Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Marketing Mix của Công ty cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên - 2


3.2. Phương pháp nghiên cứu:


3.2.1. Nghiên cứu tại bàn:


Các số liệu hoạt động kinh doanh của công ty trong khoảng 2 năm gần đây, các số liệu về doanh số bán của công ty nghiên cứu thị trường IMS, tài liệu về các hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp, tham gia các hội thảo, các cuộc họp giới thiệu về kế hoạch kinh doanh trong năm của công ty để thu thập các thông tin về tình hình thực hiện hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp.

3.2.2. Nghiên cứu định tính:


Sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi, đối tượng của phương pháp này là các giám đốc sản phẩm, các trưởng nhóm ngành hàng. Để thu thập thông tin về việc sử dụng các công cụ Marketing của doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, chủ yếu công ty sử dụng các công cụ nào…

3.2.3. Nghiên cứu định lượng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.


Khảo sát bằng bảng câu hỏi

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Marketing Mix của Công ty cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên - 2


Khảo sát về hiệu quả sử dụng các công cụ Marketing Mix có tác động như thế nào

đến người tiêu dùng


- Số lượng mẫu: 100 mẫu


- Đối tượng được phỏng vấn:


Người tiêu dùng


Khu vực: Thành phố Hồ Chí Minh


4. Hạn chế của đề tài:


Vì thời gian thực hiện đề tài không dài - khoảng gần 3 tháng nên khó dễ có thể hiểu thấu đáo về công ty, cũng như thu thập đủ thông tin cho bài báo cáo. Do

điều kiện không cho phép để đi đến các tỉnh thành khác nên bài báo cáo chỉ có thể viết về tình hình văn phòng và các chương trình xúc tiến diễn ra tại TP.HCM mà chưa thể nói hết về tất cả các hoạt động Marketing của các chi nhánh trên toàn quốc.


Ngành bánh kẹo hiện nay có rất nhiều đối thủ vì vậy tính bảo mật của Công ty rất cao, việc có được số liệu của các chiến lược đã từng thực hiện rất khó khăn.

Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, việc có thể khảo sát tất cả rất tốn kém và không đủ thời gian.

5. Kết cấu đề tài:


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận - Đưa ra các khái niệm cơ bản về Marketing Mix, các thành phần của Marketing Mix.

Chương 2: Thực trạng Marketing mix tại công ty Phạm Nguyên.


Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Marketing Mix của Công ty.


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. KHÁI NIỆM MARKETING MIX


Marketing mix (hỗn hợp hay phối thức marketing) là một trong những khái niệm chủ yếu của marketing hiện đại

4P trong Marketing Mix


Hình 1.1. 4P trong Marketing Mix


MarketingMix

Thị trường mục tiêu

Sản phẩm( P1)

- Chất lượng

- Hình dáng

- Đặc điểm

- Nhãn hiệu

- Bao bì

- Kích cỡ

- Dịch vụ

Giá cả( P2)

- Các mức giá

- Giảm giá

- Chiết khấu

- Thanh toán

- Tín dụng

Phân phối( P3)

- Loại kênh

- Trung gian

- Phân loại

- Sắp xếp

- Dự Trữ

- Vận chuyển

Xúc tiến ( P4)

- Quảng cáo

- Khuyến mãi

- Quan hệ công chúng

- Bán hàng cá nhân

- Marketing trực tiếp


“Marketing mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạt các mục tiêu trong thị trường đã chọn. Các công cụ marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói marketing mix là một giải pháp có tính tình thế của công ty”

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING MIX


Marketing mix không có khuôn mẫu chung nào cho mọi trường hợp mà nó thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng như:

1.2.1. Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:


Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng

1.2.2. Yếu tố sản phẩm:


Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau.

1.2.3. Thị trường:


Tuỳ thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có Marketing mix khác nhau. Ví dụ: sức mua của thị trường thành thị cao hơn của vùng sâu vùng xa. Vì vậy, Marketing mix cho sản phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau.

1.2.4. Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm:


Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm có đặc điểm khác nhau nên cần có Marketing mix khác nhau.

1.3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MARKETING MIX


1.3.1. Sản phẩm:


Là thành phần cơ bản nhất trong marketing mix. Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn huyện…


1.3.1.1. Khái niệm sản phẩm:


Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thoả mãn được một ước muốn hay một nhu cầu.

Như vậy, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bao gồm hàng hoá, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay sự hứa hẹn thoả mãn một hay nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể.

Một sản phẩm được cấu thành ở bốn mức độ, đó là sản phẩm cốt lõi, sản phẩm cụ thể, sản phẩm gia tăng và sản phẩm tiềm năng.

Như vậy, một sản phẩm không chỉ là một tập hợp đơn sơ những thuộc tính cụ thể mà thực tế còn gồm nhiều dịch vụ kèm theo nữa. Khi triển khai những sản phẩm, các nhà Marketing trước hết phải xác định nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thoả mãn, sau đó sẽ phải thiết kế sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng sản phẩm để tạo ra nhiều lợi ích nhằm thoả mãn ước muốn của khách hàng một cách tốt nhất.

1.3.1.2. Đặc tính của sản phẩm:


Mỗi sản phẩm có thể được mô tả theo những đặc tính khác nhau


Đặc tính kỹ thuật, lý hoá: gồm công thức, thành phần vật liệu, kiểu dáng, màu sắc, cỡ khổ, vật liệu…

Đặc tính sử dụng gồm thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an toàn, hiệu năng.

