- Xác định rõ mục đích hướng đi của mình, phản ứng nhanh nhạy trước sự thay đổi của môi trường để điều chỉnh kịp thời nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao.
- Nghiệp dự báo được những bất lợi của môi trường cũng như nắm bắt, tận dụng được các cơ hội để tăng trưởng.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực , tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
II. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1. Khái niệm
“Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi
trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay thế”2
- Như vậy hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường đẻ xác lập các mục tiêu chiến lược, các chính sách và giải pháp về kinh doanh của doanh nghiệp, để tổ chức đưa ra các chiến lược, chính sách kinh doanh vào thực hiện trong thực tế để ra quyết định điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chiến lược.
2. Vai trò
Như đã nói ở trên, một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và đạt đươc những mục tiêu của minh thì cần phải có chiến lược kinh doanh cụ thể. Để đạt được điều đó thì công tác hoạch định chiến lược phải được xem trọng hàng đầu. Hoạch định chiến lược tốt đồng nghĩa với việc công ty có được những bước đi cụ thể và đúng đắn. Thực tiễn công ty có thành tích cao phản ành một định hướng chiến lược và nhấn mạnh đến dài hạn nhiều hơn. Như Các công ty đạt thành tích cao về tài chính có khuynh hướng lập kế hoạch hệ thống để chuẩn bị cho những biến động tương lai. Như vậy một trong những lợi ích mà hoạch định chiến lược mang lại chính là lợi ích về tài chính. Bên cạnh đó còn có những lợi ích phi tài chính như việc có lợi nhuận cao sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại, duy trì và kéo dài các mối quan hệ, đồng thời củng cố lòng tin của khách hang, củng cố vị thế của thương hiệu.
III. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1. Xác định mục tiêu chiến lược
1.1. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Yếu tố đầu tiên của Bản tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp là xác định rõ nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nhiệp có thể được xem như một mối liên hệ giữa chức năng xã hội doanh nghiệp với các mục tiêu nhằm đạt được của doanh nghiệp.
2 Giáo trình quản trị chiến lước đại học Kinh tế quốc dân NXB thống kê
sau:
Việc xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp phải đảm bảo một số yêu cầu
- Nhiệm vụ xác định rõ ràng pải được thông báo cho toàn doanh
nghiệp và công chúng bên ngoài
- Nhiệm vụ phải xác định rõ ràng, đúng đắn, hợp lý. Điều đó cho phép tạo ra định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp
- Phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp, tầm nhìn xa và rộng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp không được quá rộng và chung chung. Nếu xác định quá rộng có thể làm mất đi hình ảnh của doanh nghiệp và công chúng khó nhận biết doanh nghiệp. Trái lại, nhiệm vụ cũng không nên xác định quá hẹp. Điều đó có thể đưa doanh nghiêp vào ngõ cụt cho sự phát triển trong tương lai.
1.2. Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Sau khi đã xác định chức năng, nhiệm vụ của mình doanh nghiệp cần có những kế hoạch hành động cụ thể. Và việc trước tiên là phải cụ thể hóa nhiệm vụ thành những mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được. Như vậy có thể nói “Mục tiêu chiến lược là những đích mong muốn đạt tới của doanh nghiệp. Nó là sự cụ thể hóa mục đích của doanh nghiệp vể hướng, quy mô, cơ câu và tiến trình triển khai theo thời gian”3.
Việc xác định rõ mục tiêu chiến lược cũng giúp cho công ty có thể xây dựng được một hệ thống đánh giá kết quả chuẩn, làm thước đo cho những công việc của doanh nghiệp, và giúp công ty điều chỉnh khi cần thiết. Các mục tiêu chiến lược chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thực tế môi trường bên ngoài và các mối quan hệ với chúng, thực tế các nguồn lực của doanh nghiệp, hệ thống các giá trị và mục đích của những người lãnh đạo cao
3 Giáo trình quản trị chiến lược trường đại học kinh tế quốc dân, NXB đại học kinh tế quốc dân 2009
nhất cũng như các chiến lược ma doanh nghiệp đã theo đuổi trong quá khứ và xu hướng phát triển của nó.
