trả hoa hồng cao cho các đại lý, nâng cao hiệu quả năng lực quản lý, phân định chức năng từng bộ phận (S1, S3, S4, T1, T3) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Trong Một Vài Năm Gần Đây:
- Số Lượng Lao Động Trong Mảng Viễn Thông Của Etc Năm 2008-2009 11
- Mệnh Giá Thẻ, Thời Gian Gọi Và Thời Hạn Chờ Nạp Thẻ Của E-Mobile Trả Trước Thông Thường 13
- Tìm Kiếm Các Đối Tác Chiến Lược Để Hợp Tác:
- Hoạch định chiến lược cho công ty viễn thông điện lực EVN Telecom - 11
- Hoạch định chiến lược cho công ty viễn thông điện lực EVN Telecom - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Qua phân tích ma trận SWOT, kết hợp với mục tiêu đã xác định, có thể đề xuất 3 phương án chiến lược kinh doanh sau đây:
- Phương án 1: Chiến lược phát triển mạng di động với nhiều tính năng ưu việt, tốc độ truy cập nhanh, không nghẽn mạch. Đảm bảo tỉ lệ rơi rớt cuộc gọi là thấp nhất 2 %, mạng phủ sóng tập trung ở thành phố thị xã, thị trấn, nơi có đông dân cư và khách hàng mục tiêu là những đối tượng có mức thu nhập trung bình.
- Phương án 2: Chiến lược phát triển mạng phủ sóng ở tất cả 61 tỉnh thành phố và tập trung vào những đối tượng trẻ tuổi.
- Phương án 3: Phát triển thêm nhiều tính năng mới trội hơn đối thủ cạnh tranh, với việc đầu tư nhiều vào công nghệ và thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi rộng lớn, khách hàng mục tiêu là những đối tượng có mức thu nhập cao.
Sau khi xem xét nội dung và ưu điểm của từng phương án chiến lược kinh doanh đã nêu, qua phân tích có thể phần nào nhận định phương án 1 có nhiều khả năng thành công hơn phương án 2 và phương án 3.
2. Lựa chọn chiến lược
Qua phân tích SWOT chúng ta có thể thấy mặc dù EVN telecom có những lợi thế nhất định về tài chính về công nghệ, tuy nhiên công ty vẫn tồn tại nhiều điểm yếu về phát triển sản phẩm, hoạt động quảng cáo marketing và chăm sóc khách hàng. Nhưng do thị trường viễn thông Việt Nam có tiềm
năng tăng trưởng lớn nên có nhiều cơ hội phát triển. Do vậy lựa chọn chiến lược của EVN telecom lúc này là hợp tác, liên minh chiến lược, hội nhập và phát triển. Công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa trong năm tới nên công ty cũng tìm kiếm các đối tác nước ngoài làm đối tác chiến lược của mình. Như vậy công ty có thể học hỏi được kinh nghiệm về quản lý và công nghệ của các đối tác nước ngoài này.
a. Hợp tác về công nghệ:
Công nghệ đóng vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của các hãng viễn thông. Do vậy các hãng viễn thông cần phải đi tắt đón đầu đưa ra các công nghệ mới nhất để có thể phục vụ khách hàng và cạnh tranh được trên thị trường. EVN tuy sử dụng công nghệ CDMA tiên tiến nhưng công nghệ này chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nên khi đầu tư và kinh doanh một dịch vụ mới EVN telecom sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để xây dựng công nghệ và cơ sở hạ tầng cho dịch vụ mới đó. Hơn nữa, EVN telecom cũng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và xây dựng một dịch vụ mới. Do vậy công ty cần phải liên kết với các hãng khác vừa để tránh cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian. Hiện tại công nghệ mới 3G đang được các hãng di động triển khai thực hiện sẽ là một trong công nghệ trở nên phổ biến trong tương lai. EVN đã hợp tác cùng nhau xây dựng cơ sở hạ tầng 3G để tiết kiệm thời gian và chi phí và có thêm nguồn lực để cạnh tranh trực tiếp với 3 đại gia trên thị trường. Trong tương lai, công ty cần tìm nhiều đối tác chiến lược để hợp tác cùng nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới.
b. Hợp tác về cơ sở hạ tầng:
Mục tiêu năm tới của EVN telecom là nâng tổng số trạm thu phát sóng từ 3000 trạm lên 8000 trạm để có thể nhanh chóng thúc đẩy việc đưa mạng 3G vào thực hiện. Đây quả là một con số không nhỏ nếu EVN telecom tự thực
hiện xây dựng. Vậy nên, chiến lược dùng chung cơ sở hạ tầng nên được xem xét và áp dụng. Việc xây dựng hệ thống cáp quang cũng cần có sự hợp tác giữa các hãng viễn thông. Trước đây EVN telecom và Viettel và VNPT cũng đã áp dụng chiến lược tương tự để xây dựng hệ thống cáp quang phủ khắp toàn quốc. Theo phân tích của các chuyên gia, khi xây dựng tuyến cáp quang thì số tiền đầu tư cho cáp quang chỉ chiếm khoảng 10%, còn tiền xây lắp thì chiếm đến hơn 80%. Như vậy nếu doanh nghiệp đầu tư tăng gấp đôi dung lượng truyền dẫn thì giá thành chỉ tăng khoảng trên 10%. Vì vậy khi doanh nghiệp chia nhau đầu tư mạng truyền dẫn 110% thì sẽ được 200%. Điều này giúp cho 2 doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giá thành sản phẩm hạ, có khả năng cạnh tranh nhiều hơn. EVN telecom cũng có thể kiếm được doanh thu nếu cho thuê cơ sở hạ tầng, mạng cáp quang và hệ thống cột điện rộng khắp. Như vậy, có thể nói xúc tiến hợp tác sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi ích.
c. Chia sẻ khách hàng:
Ngoài dịch vụ viễn thông, EVN telecom còn một mảng kinh doanh khác cũng cần đầu tư, đó chính là mạng internet. Công ty nên hợp tác với các công ty máy tính để có thể tiếp cận lượng khách hàng IT rất lớn của các công ty này. Điển hình như việc hợp tác giữa EVN telecom và CMC. EVN đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng truyền dẫn cho CMC telecom và EVN telecom sẽ được tạo điều kiện với hệ thống khách hàng của CMC để cung cấp các dịch vụ kết nối.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA EVN TELECOM VÀ CÁC XU HƯỚNG TRONG MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG
1. Định hướng phát triển:
- Về định hướng phát triển dịch vụ: phát triển nhanh, đa dạng hóa các dịch vụ viễn thông trên cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin quốc gia tiên tiến, hiện đại đã được xây dưng, đáp ứng nhu cầu thông tin với giá cả phù hợp
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ pải đi đôi với các biện pháp nâng cao năng suất lao động, hạ chi phí, giá thành dịch vụ, phấn đấu các dịch vụ viễn thông thông trong đó dịch vụ thông tin di động phải có giá cước thấp hơn hoặc tương đương với đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài
- Xây dựng công ty trở thành công ty viễn thông hàng đầu có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại, chuyên môn hóa và tiết kiệm chi phí. Chủ động hội nhập quốc tế , hướng ra thị trường nước ngoài. Nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển nhanh nhưng phải bền vững
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tích cực đóng góp cho xã họi và kinh tế
2. Các xu hướng trong môi trường quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1. Xu hướng tự do hóa thị trường viễn thông
Xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trên thế giới trong khu vực mà cả ở Việt Nam. Tư nhân ngày càng tham gia nhiều vào các ngành mà trước đây chỉ có nhà nước đảm trách. Bên cạnh đó, các vụ mua bán sáp nhập giúp giảm chi phí thâm nhập và phát triển nhanh về mặt công nghệ, khách
hàng. Xu hướng này vừa mở ra những cơ hội đầu tư cho công ty tại thị trường nước ngoài nhưng lại vừa tạo ra thách thức và nguy cơ cho công ty khi phải đối đầu với nhiều công ty nước ngoài có kinh nghiệm quản lý và tiềm năng tài chính mạnh mẽ.
2.2. Xu hướng phát triển công nghệ di động và viễn thông
Công nghệ di động hiện nay đang dần chuyển từ CDMA và GSM sang công nghệ 3G. Với sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của công nghệ mới này, các công ty di động phải chuyển đổi công nghệ để bắt kịp xu hướng thời đại nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Bên cạnh đó dịch vụ viễn thông di động và Internet ngày càng có xu hướng xích lại và kết hợp với nhau. Xu hướng liên mạng di động- Internet sẽ phát triển mạnh trong tương lai do công nghệ 3G cho phép các thuê bao di động truy cập các dịch vụ Internet với tốc độc cao. Bên cạnh đó giá cước viễn thông sẽ ngày càng giảm càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận công nghệ mới này.
