Đối với Nga, một đất nước có nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường như nước ta hiện nay, khu vực DNVVN cũng được chú trọng phát triển. Theo qui định của nước này thì DNVVN gồm những doanh nghiệp với số vốn dưới 100 triệu rúp (dưới 1 triệu USD) và số lao động dưới 500 người.
Đài Loan là một đất nước có khu vực DNVVN tương đối lớn mạnh ở châu Á. Khái niệm DNVVN bắt đầu được sử dụng trên vùng lãnh thổ này từ 1967. Ngay từ đầu, loại doanh nghiệp này được phân biệt thành 2 nhóm: ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, vận tải, các dịch vụ khác. Đến 1997 được phân thành 3 nhóm (có thêm ngành khai khoáng). Trong thời gian hơn 30 năm qua, tiêu chí phân loại DNVVN ở Đài Loan được điều chỉnh 6 lần theo hướng tăng dần trị số các tiêu chí: trong sản xuất, vốn góp từ 5 triệu lên 40 triệu (đô la Đài Loan), tổng giá trị tài sản từ 20 triệu lên 120 triệu, doanh số từ 5 triệu lên 40 triệu. Hiện nay ở Đài Loan người ta quan niệm DNVVN là những doanh nghiệp:
Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: có vốn góp dưới 40 triệu (đô la Đài Loan) tức là vào khoảng 1,4 triệu USD, số lao động thường xuyên dưới 500 người.
Trong thương mại, vận tải và dịch vụ khác: có tổng doanh số dưới 40 triệu và lao động dưới 50 người
Nhìn chung, các nước khi đưa ra những định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ thường dựa vào các dấu hiệu về số lượng lao động và số vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở một số nước, vấn đề doanh thu cũng được xem xét như là một yếu tố để đánh giá và phân loại.
Bảng1.2: Tiêu thức xác định DNVVN của một số nước Đông Nam Á
Phân loại | Số lao động | Số vốn | Doanh thu | |
Thái Lan | Doanh nghiệp nhỏ | 0-50 | Dưới 50 triệu Baht | |
Doanh nghiệp vừa | 51-200 | 50-200 triệu Baht | ||
Philipin | Doanh nghiệp nhỏ | 10-99 | 1,5-15 triệu Pêxo | Không quan trọng |
Doanh nghiệp vừa | 100-199 | 15-60 triệu Pêxo | ||
Indonesia | Doanh nghiệp nhỏ | 5-19 | 0-20.000USD | 0- 100.000USD |
Doanh nghiệp vừa | 20-99 | 20.000- 100.000 USD | 100.000- 500.000USD | |
Trung Quốc | Doanh nghiệp nhỏ | 50-100 | ||
Doanh nghiệp vừa | 101-500 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 1
- Hỗ Trợ Tài Chính Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Hoạt Động Hỗ Trợ Tài Chính Cho Dnvvn Một Số Nước
- Hỗ Trợ Của Nhà Nước, Trong Đó Hỗ Trợ Về Tài Chính Là Hình Thức Hỗ Trợ Thiết Yếu Để Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Nguồn: Hồ sơ các DNVVN (SMEs) khu vực APEC 1990-2000
Việc đưa ra khái niệm chuẩn xác về DNVVN có ý nghĩa lớn để xác định đúng đối tượng để hỗ trợ. Nếu phạm vi quá rộng sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng hỗ trợ sẽ giảm, vì hỗ trợ tất cả có nghĩa là không hỗ trợ ai. Còn nếu như phạm vi quá hẹp sẽ hạn chế và ít tác dụng trong nền kinh tế.
1.2 Quan niệm của Việt Nam về DNVVN
Hiện nay, theo Việt Nam thì DNVVN là những doanh nghiệp hoặc có số vốn dưới 5 tỷ đồng và số lao động dưới 300 người (trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp) hoặc là những doanh nghiệp có số vốn sản xuất dưới 3 tỷ đồng và số lao động dưới 200 người (trong thương mại và dịch vụ). Trong đó, doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng và số lao động dưới 50 người (trong công nghiệp) và dưới 30 người (trong thương mại, dịch vụ) là doanh nghiệp nhỏ.
Ngày 20-6-1998, Chính phủ cũng đã xác định tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ỏ nước ta theo công văn số 681/CP-KTN, trong đó quy định DNVVN là những
doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng và có số lao động dưới 200 người, không phân biệt ngành công nghiệp hoặc dịch vụ.
Gần đây, ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ- CP về trợ giúp phát triển DNVVN. Trong đó có định nghĩa: “DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Ở Việt Nam DNVVN nằm trong tất cả các thành phần kinh tế1
2. Đặc điểm và vai trò của DNVVN
2.1 Đặc điểm của DNVVN
2.1.1 Những ưu thế của DNVVN
So với khu vực kinh tế qui mô lớn, DNVVN có nhiều ưu điểm, điển hình là:
DNVVN vừa năng động nhạy bén vừa dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường: Đây là một ưu thế nổi trội của loại hình doanh nghiệp này. Với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, DNVVN dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng các yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá. Mặt khác, DNVVN thường có mối quan hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy trước những biến động của thị trường. Với cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn, DNVVN có
1 Kinh tế Nhà nước: với các hình thức doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối, nó có thể là các công ty TNHH với một chủ sở hữu là Nhà nước, hoặc các công ty cổ phần có vốn của Nhà nước. Kinh tế tập thể: với các hình thức hợp tác đa dạng như các Hợp tác xã, tổ hợp tác… trong đó HTX là nòng cốt, các HTX này dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể. Kinh tế cá thể, tiểu chủ: chủ hộ vừa là người sản xuất chính, vừa có thuê mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân: là những đơn vị kinh tế do một hoặc nhiều nhà tư bản cùng góp vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức như: xí nghiệp tư doanh, công ty cổ phần, tổ hợp tác tư doanh… dựa trên cơ sở lao động làm thuê với các quy mô khác nhau.Kinh tế tư bản Nhà nước: là những đơn vị kinh tế do một hay nhiều nhà tư bản tư nhân trong và ngoài nước liên doanh liên kết với Nhà nước để cùng hợp tác sản xuất kinh doanh và chia lãi trên cơ sở vốn góp.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: là những doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới dạng công ty TNHH.
thể đổi mới linh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hoặc thu hẹp quy mô mà không gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội .
DNVVN có khả năng tạo ra một lượng cung hàng hoá và dịch vụ có thể đáp ứng đầy đủ, kịp thời với giá cả hợp lý các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Chính nhờ tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, chấp nhận rủi ro mà loại hình doanh nghiệp này có khả năng đổi mới do đó tự nó đã thể hiện các chức năng kinh tế to lớn đối với xã hội.
DNVVN được tạo lập một cách dễ dàng, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp: Để thành lập một DNVVN chỉ cần một số vốn ban đầu thấp, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn. Với ưu thế nhỏ gọn năng động dễ quản lý, không cần nhiều vốn, các DNVVN rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động lên. Điều đó khiến cho các DNVVN này giảm được chi phí cố định, tận dụng lao động để thay thế vốn bằng tiền dùng vào việc mua sắm máy móc thiết bị và với giá công lao động thấp có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp mang tính chất bạn bè, gia đình nên mỗi khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, công nhân và chủ doanh nghiệp có thể hạ thấp tiền lương dễ dàng, có tinh thần hỗ trợ để vượt qua khó khăn.
DNVVN tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh: DNVVN hoạt động với số lượng đông đảo thường không có tính độc quyền. Các DNVVN dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh. So với doanh nghiệp lớn thì DNVVN có tính tự chủ cao hơn. Các doanh nghiệp này không ỷ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và vì mưu lợi, DNVVN sẵn sàng khai thác cơ hội để phát triển mà không ngại rủi ro. Nói chung, với hoàn cảnh “tự sinh, tự diệt” DNVVN bắt buộc phải duy trì sự phát triển nếu không sẽ bị phá sản. Chính điều đó đã làm cho nền kinh tế trở nên sống động và thúc đẩy sử dụng tối đa các tiềm năng của đất nước. Đây là ưu thế quan trọng của các DNVVN.