Hình 1.2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược4
Do vậy để yêu cầu để xác định mục tiêu chiến lược là:
- Các mục tiêu phải xác định rõ ràng trong từng thời gian tương ứng và phải có các mục tiêu chung cũng như mục tiêu riêng cho từng lĩnh vực hoạt động
- Các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết tương hỗ lẫn nhau. Mục tiêu này không cản trở mục tiêu khác. Kết hợp hài hòa mục tiêu của các cổ đông, của nhà lãnh đạo, của tổ chức công đoàn, của người lao động nói chung.
- Phải xác định rõ thứ tự ưu tiên của các mục tiêu
1.2.2. Phân loại mục tiêu:
Có 2 nhóm mục tiêu cơ bản là mục tiêu tài chính và mục tiêu chiến lược. 2 nhóm mục tiêu đó được chia theo các tiêu chí khác nhau
4 Như trên
- Theo vị trí thứ bậc của mục tiêu: theo cách này thì có mục tiêu hàng đầu và mục tiêu thứ cấp. Với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu hàng đầu cốt yếu chính là lợi nhuận . Các mục tiêu thứ cấp là để cân bằng giữa các hành vi ngắn hạn với các vấn đề dài hạn, thường là: thị phần, đổi mới năng suất , kết quả, công việc, thái độ của nhân viên và trách nhiệm xã hội…
- Theo thời gian: có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Và phải cân đối được 2 loại mục tiêu này.
- Theo các bộ phân, nhóm khác nhau trong doanh nghiệp: gồm mục tiêu của các các cổ đông, mục tiêu của ban giám đốc, mục tiêu của người lao động, muc tiêu của công đoàn…
- Theo các loại chiến lược tương ứng: với loại mục tiêu sẽ được xem xét dưới góc độ là mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, mục tiêu của từng phân đoạn chiến lược hay còn gọi là đơn vị kinh doanh và mục tiêu theo các chức năng (thương mại, sản xuất, tài chính, nhân lực…)
2. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và nội bộ doanh nghiệp
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh là nhằm tìm kiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp. Vì môi trường là toàn bộ những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc quản lý chiến lược tốt phụ thuộc nhiều vào sự am hiểu tường tận các điều kiện môi trường mà doanh nghiệp đang phải đương đầu. Các yếu tố môi trường có một ảnh hưởng sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản lý chiến lược. Chiến lược cuối cùng phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường dự kiến.
Môi trường tổng quát mà doanh nghiệp gặp phải có thể chia thành 3 mức độ: Môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và hoàn cảnh nội bộ. Môi
trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả những ngành kinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Môi trường tác nghiệp được xác định đối với một ngành công nghiệp cụ thể, với tất cả các hãng trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp trong ngành đó. Nhiều khi môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp kết hợp lại với nhau và được gọi là môi trường bên ngoài hoặc môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.
Hình 2: Tác động qua lại của môi trường kinh doanh5
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô:
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm: Nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị xã hội, nhân tố tự nhiên, nhân tố văn hóa xã hội
5 Nguồn: www.tinhvi.com
Hình 3: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô6
a. Môi trường kinh tế:
Thực trạn,g nền kin tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp quan tâm phân tích thường là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
Trước hết là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Một đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa với việc người dân của đất nước đó có mức sống cao và phát triển qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng tạo ra uy tín của quốc gia trên khu vực cũng như trên toàn thế giới. Như vậy cơ hội đầu tư vào các quốc gia này vì thế cũng tăng theo. Điển hình như Trung Quốc, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới với trung bình mỗi năm khoảng 8-10% trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng có mức thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm luôn nằm trong top dẫn đầu trên thế giới. Ngược lại, một đất nước có tốc độ tăng trưởng thấp, nền kinh tế suy thoái, mức sống giảm và từ đó chi tiêu và nhu cầu của người dân cũng giảm theo. Như vậy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng tăng theo
6 Nguồn: giáo trình quản trị chiến lược, nhà xuất bản kinh tế quốc dân 2006