Đặc tính tâm lý: gồm vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc.


Đặc tính kết hợp: gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch

vụ…


Marketing quan tâm nhiều nhất đến mối quan hệ giữa các đặc tính này với các nhận thức, thái độ, tập quán tiêu dùng của người tiêu thụ. Do vậy, người sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu sản phẩm, mỗi mẫu có đặc tính riêng để xem xét người tiêu thụ hướng mạnh nhất vào đặc trưng nào để từ đó định ra những đặc trưng chủ chốt của sản phẩm nhằm lôi kéo khách hàng.


1.3.1.3. Chu kỳ sống của sản phẩm


Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường trong đó các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau. Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm được biểu thị bằng một đường biểu diễn có dạng hình chữ S và gồm có 4 giai đoạn: mở đầu (Introduction), tăng trưởng (growth), trưởng thành (maturity), suy thoái (decline)

1.3.1.4. Chiến lược sản phẩm


1.3.1.4.1. Chiến lược tập hợp sản phẩm


Bốn tham số đặc trưng cho tập hợp sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định chiến lược tập hợp sản phẩm như sau:

Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm


Chiến lược kéo dài các dòng sản phẩm trong một tập hợp


Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm


Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm


1.3.1.4.2. Chiến lược dòng sản phẩm:


Trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có một sản phẩm duy nhất mà thường có cả một dòng sản phẩm, nhờ đó giúp doanh nghiệp phân bổ rủi ro tốt hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần có một chiến lược về dòng sản phẩm bao gồm:

Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm


Chiến lược phát triển dòng sản phẩm


Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm


Chiến lược biến cải dòng sản phẩm


Chiến lược hiện đại hoá dòng sản phẩm


1.3.1.4.3. Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể:


Chiến lược đổi mới sản phẩm


Chiến lược này nhằm tạo ra những sản phẩm mới để bán trên thị trường hiện có hoặc thị trường mới. Đây là chiến lược khá mạo hiểm vì mức độ thành công của đổi mới thường không cao do đó nguy cơ rủi ro rất lớn.

Chiến lược đổi mới phản ứng: Đây là chiến lược được thực hiện khi có sự thay đổi của thị trường. Thực chất đây là chiến lược bắt chước nhanh của người thứ hai (Fast Second).

Chiến lược đổi mới chủ động: đây là chiến lược được thực hiện khi chưa có sự thay đổi của thị trường nhưng doanh nghiệp muốn tìm kiếm một mức phát triển cao hơn, đảm bảo sự thành công do nắm trong tay một bằng phát minh và sẵn sàng có nguồn vốn lớn nên họ đã mạnh dạn mạo hiểm đổi mới sản phẩm.

Chiến lược bắt chước sản phẩm:


Chiến lược này được thực hiện khi doanh nghiệp không dám đổi mới vì sợ rủi ro nhưng lại không muốn để sản phẩm của mình bị già cỗi đi. Tuy nhiên, chiến lược này cần được thực hiện tương đối nhanh chóng bởi lẽ nếu bắt chước chậm quá sẽ làm tăng thêm sự ứ đọng hàng hoá mà thôi.

Chiến lược thích ứng sản phẩm:


Trong quá trình tồn tại sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán đáp ứng sự chờ đợi của khách hàng.

Chiến lược tái định vị sản phẩm:


Mục đích của chiến lược này là nhằm trao một vị trí mới cho một sản phẩm hay cho một nhãn hiệu trên thị trường hiện có vào tâm trí của người tiêu dùng.

1.3.2. Giá:


1.3.2.1. Khái niệm về giá


Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được một sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở một nơi nhất định


1.3.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá


Các quyết định về giá đều chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong cũng như yếu tố bên ngoài của chính bản thân doanh nghiệp

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá


Yếu tố bên trong

- Mục tiêu Marketing

- Chiến lược Marketing mix

- Vị trí trên đường biểu diễn của chu kỳ sống sản phẩm

- Chi phí


Các quyết định về giá

Yếu tố bên ngoài

- Tính chất cạnh tranh của thị trường

- Số cầu

- Giá và hàng hóa của đối thủ cạnh tranh

- Chính sách quản lí giá của nhà nước


1.3.2.3. Các phương pháp định giá:


Giá cả được xác lập trên cơ sở chế độ chính sách quản lý giá của nhà nước, từ thị trường và bản thân hoạt động và các điều kiện riêng có của doanh nghiệp. Giá cả là phương tiện để đạt mục tiêu chủ yếu, là công cụ cạnh tranh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng. Trong thực tế, việc xử lý giá phải rất linh hoạt thông qua các phương pháp giá các nhà quản lý sẽ sử dụng một cách cụ thể các phương pháp sau:

1.3.2.3.1. Phương pháp định giá dựa vào chi phí


Chi phí sản xuất là giá thành sản phẩm. Khi dựa vào các yếu tố đầu vào hợp lý

để lựa chọn và bán được hàng hoá doanh nghiệp cần phải chi các khoản:


- Chi phí khấu hao tài sản cố định;


- Chi phí nguyên vật liệu;


- Chi phí tiền lương;


- Chi phí quản lý hành chính;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024