DNVVN có thể phát huy được tiềm lực trong nước: Thành công của DNVVN là nắm bắt được các điều kiện cụ thể của đất nước về tài nguyên, lao động. Đối với các doanh nghiệp lớn, việc sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương thường gặp khó khăn do trữ lượng thấp không đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất lớn. Ngược lại, các DNVVN lại rất có lợi thế trong việc sử dụng lao động tại địa phương và tận dụng các tài nguyên, tư liệu sản xuất sẵn có, phát huy hết tiềm lực trong nước cho sản xuất kinh doanh .
Mặt khác, đối với các nước đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sự phát triển của DNVVN giai đoạn đầu là cách thức tốt nhất để sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu. Với vốn liếng và trình độ kỹ thuật công nghệ của mình, DNVVN có thể sản xuất một số mặt hàng thay thế nhập khẩu, phù hợp với sức mua của dân chúng. Từ đó góp phần ổn định đời sống, ổn định xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
DNVVN góp phần tạo phát triển cân bằng giữa các vùng trong một quốc gia: Với sự tạo lập dễ dàng, DNVVN có thể phát triển rộng rãi ở mọi vùng lãnh thổ và tạo ra các sản phẩm phong phú, đa dạng đồng thời tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong một nước, từ những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, nói chung là những nơi thưa dân, cơ cấu kinh tế chưa phát triển và chính điều này nó có thể cung cấp hàng hoá dịch vụ cho dân cư địa phương và những vùng lân cận .
Thông thường, DNVVN cung ứng sản phẩm tại chỗ 95% sản phẩm tiêu thụ nội địa, mà chủ yếu là tiêu thụ trong vùng, khoảng 5% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Như vậy, các DNVVN thực sự góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước .
2.1.2 Một số hạn chế của DNVVN
Bên cạnh những ưu điểm, DNVVN cũng có những hạn chế nhất định. Một số hạn chế có thể dễ dàng nhận thấy là:
Chỉ cần một số lượng vốn ít đã có thể được thành lập nên DNVVN gặp
phải hạn chế là năng lực tài chính thấp, từ đó dẫn đến một loạt những bất lợi cho DN trong sản xuất kinh doanh
Vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp bị hạn chế. Các DNVVN thường thiếu tài sản thế chấp cho các khoản tiền dự định vay. Ngay cả ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật… các ngân hàng cũng ngại cho các DNVVN vay vốn vì khả năng gặp rủi ro lớn khi cho vay.
Tiếp đến là do khả năng tài chính hạn chế, qui mô kinh doanh không lớn, các DNVVN cũng rất khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh. Chính vì thế phần lớn các doanh nghiệp này đều trong tình trạng thiếu vốn, điều đó khiến cho khả năng thu lợi của doanh nghiệp bị hạn chế, ngay cả khi có cơ hội kinh doanh và có yêu cầu mở rộng sản xuất. Với tình trạng đó, khả năng tích luỹ của doanh nghiệp cũng bị hạn chế.
DNVVN thiếu thông tin, trình độ quản lý bị hạn chế: Trong thời đại ngày nay, thông tin cũng là một điều rất quan trọng của hoạt động sản xuất kinh tế bởi lẽ nếu nắm bắt được thông tin nhanh chóng, chính xác về thị trường, khách hàng sẽ giúp cho DN có phương án sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhất là với tình trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi DN phải nắm bắt được thông tin chính xác để có thể đưa sản phẩm sản xuất ra thị trường nhanh chóng.Tuy nhiên, do khả năng tài chính hạn hẹp nên việc thu thập thông tin rất khó khăn.
DNVVN ít có khả năng thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi: Với hạn chế vốn có như qui mô sản xuất không lớn, sản phẩm tiêu thụ không đều, DNVVN khó có thể trả lương cao cho người lao động và tuyển dụng những lao động giỏi, lành nghề. DNVVN cũng gặp khó khăn trong việc thu hút được lao động có trình độ cao trong sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành.
Hoạt động của DNVVN thiếu tính ổn định, vững chắc: Mặc dù có ưu thế linh hoạt, nhưng do khả năng tài chính hạn chế, khi có biến động lớn trên thị trường. Các DNVVN dễ rơi vào tình trạng phá sản, bên cạnh đó, do mức độ cạnh tranh ngày càng cao không chỉ giữa các doanh nghiệp nhỏ với nhau mà còn cả với các doanh nghiệp lớn nên nếu không linh động thì DNVVN khó đứng vững trên thị trường.Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các nước có số lượng DNVVN khá lớn, cùng với việc phá sản lại có các doanh nghiệp mới được thành lập và con số doanh nghiệp mới thành lập lại lớn hơn các doanh nghiệp bị phá sản. Chính điều đó đã không dẫn đến tình trạng xáo động nền kinh tế - xã hội và cũng chính hiện tượng đó đã phản ánh sức sống mãnh liệt của các DNVVN nói chung trong nền kinh tế.
Tóm lại từ những phân tích trên cho thấy các hạn chế của DNVVN tựu chung lại đều bắt nguồn từ qui mô vốn nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp. Vì vậy, để khắc phục các hạn chế trên đòi hỏi các DNVVN phải tăng cường khai thác các nguồn vốn bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay.
2.2 Vai trò của DNVVN
DNVVN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt nhu hiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các DNVVN nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Về số lượng, các DNVVN chiếm ưu thế tuyệt đối: 97,6% ở Nhật Bản, Đức và ở Việt Nam cũng chiếm khoảng 94,1% trong tổng số các doanh nghiệp.
Sự phát triển của DNVVN đã thực sự góp phần quan trọng trong giải quyết những mục tiêu kinh tế xã hội sau đây:
Thứ nhất, vai trò nổi bật nhất của các DNVVN là thu hút số lượng lao động lớn góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định xã hội: Do DNVVN có thể tạo lập một cách dễ dàng với số vốn nhỏ, hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
nhau và có thể hoạt động được cả ở những vùng mà doanh nghiệp lớn không thể vươn tới. Ví dụ như ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, ở đây không có điều kiện đề phát triển các doanh nghiệp lớn song DNVVN lại có thể phát triển được. Vì vậy, cùng với doanh nghiệp lớn, sự tồn tại và kinh doanh có hiệu quả của các DNVVN đã tạo thu nhập và việc làm cho người lao động. Thực tế cho thấy số lượng lao động làm việc trong các DNVVN tại nhiều nước trên thế giới chiếm 50- 80% tổng số lao động. Cụ thể ở Nhật Bản số lao động làm việc cho các DNVVN chiếm 79,2% , ở các nước Tây Âu 58% trong lĩnh vực sản xuất vật chất, 78% trong lĩnh vực dịch vụ, 90% trong lĩnh vực xây dựng, ở Thái Lan, Đài Loan con số đó là 70% .Qua các số liệu trên ta thấy rằng số lượng lao động ở các DNVVN chiếm một tỷ trọng rất lớn không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển. Vai trò trên càng được khẳng định trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp lớn phải sa thải lao động. Ví dụ, năm 1997 ở Đức nền kinh tế gặp nhiều khó khăn , các doanh nghiệp lớn phải cắt giảm 321000 lao động, nhưng cũng trong năm đó DNVVN lại tạo được 723000 lao động mới. Trong hai năm 1985-1987 các DNVVN ở Anh đã tạo thêm được 280000 chỗ việc làm, trong khi đó các tập đoàn, các công ty lớn chỉ tạo được 20000 chỗ làm mới.
Thứ hai, DNVVN đóng góp ngày càng nhiều trong giá trị GDP và góp phần tăng trưởng nền kinh tế của các quốc gia: DNVVN chiếm đại bộ phận trong số doanh nghiệp, do vậy hàng năm các DN này cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm, hàng hoá, lao vụ đa dạng và phong phú đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc nội. Cụ thể DNVVN ở Mỹ trung bình hàng năm tạo ra trên 50%GDP, tương tự ở Nhật là 55%, ở Đức53%, Indonesia 38%, Philipin 28%. Tại các nước đang phát triển, DNVVN có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế: tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện mức sống trong dân cư và các vấn đề xã hội khác. Cũng nhờ những thành quả trong nền kinh tế mà
nhiều quốc gia đã cải thiện đáng kể những vấn đề khó khăn của mỗi quốc gia như: