trong ngành điện lực viễn thông cũng vậy tuy đối thủ cạnh tranh không nhiều nhưng họ đều là những công ty có tiềm lực mạnh chỉ cần Công ty không tập trung và có những chiến lược có hiệu quả thì các công ty khác sẽ nhanh chóng tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thị trường. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh không chỉ để đề phòng mà cần phải nghiên cứu cả những mắt tích cực của họ để học hỏi.
Để thực hiện được giải pháp này Công ty phải có một đội ngũ lao động có năng lực, chuyên môn về phân tích và đánh giá thị trường cũng như các hoạt động maketing khác. Cần tuyển mộ những cán bộ giỏi và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ maketing hiện tại của Công ty.
1.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm rằng công tác điều tra nghiên cứu khả năng tiêu thụ luôn phải đặt ra ngay từ trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên thực chất một số nội dung gắn với hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trí trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ có tính chất quyết định đế hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, một chiến lược tương đối phù hợp với quá trình phát triển và thể hiện đầy đủ các tính chất động và tấn công sẽ là cơ sở đảm bảo cho mốt chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh. Như vậy chiến lược về tiêu thụ sản phẩm có tính chất quyết định đến chính sách chiến lược chung của toàn Công ty, chiến lược về tiêu thụ sản phẩm quyết định cho khả năng tiêu thụ của Công ty do đó là cơ sở để hoạch định chiến lược kinh doanh chung.
Muốn chiến lược kinh doanh chung cho toàn Công ty có hiệu quả thì trước hết phải làm tốt chiến lược về tiêu thụ sản phẩm, tức là cần có một kế hoạch rõ ràng để từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định khách kế hoạch chung. Kế hoạch tiêu thụ rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho hàng loạt các kế hoạch khác như kế hoạch về lao động, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, ...
Để chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao, có hiệu quả cao thì nhất thiết việc hoạch định chiến lược nói chung phải dựa trên cơ sở là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong thời gian thích hợp, vì vậy nhất thiết Công ty cần phải đẩy mạnh và tập chung lập kế hoạch tiêu thụ cho tốt, càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.
Với điều kiện thực tế hiện nay, thị trường biến động không ngừng thì việc lập một kế hoạch tiêu thụ trong dài hạn là việc làm không phải đơn giản. Tuy nhiên đó lại là việc làm rất cần thiết. Ít nhất thì Công ty cũng cần phải có kế hoạch sơ bộ về tiêu thụ trong 5 năm càng cụ thể càng tốt, tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch tiêu thụ dễ dàng. Nhưng muốn có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tốt thì công tác nghiên cứu thị trường cần phải chính xác và cụ thể. Vậy để có được chiến lược kinh doanh tốt thì nó đòi hỏi cả một quá trình từ nghiên cứu thị trường đến việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và sau đó là đến bản thân quá trình lập ra chiến chiến lược kinh doanh cũng là một vấn đề rất phức tạp mà thực tế hiện nay ở Công ty cho thấy mặc dù Công ty đã áp dụng nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược kinh doanh của nhưng những chiến lược đó là không giống nhau trong từng thời kỳ và quan trọng hơn là kinh tế thị trường biến động không ngừng nó không cho phép các doanh nghiệp chỉ biết đứng yên không chịu thay đổi và phát triển theo sự thay đổi và sự phát triển của cơ chế thị trường.
1.3. Tìm kiếm các đối tác chiến lược để hợp tác:
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Lao Động Trong Mảng Viễn Thông Của Etc Năm 2008-2009 11
- Mệnh Giá Thẻ, Thời Gian Gọi Và Thời Hạn Chờ Nạp Thẻ Của E-Mobile Trả Trước Thông Thường 13
- Định Hướng Phát Triển Của Evn Telecom Và Các Xu Hướng Trong Môi Trường Quốc Tế Ảnh Hưởng
- Hoạch định chiến lược cho công ty viễn thông điện lực EVN Telecom - 11
- Hoạch định chiến lược cho công ty viễn thông điện lực EVN Telecom - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Chiến lược trong những năm tới của EVN telecom chính là liên minh chiến lược, hội nhập và phát triển. Do vậy việc tìm đối tác chiến lược là ưu tiên hàng đầu. Công ty cần thiết lập các chỉ tiêu hợp lý để tìm đối tác. Đối tác chiến lược phải là người cố gắng cải thiện cải thiện năng lực và vị trí cạnh tranh của công ty, đóng góp thêm cho công ty bằng công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, khả năng tiếp cận với công nghệ mới và thị trường mới…Công ty cũng không nên có quá nhiều đối tác chiến lược vì như vậy cũng có nghĩa
là công ty theo đuổi nhiều chiến lược trong cùng một thời điểm. Việc này làm cho nguồn lực của công ty bị dàn trải quá mỏng và có thể sẽ dẫn tới không thành công trong việc theo đuổi các chiến lược đó. Do vậy công ty cũng không nên đa dạng hóa các ngành nghề mà chỉ nên tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình.
1.4. Không ngừng củng cố và nâng cao công tác thực hiện chiến lược kinh doanh
Quá trình quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn, trong đó tổ chức thực hiện chiến lược là một giai đoạn có vị trí rất quan trọng. Việc xây dựng chiến lược tốt chưa phải đã thành công. Thực hiện chiến lược luôn khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với xây dựng một chiến lược. Bởi lẽ, việc thực hiện chiến lược có ảnh hưởng toàn bộ đến cơ cấu tổ chức của Công ty từ trên xuống dưới, nó tác động đến cả lĩnh vực kinh doanh và các phòng ban khác của Công ty.
1.4.1. Xây dựng nội dung chủ yếu của quá trình thực hiện chiến lược
Để việc thực hiện chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả Công ty nên xây dựng một quá trình cụ thể để thực hiện chiến lược. Công ty có thể xây dựng theo nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất: Thiết lập các mục tiêu và phương án kinh doanh ngắn
hạn.
- Thứ hai: Thực hiện các công tác quản trị trong quá trình thực hiện
chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
- Thứ ba: Thực hiện các chức năng và chính sách trong thực thi chiến
lược.
Thực hiện chiến lược là giai đoạn gồm nhiều nội dung phức tạp. Vì vậy
việc điều chỉnh tổ chức, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện chiến lược là những vấn đề phải được thiết lập rõ ràng.
1.4.2. Xây dựng các chính sách để thực hiện chiến lược
Chính sách của Công ty là các công cụ chủ yếu quan trọng nhất để nhằm thực hiện chiến lược. Trong thực hiện chiến lược, các chính sách được hiểu theo nghĩa rộng, đó là nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp, quy tắc chỉ đạo và công việc hỗ trợ thúc đẩy công việc. Để thực hiện thành công, Công ty cần thiết lập được các chính sách nhằm mục đích:
- Hướng dẫn phân công trách nhiệm giữa các bộ phận và các quản trị viên trong quá trình thực hiện chiến lược.
- Xác định giới hạn, phạm vi và cơ chế bắt buộc cho các hoạt động.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược theo các mục tiêu chiến lược và chiến thuật nhất định.
- Ngoài ra, Công ty nên xây dựng chiến lược chung, có tầm bao quát như maketing, chính sách nghiên cứu và phát triển, chính sách đối với người lao động
1.4.3. Tăng cường công tác đánh giá điều chỉnh chiến lược kinh doanh và
phát triển doanh nghiệp:
Kiểm tra đánh giá chiến lược có vai trò rất quan trọng. Nó là cách kiểm tra tốt nhất đối với các bước khác, không ai dám khẳng định rằng những kế hoạch lập ra hay các bước tiến hành là không có sai sót. Để biết được điều này Công ty có thể thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể là phát huy những thế mạnh và những thành công và cũng có thể là sửa chữa những sai lầm thiếu sót.
Việc kiểm tra đánh giá không phải là chờ cho đến khi nào có kết quả cuối cùng mới kiểm tra đánh giá mà phải có kế hoạch ngay từ đầu, tức là làm đến đâu kiểm tra ngay đến đấy, có như vậy Công ty mới có thể có đủ thời gian để sửa chữa và phát hiện ra lỗi sớm sẽ hạn chế được thiết hại về kinh tế, đây là điều đương nhiên. Tiến hành đến đâu kiểm tra và sửa chữa sai lầm ngay đến đó nhưng Công ty cần chú ý để sao cho công tác kiểm tra không làm
ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công của kế hoạch sản xuất cũng như các tiến độ khác.
2. Những biện pháp cụ thể
2.1. Những mục tiêu của Công ty trong việc phát triển mạng thông tin di động
- Mở ra một con đường thông thoáng tới tương lai - về lâu dài các nhà đầu tư sẽ tập trung quan tâm nhiều vào khả năng thu lợi nhuận của Công ty
- Tăng thị phần trên lượng thuê bao tăng thêm- khi mà Công ty có khả năng đầu tư thêm, hoặc có doanh thu đủ để tái đầu tư, số thuê bao trong mạng sẽ tăng và làm tăng lợi nhuận.
- Tăng doanh thu trên mỗi người sử dụng - Doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao (ARPU) của dịch vụ thoại tại Việt Nam tương đối cao, nhưng có khả năng giảm nhanh. Việc sử dụng nhiều hơn các loại hình dịch vụ hiện có sẽ hạn chế xu hướng giảm này.
- Hạn chế việc thuê bao đổi nhà khai thác - Công ty hiện chưa có cơ sở khách hàng và sẽ phải thu hút khách hàng của các mạng thông tin khác thuộc nhóm thuê bao ở mức độ sử dụng trung bình và cao. Khi những khách hàng này lựa chọn dịch vụ của Công ty thì việc giữ họ liên tục dùng dịch vụ của mình là rất quan trọng. Nếu chỉ chú trọng vào số thuê bao tăng thêm của những phân đoạn thị trường này thôi thì không đủ, vì chỉ tiêu này chỉ quan trọng với phân đoạn thị trường ở mức sử dụng ít.
- Tăng cường hình ảnh Công ty - Một ấn tượng mạnh về Công ty sẽ là một trong những sự khác biệt quan trọng đối với các Công ty cạnh tranh khác.
- Phát triển dòng doanh thu mới - khi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì sẽ có chịu một áp lực lớn buộc giảm giá đến mức thấp nhất. Để
đối phó với điều này, có thể đưa ra khai thác các dịch vụ tạo doanh thu mới, ví dụ như internet di động.
- Xác định vị trí cuả Công ty trong thế giới viễn thông mới - để giành được vị trí tốt trong thị trường này Công ty phải cạnh tranh với các công ty cạnh tranh tiềm năng khác trong chính sân chơi riêng của họ.
2.2. Hình ảnh và vị trí của công ty
Công ty cần xây dựng cho mình một hình ảnh đáng tin cậy, dễ hiểu và là sự lựa chọn thuận lợi về dịch vụ thông tin di động của khách hàng. Do sự kết hợp giữa độ tin cậy, khuynh hướng vì khách hàng và vùng phủ sóng rộng không phải là cái mà các nhà khai thác dịch vụ hiện nay có, Công ty có thể lợi dụng được điểm yếu này.
Đối với một khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông các nhân tố quan trọng nhất là vùng phủ sóng rộng, chất lượng đàm thoại tốt, hầu như không có các cuộc gọi bị rớt hay bị chặn và tất nhiên là giá cả cạnh tranh. Người sử dụng phải dễ dàng thực hiện được các cuộc gọi ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào mà người đó muốn.
Các nhân tố quan trọng khác mà một nhà khai thác cần phải xem xét là dịch vụ khách hàng và việc lựa chọn các sản phẩm đầu cuối phù hợp với việc hoà mạng.
Để đứng vững trong phân đoạn thị trường có mức sử dụng cao cần phải tấn công vào điểm yếu đối thủ cạnh tranh. Để giữ được khách hàng cần phải tạo hình ảnh về một công ty đổi mới, sáng chế liên tục. Vì phân đoạn thị trường ở mức sử dụng ít là phân đoạn lớn nhất, nên ở đây cung cấp dịch vụ có tính cạnh tranh là điểm cốt yếu nhất.
Với nhà khai thác điều này nghĩa là cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao có sử dụng các tham số đã nêu ở trên, phân phối rộng rãi thông qua những đại lý độc lập hoặc thông qua chính cửa hàng của Công ty, quảng cáo trên các ấn phẩm phù hợp ...
Các dịch vụ khi được các Công ty đưa ra khai thác thì thường cùng một mức giá, nhưng nếu công ty nào tạo được vị thế đáng tin cậy hơn và gần gũi với khách hàng hơn thì dịch vụ của công ty sẽ có tính cạnh tranh hơn, xứng đáng với số tiền mà khách hàng trả hơn.
Trong tương lai để cạnh tranh, các công ty có thể giảm giá xuống, giá đó có thể sẽ thấp hơn giá của Công ty. Nhưng với chiến lược lâu dài thì công việc kinh doanh của Công ty sẽ thành công bằng việc đưa ra các dịch vụ tin cậy, có chất lượng cao.Công ty nên đặt mục tiêu vào các phân đoạn thị trường rộng bởi thị trường còn đang trong thời kỳ sơ khai. Công ty nên tiếp cận thị trường một cách năng động để trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong hầu hết các phân đoạn thị trường bằng cách kết hợp giữa giành giật, phát triển thị trường và dùng cách tiếp cận „tôi cũng vậy‟. Cách tiếp cận „tôi cũng vậy‟ nghĩa là các thuê bao mới đang ký dịch vụ vì bạn bè, người thân đã đăng ký sử dụng rồi. Ý nghĩa của việc có sở hữu một máy di động tăng lên khi mà nhiều người khác cũng đã có máy di động. Điều này là một động lực kích thích tăng trưởng.
Công ty cần tập trung vào hình ảnh tên hiệu và giá trị của công ty. Giới thiệu các dịch vụ và các ứng dụng mới cùng lúc hoặc thậm chí là trước thời gian với các đối thủ cạnh tranh.
2.3. Tăng cường các biện pháp marketing
Như đã phân tích trong chương 2, hoạt động marketing của công ty hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, do vậy một trong những chính sách mà công ty cần chú trọng trong năm tới chính là hoạt động marketing. Để giải quyết vấn đề này EVN telecom cần phải đầu tự thực hiện kết hợp các chiến lược cạnh tranh cũng như hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm chất lượng dịch vụ và giữ chữ tín với khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa lợi thế của mình và giảm thiểu các sai sót. Công ty phải không ngừng đảy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp thị nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ mới:
- Tăng cường công tác quảng cáo các dịch vụ trên các phương tiên thông tin đại chúng nhằm gây dựng một ý niệm, một hình ảnh nhãn hiệu của công ty trong trí nhớ của khách hàng, thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tổ chức các hoạt động khuếch trương như tham gia tài trợ cho các chương trình lớn
- Tổ chức chiến dịch khuyến mại mang tính đột phá trên thị trường, tuy nhiên các chiến lược này không nên dàn trải mà phải tổ chức có trọng tâm, có mục đích và mục tiêu rõ ràng. Kết quả của việc tổ chức các chiến dịch này phải được thể hiện ở tăng doanh số bán hàng.
2.3.1. Giải pháp về kênh phân phối
Sử dụng hiệu quả kênh phân phối hiện tại và thiết lập hệ thống điểm bán hàng của chính mình hoặc điểm bán đặc quyền nhằm tạo ra hình ảnh tốt về công ty. Phân phối ở diện rộng cũng rất quan trọng, nhất thiết không được để sự mâu thuẫn về thông tin giữa Công ty và các đại lý làm ảnh hưởng tới các khách hàng chiến lược của công ty.
Thay vì việc để khách hàng tự tìm kiếm dịch vụ của công ty, Công ty nên tiếp cận khách hàng càng gần càng tốt. Việc thiết lập một hệ thống phân phối ở diện rộng sẽ đảm nhiệm được việc tiếp cận khách hàng. Công ty cần hướng tới trở thành một công ty dẫn đầu trong thị trường và rất cần một hệ thống phân phối dịch vụ tốt. Các cửa hàng của Công ty hoạt động với chức năng tăng cường hình ảnh của công ty, nhưng bên cạnh đó còn đảm nhiệm công việc bán hàng và là nơi cung cấp các dịch vụ khách hàng trực tiếp.
Tại Việt Nam, Công ty có thể tận dụng các hệ thống phân phối đã được thiết lập sẵn. Hiện đã có khá nhiều điểm bán điện thoại di động. Đây cũng là một cơ hội rất tốt cho Công ty bởi có thể có được thuê bao thông qua chính những kênh phân phối này. Các đại lý sẽ được hưởng một khoản hoa hồng trên mỗi số thuê bao bán được.
2.3.2. Quảng cáo và khuyến mại