Một Số Giải Pháp Hỗ Trợ Tài Chính Cho Dnvvn Tại Việt Nam


Hiện tại hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam là dưới hình thức công ty, công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức sau: công ty cho thuê tài chính nhà nước, công ty cho thuê tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng. Các công ty CTTC sau đây đang hoạt động tại Việt Nam: Công ty CTTC của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Công ty CTTC của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, 2 Công ty CTTC của Ngân hàng NN&PT NT Việt Nam, Công ty CTTC Kexim (100% vốn của Hàn Quốc), Công ty CTTC ANZ-VTRAC (100% vốn của Ngân hàng ANZ của Úc và tập đoàn V-TRAC của Mỹ), Công ty CTTC VILC (liên doanh giữa Ngân hàng công thương Việt Nam và đối tác nước ngoài). Hầu hết các Công ty CTTC đang hoạt động tại Việt Nam đều gặt hái nhiều thành công, lợi nhuận cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp trong tổng dư nợ, hoạt động CTTC tỏ ra là hình thức kinh doanh phù hợp trong việc tài trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp trong tình hình hiện tại của Việt Nam.


Một số nguyên nhân làm cho hình thức cho thuê tài chính chưa phát triển tại Việt Nam và các DNVVN chưa thực sự quan tâm đến loại hình này như sau:


Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế, hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại…


Thứ hai, giá cho thuê hiện nay còn cao (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...). Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành,bảo hiểm...của bên cho thuê phải bỏ ra.


Thứ ba, hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn. Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


II Một số giải pháp hỗ trợ tài chính cho DNVVN tại Việt Nam

Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 10


1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách thuế

Theo kế hoạch, trong năm 2008 Bộ tài chính sẽ trình Chính phủ và Quốc hội xem xét việc thay đổi một số luật thuế theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm mục đích tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hiện các nước trong khu vực đều đã giảm hoặc có lộ trình giảm nhiều khoản thuế cho doanh nghiệp, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Việt Nam muốn cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài thì việc giảm một số loại thuế, nhất là thuế thu nhập

doanh nghiệp là điều phải làm ngay.


Các doanh nghiệp trong nước là bên được lợi nhiều nhất khi các chính sách giảm thuế này chính thức đi vào cuộc sống. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện để tăng tích luỹ vốn, đầu tư cho sản xuất để phát triển kinh doanh. Đây cũng là một trong những thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có thêm khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới


Về luật thuế giá trị gia tăng, theo Bộ Tài chính, sẽ có thêm nhiều hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%. Như vậy, đối tượng hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được hưởng mức thuế suất 0% sẽ được mở rộng hơn nhiều. Đây là chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu nhiều loại hình hàng hoá dịch vụ trong nước.

Ngoài ra sẽ áp dụng 2 mức thuế suất 5% và 10% với nhiều loại hàng hoá dịch vụ nhập khẩu khác nhau. Mức 5% sẽ áp dụng chủ yếu cho hàng hoá dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và hàng hoá tiêu dùng thiết yếu của nhân dân... Mức thuế 10% sẽ áp dụng nhiều cho các loại hàng hoá không nằm trong mức thuế 5%. Như vậy, lần sửa đổi này đối với luật thuế giá trị gia tăng cũng chỉ dừng lại ở việc mở rộng đối tượng hàng hoá dịch vụ được áp dụng. Ngoài ra Bộ Tài chính cũng có những đề xuất sửa đổi áp dụng đối với thuế giá trị gia tăng với những đối tượng không chịu thuế, sửa đổi về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, về hoàn thuế giá trị gia tăng...


Vấn đề vướng mắc hiện nay là việc vận dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng lại không được đề cập trong bản dự thảo. Theo nhiều ý kiến nên áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng, không nên để 2 mức như hiện nay, có thể nằm ở mức 8%.

Về luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sẽ có sự thay đổi nhưng phía Bộ Tài chính chưa đưa ra những thay đổi cụ thể. Hiện Bộ đang xem xét việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ôtô, thuốc lá, rượu bia. Việc giảm thuế nhập khẩu này không gì khác ngoài việc phải thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO.


Theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong các luật thuế sẽ trình thay đổi trong năm 2008 thì thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có những điều khoản thay đổi lớn nhất. Hiện nay, mức thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông là 28% (trừ các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư), Bộ Tài chính đang dự định giảm xuống mức 25%. Nếu dự thảo sửa đổi luật thuế thu nhập doanh nghiệp lần này được thông qua thì đây là lần thứ 2 mức thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm. Trước năm 2004, mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, sau lần sửa đổi năm 2004 giảm xuống 28%. Chính việc giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp này đã tác động tích cực đến chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam.


Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là chủ trương nhằm cạnh tranh quốc tế về thu hút đầu tư khi nhiều nước trong khu vực đã giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thực hiện ưu đãi trên diện rộng cho cả nền kinh tế. Chẳng hạn Singapore hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống còn 19%; Philippines giảm từ 35% xuống 30%, Trung Quốc giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 33% xuống còn 25%. Điểm dự kiến thay đổi đáng chú ý khác là dự luật sẽ khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh với quy định hàng năm doanh nghiệp sẽ được dành tối đa 10% thu nhập trước khi tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Điều kiện duy nhất là yêu cầu doanh nghiệp phải "sử dụng" tối đa quỹ này đúng mục đích. Trong thời hạn 5 năm kể từ khi trích lập, nếu quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng, hoặc sử dụng không hết 70%, hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp lại vào ngân sách Nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.


Bên cạnh đó, mức ưu đãi thuế trong dự luật sẽ được "tinh giản", chỉ còn lại 2 mức là 10 và 20% thay vì 3 mức như hiện nay là 10, 15, 20%. Mục đích của việc giảm mức ưu đãi này là tạo cho chính sách ưu đãi được công bằng, minh bạch. Thủ tục nộp thuế cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa phương nơi có trụ sở chính thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo nguyên tắc phân bổ giữa nơi kinh doanh và nơi có trụ sở chính. Điều này nhằm đảm bảo sự hài hoà mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp với các địa phương nơi doanh nghiệp mở các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh gây tác động đến môi

trường, xã hội, cơ sở hạ tầng…


Cũng theo dự luật thuế sửa đổi lần này, các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, các lĩnh vực được xã hội hoá gồm: giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế tối đa 4 năm và giảm 50% tối đa 9 năm.

Các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cũng được hưởng ưu đãi nhưng mức độ ưu đãi thấp hơn đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: được hưởng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, được miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% tối đa 4 năm. Riêng các trường hợp đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu sẽ được trích khấu hao nhanh hơn so với mức thông thường thay thế cho việc giảm thuế hiện nay để bảo đảm tính khả thi và minh bạch. Xét về mặt tổng thể, việc thiết kế các ưu đãi thuế nêu trên đảm bảo duy trì, thậm chí còn cao hơn so với các chính sách ưu đãi hiện hành, tạo được động lực khuyến khích mới cho toàn bộ nền kinh tế.


So với các nước trong cùng khu vực thì nước ta vẫn luôn chậm chân trong việc hoạch định những ưu đãi thuế. Hàn Quốc vừa hạ thuế TNDN cao nhất từ 25% xuống 20% (Hàn Quốc có 2 mức thuế TNDN là 13% và 20%). Còn trước đó, Singapore đã hạ thuế TNDN từ 20% xuống 19% và Trung Quốc đã hạ thuế TNDN từ 33% xuống 25% (thuế TNDN của Trung Quốc cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2009). Có thể nói, mọi yếu tố thu hút đầu tư của Trung Quốc đều hơn Việt Nam (trừ thuế TNDN), bây giờ Trung Quốc hạ thuế xuống bằng mức thuế mà chúng ta dự kiến thì phải cân nhắc lại mức thuế 25%, bởi chúng ta phải cạnh tranh trực diện với Trung Quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài cũng như cạnh tranh trên thị trường hàng hóa.

Đơn cử, Indonesia (thuế suất 30%) nhưng thực hiện miễn thuế đối với DN mới thành lập thuộc một số ngành, ưu đãi thuế đối với vùng khó khăn, cho phép giảm tối đa 5% giá trị tài sản thực tế đã đầu tư trong 6 năm. Tương tự như vậy, Malaysia và Thái Lan, những nước có điều kiện đầu tư tốt hơn Việt Nam cũng đều thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thuế TNDN. Còn Trung Quốc, mặc dù thu hẹp đối tượng được ưu đãi thuế nhưng chỉ áp thuế 20% đối với DN nhỏ và vừa; áp thuế 15% đối với DN sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới và mở rộng ưu đãi đối với DN đầu tư mạo hiểm, dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nước sạch, năng lượng…


Theo quan điểm của riêng cá nhân tác giả khoá luận:


Mức thuế suất phổ thông được đề xuất 25% cần giảm xuống 22%, :


Theo luật thuế thu nhập cá nhân, người có thu nhập từ lợi tức kinh doanh phải đóng thêm 5% thu nhập này (đây là thuế mới đối với thu nhập loại này). Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ xuống 25%, tức nếu doanh nghiệp có lãi trước thuế 100 đồng, phải đóng thuế 25 đồng, cổ đông được chia 75 đồng phải đóng thuế 5%x75 đồng

=3,75 đồng, tổng cộng phải đóng thuế 28,75 đồng cao hơn mức 28% so với luật thuế hiện hành.


Trong số 83 nền kinh tế được Bộ Tài chính khảo sát thì mức thuế suất 25% mà Việt Nam định áp dụng cao hơn thuế suất của 25 nền kinh tế, bằng với 9 nền kinh tế khác và nếu cộng cả những nền kinh tế thực hiện thuế suất lũy tiến thì mức thuế 25% của Việt Nam cao hơn mức thuế phổ thông của 30 nền kinh tế. Thực tế các nước cho thấy, thuế suất càng thấp, doanh nghiệp sẽ càng đóng nhiều, càng giảm việc tiêu cực giữa doanh nghiệp và cán bộ thuế để ăn chia việc giảm thuế (mà thực tế vẫn diễn ra phổ biến). Vì vậy chúng tôi đề nghị thuế suất phổ thông là 22%, vừa có lợi cho ngân sách Nhà nước (về dài hạn), vừa khuyến khích doanh nghiệp.

Cần thu gọn các mức thuế suất:

Dự thảo quy định có các mức thuế suất là 25% (thông thường);10% và 20% (ưu đãi), ngoài ra còn có mức 0% (miễn thuế) và giảm thuế 50% (tức có mức 5%). Như vậy có 5 mức thuế suất. Chúng tôi đề nghị, chỉ quy định 3 mức thuế suất (và không có mức giảm thuế), cụ thể như sau:

- Mức thuế phổ thông: 22%

- Mức thuế ưu đãi: 11%

- Mức thuế ưu đãi đặc biệt: 0%.


Cần thu gọn các thời hạn áp dụng mức thuế ưu đãi

Thời hạn ưu đãi thuế được quy định tại điều 15 gồm các mức 15 năm, 10 năm, 9 năm, 4 năm và 2 năm; trường hợp đặc biệt có thời hạn ưu đãi thuế có thể lớn hơn 15 năm. Chúng tôi đề xuất thu gọn 5 thời hạn này thành 3 thời hạn: 2 năm, 6 năm và 15 năm, cụ thể có những mức và thời hạn ưu đãi như sau:

Mức 1: Mức ưu đãi phổ biến 2 năm với thuế suất ưu đãi 11% (có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp mới thành lập, do người khởi sự doanh nghiệp trực tiếp điều hành doanh nghiệp, tức những người trước đó chưa tham gia thành lập, điều hành

doanh nghiệp khác)


Mức 2: Hoặc thuế suất 0% trong 2 năm hoặc thuế suất 11% trong 6 năm tùy doanh nghiệp lựa chọn, nếu họ thuộc đối tượng được ưu đãi.

Mức 3: Hoặc thuế suất 0% trong 6 năm hoặc thuế suất 11% trong 15 năm tùy doanh nghiệp lựa chọn nếu họ thuộc đối tượng ưu đãi.

Mức đặc biệt: Thuế suất 0% trong 6 năm và tiếp theo thuế suất 11% trong thời hạn không quá 15 năm sau đó đối với những dự án đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quyết định.

Cần tính cho doanh nghiệp các chi phí trước thuế như theo thông lệ quốc tế

Các chi phí này không thanh toán cho cổ đông, hoặc tăng vốn cho doanh nghiệp nhưng có lợi cho người lao động và cho xã hội, cụ thể những chi phí như sau:

Chi phí phúc lợi khen thưởng (cho người lao động cũng như cho người quản lý doanh nghiệp). Người hưởng lợi phải tính thu nhập này vào thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân.

Chi phí cho phát triển thể thao, văn hóa nghệ thuật, từ thiện, hoặc tương tự nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào xã hội hóa các lĩnh vực mà Nhà nước cần quan tâm phát triển nhưng chưa đủ nguồn lực.

Để tránh việc lạm dụng chi phí này có thể quy định các chi phí này không quá 10% lợi nhuận trước thuế (nếu quá sẽ không được tinh là chi phí hợp lý trước thuế đối với phần vượt 10%.

Cần có quy định về thu thuế doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân DNVVN

Thông lệ các nước đều quy định thu nhập của những chủ doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư này tính vào thu nhập cá nhân chịu thuế thu nhập cá nhân, không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng tiếc luật thuế thu nhập cá nhân đã chưa chấp nhận quan điểm này. Nếu Luật thuế thu nhập doanh nghiệp lại quy định những đối tượng này phải vừa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, vừa nộp thuế thu nhập cá

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí