nghiệp. Ít doanh nghiệp hiểu được rằng cho thuê tài chính là hình thức tài trợ tín dụng thông qua cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… là nhu cầu mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mong muốn để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh.
Đặc trưng của phương thức này là: đơn vị cho thuê là chủ sở hữu tài sản sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê, tức là người sử dụng tài sản được quyền sử dụng và hưởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng. Điều này cũng nói lên việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo cho doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản làm đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng. Ngoài ra, các công ty cho thuê tài chính có thể mua tài sản của doanh nghiệp và cho thuê lại tài sản đó nếu doanh nghiệp thiếu vốn lưu động do đã tập trung vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Loại hình này rất thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi vì với ưu điểm không phải thế chấp tài sản, các doanh nghiệp khi thuê tài chính không bị vướng thủ
tục thế chấp tài sản nếu phải vay vốn ở các ngân hàng.
Chương II
Một số biện pháp hỗ trợ tài chính cho DNVVN ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuỳ thuộc rất lớn vào sự trợ giúp của Chính phủ. Trong thời gian gần đây, Chính phủ nhiều nước đã dành nhiều sự quan tâm, khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chính sách và các chương trình hỗ trợ trên các phương tiện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi nước có điều kiện và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, và do đó, chính sách của Chính phủ mỗi nước trong việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những điểm khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy, các nước đều sử dụng chính sách tài chính như một công cụ quan trọng để khuyến khích sự tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản,… và các nước trong khu vực như Malaysia, Hàn Quốc… đều tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
1. Miễn giảm thuế thúc đẩy đầu tư.
Chính sách thuế là một trong những công cụ chủ yếu được nhiều nước sử
dụng để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau đây là một số kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc đưa ra một số ưu đãi thuế đối với DNVVN.
1.1 Ở Mỹ
Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (ở Mỹ gọi chung là doanh nghiệp nhỏ-small business) là một lực lượng quan trọng của nền kinh tế Mỹ, tạo ra gần nửa tổng sản
lượng hàng năm của nền kinh tế, chiếm 52% tổng lực lượng lao động. Tính đến năm 2002, nền kinh tế Mỹ có khoảng 22,9 triệu doanh nghiệp nhỏ. Đóng góp của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ với nền kinh tế Mỹ ngày càng ý nghĩa hơn về khía cạnh nâng cao năng suất, tạo nguồn lực tăng trưởng kinh tế mới. Năng suất của nền kinh tế Mỹ kể từ quý IV năm 2000 tới năm 2004 tăng trên 4%/năm cao hơn hẳn mức trung bình 2,5% của thời kỳ 1995-2000. Chính phủ Mỹ đã đề ra một số chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển diển hình như chính sách thuế mà Việt Nam phải học hỏi.
Sau cuộc cải cách thuế năm 1986 đã áp dụng thuế suất khác nhau đối với thuế thu nhập công ty:
Bảng 2.1: Thuế thu nhập công ty tại Mỹ
Thuế suất | |
Từ 50.000 USD trở xuống | 15% |
Trên 50.000 USD đến 75. 000 USD | 25% |
Trên 75.000 USD đến 100.000 USD | 34% |
Trên 100.000 USD đến 335.000 USD | 39% |
Trên 335.000 USD | 34% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 1
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 2
- Hỗ Trợ Tài Chính Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Hỗ Trợ Của Nhà Nước, Trong Đó Hỗ Trợ Về Tài Chính Là Hình Thức Hỗ Trợ Thiết Yếu Để Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Thực Hiện Hỗ Trợ Tài Chính Theo Những Chương Trình Và Mục Tiêu Cụ Thể Thông Qua Các Tổ Chức Hỗ Trợ
- Những Hạn Chế Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục phát triển DNVVN
Theo bảng trên, những công ty có tổng thu nhập từ 335.000 USD trở lên thì mức thuế thu nhập công ty là 34%. Như vậy, đối với những công ty có thu nhập dưới
335.000 USD mà thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ phải chịu thuế suất trung bình thấp hơn 34%. Đây chính là cách giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ Mỹ. Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn áp dụng các mức thuế suất ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động ở những vùng còn lạc hậu, khó khăn. Đơn cử ở bang Connecticut, mức thuế giảm 50% so với mức chung. Bên cạnh đó, ở Mỹ cũng áp dụng rộng rãi các ưu đãi về thuế có tác dụng như đòn bẩy nhằm kích thích phát
triển kinh doanh trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Các khoản đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ được miễn 65% thuế.
1.2. Cộng hòa liên bang Đức
Là một thành viên của EC nên quan niệm về DNVVN của CHLB Đức về cơ bản đồng nhât chung với cả khối. CHLB Đức có Luật doanh nghiệp nhỏ (1966) quy định điều kiện được công nhận là doanh nghiệp nhỏ, tiêu thức về đào tạo tay nghề và điều kiện tay nghề của những người dạy nghề đối với doanh nghiệp nhỏ, kiểm tra tay nghề đối với đốc công, điều kiện cung cấp tài chính cho doanh nghiệp nhỏ.
Theo quan niệm đó, năm 1992 ở Đức có tới 99,7% các DNVVN (thuê dưới 500 công nhân) trong đó 98,2% là doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp này thu hút hơn 60% lực lượng lao động và tạo ra 50% GDP của CHLB Đức. Vai trò việc làm và giải quyết đời sống cho người lao động ở Đức của các DNVVN cũng đã được khẳng định là rất quan trọng. Trong giai đoạn 1970- 1987, công ty lớn ở Đức đã thải hồi gần
360.000 (khoảng 10% số lao động làm việc trong các công ty này) thì các DNVVN lại tạo thêm công ăn việc làm cho trên 1,6 triệu lao động. Chính vì vai trò quan trọng đó của DNVVN nên Nhà nước Đức cũng đã có nhiều chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển các doanh nghiệp này.
CHLB Đức cho phép các doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm dưới 2 triệu DM chỉ phải nộp thuế với thuế suất bằng 50% thuế suất áp dụng với các doanh nghiệp lớn. áp dụng thuế suất thuế thu nhập công ty đối với các doanh nghiệp có thu nhập hàng năm dưới 8 triệu DM là 28%, trong khi các doanh nghiệp lớn thuế suất này là 37,5%.
Ngoài ra, ở Đức còn áp dụng chế độ ưu đãi như tạo lập khoản dự phòng không bị đánh thuế thu nhập. Quy định này thường được áp dụng trong một số ngành như thủ công nghiệp, thương mại, công gnhiệp, các ngành nghề tự do và trong những hoạt động cho thuê tài sản. Khoản dự phòng có thể được phép trích ra là 20% lợi nhuận.
1.3 Anh
Đối tượng nộp thuế là các công ty cư trú tại Anh và các chi nhánh công ty nước ngoài không phải là đối tượng cư trú của Anh. Cơ chế quản lý thuế là theo tự khai.
Bảng 2.2: Mức thuế suất thuế thu nhập công ty
Thuế suất | |
Từ 0-10.000 bảng | 0% |
Từ 50.000-300.000 bảng | 19% |
Từ 1.500.000 bảng | 30% |
Nguồn: Cục phát triển DNVVN
Theo bảng trên thì những doanh nghiệp có mức doanh thu dưới 10.000 bảng thì không phải đóng thuế. Từ 50.000-300.000 bảng thì đóng thuế 19%, vậy trung bình các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng thuế suất là 19%. Đây là biện pháp miễn giảm thuế của Anh đối với DNVVN. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Anh để đưa ra mức thuế suất tốt nhất đối với DNVVN.
1.4 Nhật
Ở Nhật, những doanh nghiệp có số vốn không quá 100 triệu JPY được hưởng các mức thuế ưu đãi: dưới 8 triệu JPY mức thuế được hưởng là 28%, vượt quá mức này, thuế suất sẽ là 37% . Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có thể được hưởng ưu đãi về thuế tính theo doanh thu. Nếu doanh thu năm không quá 3,5 triệu JPY thì sẽ phải chịu thuế suất là 6%, từ 3,5 đến 7 triệu JPY, thuế suất sẽ là 12%. Đối với những nhà sản xuất cá thể, mức thu nhập tối thiểu hàng năm không bị đánh thuế là 100 000 JPY. Ngoài ra, còn có các mức ưu đãi về định mức thiết lập quỹ dự phòng nhằm bù đắp những khoản tổn thất do nợ xấu gây ra. Các doanh nghiệp có vốn không dưới 100 triệu JPY được phép tăng mức dự phòng lên 16% cao hơn so với mức giới hạn chung và mức này sẽ không phải chịu thuế.
1.5 Hàn Quốc
DNVVN của Hàn Quốc chiếm khoảng 98,5% số lượng các doanh nghiệp sản xuất (số liệu năm 1991), 63,5% lao động và 45,8% giá trị gia tăng trong các xí nghiệp
công nghiệp. Tuy nhiên do chiến lược phát triển DNVVN được xây dựng nhằm phục vụ ưu tiên cho việc củng cố các tập đoàn kinh tế (Chaebol), lấy nó làm xương sống của nền kinh tế quốc dân, nên doanh nghiệp nhỏ trong một thời gian khá dài đã không được chú ý đúng mức.
Từ năm 1990 đến nay, chính sách đối với DNVVN tập trung vào nâng cao năng suất lao động và cải tiến chất lượng. Mục tiêu là nâng cao vị trí của khu vực này trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển song song với DNVVN với việc đẩy mạnh hệ thống kinh tế mở, nhằm đạt được sự phát triển cân đối, xoá đi sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Đây là thời điểm mà các DNVVN đạt mức tăng trưởng cao nhất và có sự liên kết khá phát triển với các doanh nghiệp lớn. Các chính sách khuyến khích về tài chính được áp dụng rộng rãi, trong đó phải kể đến chính sách thuế. Hàn quốc cũng ban hành một chính sách áp thuế ưu tiên cho DNVVN, mức thuế suất giảm 50% so với doanh nghiệp lớn cùng loại, đặc biệt đối với các doanh nghiệp năm trong lĩnh vực ưu tiên như ở vùng xa, vùng sâu hoặc nằm trong chương trình giúp đỡ nông thôn của Chính phủ, mức thuế suất có thể giảm tới 100%. Cũng sẽ giảm 50% mức thuế cho những trang thiết bị sử dụng phục vụ chương trình liên kết ở nông thôn.
Ngoài ra, Chính phủ cũng áp dụng khá linh hoạt những biện pháp hỗ trợ về thuế, ví dụ để khuyến khích việc xây dựng quy mô tối ưu DNVVN, chính phủ đã chọn 107 doanh nghiệp để hợp nhất lại, những doanh nghiệp này được miễn thuế chuyển giao thu nhập, thuế sở hữu, thuế đăng ký và thuế giá trị gia tăng. Đây là kinh nghiệm có thể vận dụng cho công tác cổ phần hoá hiện nay ở Việt Nam.
2. Hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy đổi mới thiết bị và công nghệ
2.1 Canada
Mặc dù là một trong những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhưng Canađa rất coi trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Khu vực này đã thu hút tới 60% lao động và tạo ra 1/3 tổng số lợi nhuận của tất cả các
doanh nghiệp; hàng năm tạo thêm nhiều việc làm mới hơn so với các doanh nghiệp lớn. Đạt được thành tích trên là do 50 năm qua, Chính phủ Canađa đã đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ các DNVVN thông qua Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ.
Qua tổng kết các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh, người ta khẳng định rằng, điều kiện cạnh tranh kinh tế ngày càng khốc liệt, đổi mới công nghệ đã thật sự trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định sự thành bại và tương lai của các DNVVN. Nhà nghiên cứu về quản lý nổi tiếng của Bắc Mỹ - Peter Drucker đã nhấn mạnh: “Đổi mới công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng của kinh doanh hiện đại”. Tuy nhiên, các DNVVN thường gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình đổi mới công nghệ như: chi phí cho việc tiếp nhận công nghệ mới thường quá lớn so với khả năng tài chính hạn hẹp của DNVVN; khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm hoặc vốn “mồi” từ nhà nước hoặc các tổ chức tài chính thường rất hạn chế; không có đủ nguồn lực để theo dõi các đối thủ cạnh tranh, các thông tin về công nghệ mới, các tiêu chuẩn chất lượng và quy phạm kỹ thuật mới; không có đủ thời gian và nguồn lực để có thể tìm kiếm, mở rộng thị trường ở nước ngoài; kinh nghiệm quản lý và tiếp thị còn yếu…
Để giúp các DNVVN giải quyết những khó khăn nêu trên, theo sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Canađa, người ta đã thực hiện chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các DNVVN. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình này là thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNVVN ở Canađa. Xét về mặt nội dung, tuỳ theo nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp, chương trình có thể hỗ trợ bằng nhiều hình thức trong đó một số hình thức hỗ trợ tài chính chủ yếu là
Hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu ở giai đoạn đầu: Có thể nói, đây là hình thức hỗ trợ có tầm quan trọng đặc biệt đối với DNVVN và là nội dung hoạt
động chủ yếu của chương trình. Lý do cơ bản để áp dụng hình thức hỗ trợ này là vì thông thường các DNVVN không đủ tiền để tiến hành các dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ còn độ rủi ro nhất định. Trong trường hợp này, chương trình có thể xem xét và hỗ trợ với mức tài trợ từ 5.000 đến 350.000 $ (tiền Canađa), trong trường hợp xét thấy có hiệu quả, có thể hỗ trợ tới 50% tổng chi phí của dự án được chọn.
Điều cần nhấn mạnh là, nhờ sự hỗ trợ tài chính này của chương trình, trong nhiều trường hợp, đã giúp cho các DNVVN có thể thu hút thêm được các nguồn tài trợ khác để thực thi dự án. Đặc biệt, nhờ kết hợp đồng thời 2 hình thức: Dịch vụ tư vấn kỹ thuật với trình độ chuyên môn cao và hỗ trợ tài chính đi kèm, đã giúp cho nhiều DNVVN giải quyết được những khó khăn lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả hỗ trợ của chính Chương trình.
Hỗ trợ tài chính cho các dự án tiền thương mại hoá: Hình thức hỗ trợ này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có các dự án định đưa ra thị trường các sản phẩm ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu tiên tiến. Theo nguyên tắc “chia sẻ rủi ro”, chương tình cũng có thể xem xét và hỗ trợ (có thu hồi) cho các dự án với mức tối đa không quá 500.000$ cho một dự án thuộc diện này.
2.2 Malaysia
Để phát huy lợi thế của nước đi sau, cùng với việc tăng cường năng lực công nghệ nội sinh, các nước đang phát triển đều coi trọng khâu chuyển giao công nghệ tiên tiến, phù hợp từ nước ngoài. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải tất cả các doanh nghiệp đều dám chấp nhận rủi ro khi đưa vào áp dụng các công nghệ hiện đại. Vậy nhà nước có thể vận dụng cơ chế gì để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đầu tư các dự án du nhập các công nghệ tiên tiến theo các