3. Biện pháp thực hiện trong năm tới
3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng công tác quản lý
Luôn luôn phấn đấu cho chất lượng sản phẩm đát tiêu chuẩn quốc tế, coi chất lượng là sự sống còn, là uy tín của toàn Công ty. Chất lượng sản phẩm là chất lượng viễn thông, truyền dẫn các loại tín hiệu công nghệ số, cần xây lắp các trạm phủ sóng đảm bảo việc phủ sóng toàn quốc.
3.2. Xây dựng Công ty phát triển vững mạnh mọi mặt, nâng cao vị trí của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Không ngừng khẳng định vị trí của Công ty trong việc phục vụ khách hàng bằng cách đảm bảo tốt các dịch vụ sau bán hàng, quản lý, vận hành, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống viễn thông, các đường trục thông tin và các nút điểm thông tin quan trọng
- Mở rộng năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm đầu tư chiều sâu, tìm kiếm thêm thị trường mới trong và ngoài nước, mở rộng công tác tiếp thị tiêu thụ sản phẩm.
3.3. Đào tạo chiến lược con người lấy con người làm trung tâm của sự phát triển.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức và khoa học kỹ thuật mà con người chiếm vai trò quan trọn. Để đạt được 2 mục tiêu trên, công ty đưa ra chiến lược đặt con người ở vị trí hàng đầu. Trong chiến lược con người công ty đã tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật cho CBCNV để làm chủ thiết bị mới, tạo điều kiện cho CBCNV phát huy năng lực của mình như bố trí công việc phù hợp với mỗi cán bộ, tuỳ vị trí nhu cầu của công việc
3.4. Hoàn tất thủ tục pháp lý để tiến hành cổ phẩn hóa và xây dựng hạ tầng cơ sở cho mạng 3G để triển khai đưa vào hoạt động.
- Công ty tiếp tục nâng cấp, đấy mạnh tốc độ phát triển hệ thống viễn thông đồng bộ theo hướng hiện đại hoá, số hoá, cáp quang hoá đảm bảo các tiêu chuẩn về truyền dẫn tín hiệu số tạo điều kiện cho sự phát triển và tăng tốc của toàn ngành và để phấn đấu xây dựng cơ sở hạ tầng tham gia xây dựng triển thị trường viễn thông công cộng, phát triển nhanh các dịch vụ mới như Internet, thư điện tử, truyền số liệu tốc độ cao,...
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và điều hành quản lý là công tác quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công cuả công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Liên tục bồi dưỡng năng lức quản lý, công tác, khoa học và công nghệ cho người lao động.
- Quản lý chất lượng theo nguyên tắc quản lý chất lượng đồng bộ, từ công tác chỉ đạo ở cơ quan công ty đến các đơn vị thành viên
- Sắp xếp và qui hoạch lại toàn mạng viễn thông điện lực với mục đích đảm bảo độ tin cậy cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc tế và phù hợp với tổng sơ đồ viễn thông đã xây dựng. Củng cố mạng dữ liệu của Công ty để hiện đại hoá việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng và ban hành quy chế báo cáo và sử lý sự cố.
II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Những biện pháp chung
1.1. Tăng cường hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường
Muốn hoạt động tốt và cạnh tranh được trên thị trường thì công ty phải nghiên cứu kỹ thị trường mà công ty đang tham gia. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh giúp công ty kịp thời đề ra được những chiến lược thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Chính vì vây giải pháp cụ thể cho công ty trong thời gian tới là phải có kế hoạch nghiên cứu thị trường cụ thể và phải coi đó cũng là một chiến lược của công ty. Công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:
- Khách hàng: Đây đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của Công ty vì khách hàng chính là người quyết định cuối cùng về sản phẩm hàng hoá - dịch vụ mà Công ty làm ra. Công ty có làm ăn có hiệu quả hay không thì phải xem khách hàng có chấp nhận sản phẩm hàng hoá của họ hay không. Chính vì vậy Công ty cần phải nghiên cứu đến khách hàng. Nghiên cứu xem ai là người mua hàng, ai là người sẽ mua hàng cũng như ai đã từng mua hàng và phản ứng của họ ra sao,...
- Thị trường tiêu thụ: do đặc tính của ngành nên thực tế hiện nay cho thấy sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở khắp các nơi nhận biết được điều này công ty cần phải tranh thủ nghiên cứu để mở rộng thị trường.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: ngày nay trong bất cứ một ngành kinh doanh nào các đối cạnh tranh đều cạnh tranh với nhau rất quyết liệt,