Sơ Đồ Lựa Chọn Chiến Lược Cấp Công Ty


thay đổi theo từng ngành và cơ cấu ngành. Đó có thể là lợi thế bắt nguồn từ quy mô sản xuất, độc quyền về công nghệ, ưu đãi về nguồn vốn, nguyên liệu, mức độ và quy trình kỹ thuật

Tuy nhiên các công ty lựa chọn chiến lược chi phí thấp sẽ có nguy cơ tạo ra cuộc chiến tranh về giá, chất lượng sản phẩm sẽ kém hơn do cắt giảm chi phí sản xuất. Doanh nghiệp phải có vốn lớn để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác cũng áp dụng chiến lược này

3.2.2. Chiến lược khác biệt hóa:

Mục đích của chiến lược khác biệt hóa là để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ mà được người tiêu dùng nhân thức được là độc đáo và công nhận. Khả năng của một công ty khác biệt hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà đối thủ cạnh tranh không bắt chước được, nghĩa là nó có thể đặt giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh và so với trung bình ngành. Khả năng tăng doanh thu bằng cách đặt giá cao cho phép doanh nghiệp hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình và nhận được lợi nhuận cùng sự tín nhiệm của khách hàng nhiều hơn.

Doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm chia thị trường thành nhiều đoạn Công ty cung ứng sản phẩm thiết kế dành riêng cho mỗi đoạn và trở thành nhà khác biệt hóa rộng lớn. sự khác biệt hóa sản phẩm là cơ sở cho sự đổi mới và khả năng công nghệ phụ thuộc vào chức năng nghiên cứu và phát triển.

Các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa còn tạo ra được rào cản gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn do khách hàng đã trung thành với sản phẩm của mình. Đồng thời cũng làm giảm quyền lực đàm phán giá của khách hàng, thoát khỏi cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, công ty sẽ phải đầu tư một khoản chi phí lớn cho khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm và trình độ kỹ thuật.


3.2.3. Chiến lược trọng tâm:

Khác với hai chiến lược trên , chiến lược trong tâm chủ yếu định hướng phục vụ nhu cầu của một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hoặc đoạn thị trường nhất định. Công ty theo đuổi chiến lược trọng tâm hóa chú trọng vào việc phục vụ một đoạn thị trường cụ thể, đoạn đó có thể được xác định theo tiêu thức địa lý, loại khách hàng, hoặc một nhánh của dòng sản phẩm. Một khi đã chọn được đoạn thị trường công ty có thể theo đuổi chiến lược tập trung thông qua hoặc khác biệt hóa sản phẩm hoặc chi phí thấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Công ty theo đuổi chiến lược này có thể tránh đối đầu với các doanh nghiệp lớn, tạo ra được sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình bởi doanh nghiệp tập trung toàn bộ nguồn lực tìm hàng hóa và đáp ứng nhu cầu tốt nhất của khách hàng. Tuy nhiên, công ty cũng phải đối đầu với nguy cơ khi tiềm năng tăng trưởng của thị trường không lớn, và đặc biệt khi có sự thay đổi về công nghệ, công ty sẽ mất lượng khách hàng trong thị trường mục tiêu

3.3. Lựa chọn chiến lược:

Hoạch định chiến lược cho công ty viễn thông điện lực EVN Telecom - 5

3.3.1. Chiến lược cấp công ty:

Chiến lược cấp công ty là những chiến lược mang tính định hướng cho mọi hoạt động và hướng đi của doanh nghiệp. Chiến lược cấp công ty phải đảm bảo giải quyết các vấn đề:

- Chọn lựa ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp nên tham gia hoặc sẽ tham gia

- Xác định cách thực mà công ty sẽ tiến hành hoạt động và vai trò của mỗi đơn vị kinh doanh trong công ty trong việc theo đuổi cách thức hoạt động đó

- Nâng cao kết quả các hoạt động kinh doanh riêng biệt

- Hướng đến việc đa dạng hóa hoạt động


- Tạo ra sự công hưởng giữa các hoạt động kinh doanh

- Xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư và phân bổ nguồn lực của công ty giữa các hoạt động kinh doanh khác nhau.


Hình 3.3.1: Sơ đồ lựa chọn chiến lược cấp công ty

Chiến lược phát triển: là chiến lược nhằm tìm kiếm những cách thức để làm tăng mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm việc tăng cường những biện pháp gia tăng về mặt số lượng như doanh số bán hàng, số lượng nhân viên và thị phần. Có 3 hình thức chiến lược phát triển: hội nhập dọc, đa dạng hóa và tăng trưởng tập trung

- Chiến lược hội nhập dọc: là việc doanh nghiệp tự đảm bảo các yếu tố đầu vào hoặc đảm bảo khâu tiêu thụ các sản phẩm đầu ra nhằm củng cố và duy trì lợi thế cạnh tranh của hoạt động chính. Có 2 hình thức hội nhập:

+ Hội nhập dọc xuôi chiêu: là doanh nghiệp tự bảo đảm việc phân phối các sản phẩm từ hoạt động SXKD

+ Hội nhập dọc ngược chiều: DN tự đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động SXKD của mình


Chiến lược hội nhập dọc giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô và kiểm soát được chất lượng tốt hơn, đảm bảo tính bảo mật trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải chịu một mức đầu tư lớn và gặp khó khăn trong công tác quản lý

- Chiến lược đa dạng hóa: là việc doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực hoạt động sang các lĩnh vực hoạt động mới. Có 2 hình thức đa dạng hóa là đa dạng hóa có liên kết và đa dạng hóa không liên kết

+ Đa đạng hóa có liên kết: DN mở rộng sang các lĩnh vực hoạt động mới nhưng các lĩnh vực hoạt động mới này vẫn liên quan đến hoạt động chính về một số khâu như sản xuất, marketing, phân phối…

+ Đa dạng hóa không liên kết: là doanh nghiệp mở rộng sang các lĩnh vực hoạt động mới không liên hệ gì với các hoạc động chính của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa có thể phân tán được rủi ro và khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô, sử dụng các nguồn lực dư thừa và đạt mục tiêu tăng trường cao. Tuy nhiên, chiến lược đa dạng hóa khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý và điều hành các hoạt động không đồng nhất, phân tán nguồn lực và không xác định được đâu là lĩnh vực kinh doanh chính của mình

- Chiến lược tăng trưởng tập trung: tập trung khai thác thị trường cũ hoặc thâm nhập vào thị trường mới bằng chính sản phẩm và dịch vụ sẵn có của mình.

Chiến lược ổn định

- DN không có những thay đổi đáng kể trong hoạt động:DN sẽ tiếp tục những gì đã và đang làm và cho rằng không có lý do gì phải thay đổi

- DN theo đuổi chiến lược ổn định khi họ cho rằng hoạt độn của công ty là thỏa đáng và môi trường có vẻ ổn định và không thay đổi

Chiến lược suy giảm


- Chiến lược suy giảm: là chiến lược nhằm mục đích giảm quy mô hoặc mức độ đa dạng các hoạt động của DN

- DN theo đuổi chiến lược suy giảm khi có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hay có sự thay đổi về quy định đã ảnh hưởng đến hoạt động,buộc DN tốt hơn nên tập trung vào những hoạt động chính.

- Khi DN gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh,chiến lược suy giảm giúp cho DN ổn định hoạt động ,củng cố các nguồn lực và năng lực sản xuất,sẵn sàng để tiếp tục cạnh tranh

3.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược SBU (Strategy Business Unit):Với những doanh nghiệp chuyên nghành hẹp thì có thể nhập chung chiến lược công ty và chiến lược SBU.Nhưng với doanh nghiệp hoạt động rộng thì đây là 2 loại chiến lược khác nhau.Trước đây,người ta xem SBU là chiến lược về các sản phẩm hoặc dãy sản phẩm gần nhau.Quan điểm SBU là chiến lược về thị trường đặc thù hoặc thị trường mục tiêu và nó gắn liền với thị trường và đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp‌‌

CHƯƠNG II: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC


I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC

1. Quá trình hình thành và phát triển của ETC

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực được thành lập theo quyết định số 380 NL/TCCB-LDD ngày 7/8/1995 của Bộ năng lượng (nay thuộc Bộ công nghiệp) thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế Electric Telecommunication Company (ETC). Trụ sở đặt tại: 30A Phạm Hồng Thái - Ba Đình - Hà nội - Việt nam.

Điện thoại: + (84 4) 2100 526,


Fax +(84 4) 228 68 68

Tên giao dịch Quốc tế: EVNTelecom

Năm 1990 Bộ năng lượng ra quyết định thành lập Trung tâm thông tin - Công ty điện lực I - Bộ năng lượng. Khi mới thành lập, Trung tâm thông tin có 118 người. Trung tâm có nhiệm vụ: quản lý vận hành mạng viễn thông điện lực phục vụ điều hành hệ thống điện khu vực phía Bắc, các sở điện, các trạm điện 110kv, 220kv khu vực miền Bắc.

Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta có sự thay đổi cơ bản, việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế thị trường. Điều đó đã tạo ra cho các doanh nghiệp nói chung và Trung tâm thông tin nói riêng có những thuận lợi và cả những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong khâu quản lý vận hành do thiết bị đã quá cũ nên thường xuyên mất liên lạc và kém hiệu quả.

Với mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, nước ta phải có một hệ thống điện nối liền Nam- Bắc để hoà mạng lưới điện quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ đã quyết định xây dựng đường dây tải điện xuyên Việt và hoàn thành đóng điện vào ngày 1/4/1994. Chính phủ đã giao cho Bộ năng lượng thực hiện nhiệm vụ này. Trung tâm thông tin đã được Bộ năng lượng giao cho nhiệm vụ thi công xây lắp mạng lưới thông tin đường dây 500KV Bắc - Nam. Đến ngày 08/7/1995 Trung tâm phát triển thành Công ty Thông tin

Viễn thông Điện lực theo quyết định số 380 NL/TCCB-LDD của Bộ năng lượng.Trong đó :

Vốn cố định : 15.573.068.234 đồng. Vốn lưu động: 800.000.000 đồng.

Năm 1998, Công ty tiếp nhận 2 xí nghiệp đó là Xí nghiệp Sứ thuỷ tinh cách điện và Xí nghiệp vật liệu cách điện. Khi tiếp nhận 2 xí nghiệp đều trong tình trạng rất khó khăn do công nghệ lạc hậu, chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên sản phẩm không tiêu thụ được, đa số CBCNV phải nghỉ


không lương. Với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV, Công ty đã đầu tư cho xí nghiệp Sứ thuỷ tinh cách điện 1 dây chuyền sản xuất hộp công tơ compozit và nâng cấp thiết bị dây chuyền sản xuất sứ cách điện. Đối với xí nghiệp vật liệu cách điện được đầu tư dây chuyền sản xuất hộp công tơ và dây chuyền sản xuất vật liệu cách điện (ủng, găng tay cách điện …). Từ khi được trang bị dây chuyền mới, sản phẩm của 2 xí nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường, CBCNV có đủ việc làm đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện, lợi nhuận tăng.

Năm 2001, trước đòi hỏi của thị trường viễn thông trong nước, hội nhập quốc tế về viễn thông, Chính phủ đã cho phép Công ty thông tin viễn thông điện lực tham gia Cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng. Do phải triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng với khối lượng công việc rất lớn. Vì vậy, tháng 7/2002 được sự đồng ý của Tổng công ty, Công ty đã chuyển giao Xí nghiệp Sứ thuỷ tinh cách điện và Xí nghiệp vật liệu cách điện cho Công ty Điện lực 1 quản lý để tập trung nhân lực vật lực cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho kinh doanh viễn thông công cộng.

Đến nay EVN Telecom quản lý 2 hệ thống đường trục Bắc – Nam chạy song song đồng thời trên đường day tải điện 500kV mạch 1 và mạch 2. Trong thời gian tới công ty EVN Telecom sẽ đưa hệ thống đường trục Bắc – Nam thứ 3 vào hoạt động.

Năm 2003 EVN Telecom đã xây dựng thành công và đưa vào vận hành cổng Quốc tế đầu tiên dặt tại Ba la (Hà đông – Hà tây). Năm 2004 EVN Telecom đưa vào vận hành cổng Quốc tế thứ hai tại Móng Cái thông qua hệ thống cáp quang trên đường dây điện lực dung lượnglớn hơn 5Gbps.

Đầu năm 2005 EVN Telecom tiếp tục đưa cổng Quốc tế thứ 3 sử dụng cáp quang trên đường dây điện lực tại Lạng Sơn vào vận hành. Hiện nay EVN


Telecom đã có ba cổng Quốc tế hoạt động khai thác với độ an toàn cao, đảm bảo chất lượng và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo thế chủ độngcung cấp dịch vụ cho khách hàng, hạn chế tối đa các thiệt hại khi có sự cố.

Mạng cáp quang liên tỉnh và nội hạt đã và đang được phát triển nhanh trên các đường dây tải điện . Với cơ sở hạ tầng viễn thông hoàn chỉnh và rộng khắp trên cả nước, EVN Telecom có lợi thế rất lớn trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước và Quốc tế với chất lượng cao. EVN Telecom đã thu hút được nhiều khách hàng lớn trong và ngoài nước sử dụng dịch vụ thuê kênh riêng của EVN Telecom như : các công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông, ngân hàng và các Bộ, Ngành… EVN Telecom đã nghiên cứu và đưa ra thị trường mạng thế hệ mới (NGN) là mạng cho phép hỗ trợ mọi phương thức tuyền thông tin như âm thanh, dữ liệu, hình ảnh và đảm bảo cung cấp mọi dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. ưu điểm lớn nhất của mạng này là cho phép triển khai các dịch vụ một cách nhanh chóng, đa dạng, truy xuất toàn cầu và đáp ứng được sự hội tụ giữa các nguồn thông tin (thoại, truyền dữ liệu và Internet…) với giá thành thấp. Đồng thời, EVN Telecom tung ra thị trường mạng thông tin di động sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA 2000 – 1X, tần số 450MHz, hỗ trợ EVDO và tiến tới cung cấp dịch vụ 3G là điểm nổi trội so với các nhà cung cấp viễn thông khác.

Với chính sách giá cước hấp dẫn và phù hợp, mạng thông tin này sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các khách hàng có thu nhập không cao

Với thế mạnh về cơ sở hạ tầng, năm 2005 EVN Telecom cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng qua mạng cáp truyền hình dựa trên sự hợp tác chặt chẽ với Đài truyền hình Việt nam. Ngoài ra EVN Telecom còn cung cấp Internet băng thông rộng ADSL, kênh Internet dùng riêng… Đặc biệt EVN

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí