Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành viên Cảng Sông Tp.HCM - 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Xuân Phong (2007). Phân tích hoạt động kinh doanh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội

2. Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.

3. Đào Anh Tuấn (2004). Phân tích tài chính doanh nghiệp, Hà Nội.


4. Phùng Thanh Thủy (1995) Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội


1. Lý do chọn đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự...Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo tính chất, mục đích của hoạt động đó.

Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu là đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành viên Cảng Sông Tp.HCM - 2

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song chính sự chuyển dịch này cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự không ngừng vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.

Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Để làm được những vấn đề đó không thể không phân tích, đánh giá các hoạt động trong quá trình kinh doanh để từ đó đề ra những chiến lược, những quyết sách, những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng trên, sau quá trình thực tập tại Công ty TNHH một Thành viên Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với những kiến thức được các Thầy, Cô Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM truyền dạy, đặc biệt là Thầy TS. Lưu Thanh Tâm đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy. Em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH một Thành viên Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Mục đích của đề tài


Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xem xét các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động kinh doanh để từ đó rút ra được những mặt mạnh và mặt tồn tại, qua đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài


- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một TV Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối tượng khảo sát: Các số liệu, chỉ tiêu, tài liệu, các yếu tố về hoạt động của Công ty trong các năm 2008 – 2009 - 2010.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


Đề tài này được thực hiện vào số liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể thông qua việc phỏng vấn lãnh đạo cùng các bộ phận nghiệp vụ Công ty. Bằng các phân tích kinh tế, các số liệu ghi chép trên sổ sách, chứng từ, các báo cáo tài chính của Công ty, kết hợp suy luận, điều tra, thảo luận đồng thời nghiên cứu một số tài liệu chuyên nghành, từ đó làm cơ sở để thực hiện đề tài này.

5. Dự kiến kết quả của đề tài


Sau quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu, phân tích, và đề ra các giải pháp kiến nghị, toàn bộ nội dung sẽ được tổng hợp hoàn chỉnh thành Luận văn tốt nghiệp và in sao lưu vào đĩa CD.

Do kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, còn nặng nhiều về lý thuyết dựa trên những gì đã được học trên nhà trường nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ và chỉ dạy thêm của các Thầy, Cô cùng Ban TGĐ, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Công ty để luận văn này cũng như kiến thức của bản thân được hoàn thiện hơn.

Trân trọng

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh


Hiệu quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý, kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp muốn tồn tại trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, càng có điều kiện mở mang và phát triển sản xuất, đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí ít nhất. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của nền kinh tế xã hội.

Về thời gian, hiệu quả kinh doanh đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài.Về không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung.

Về định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa các chi phí kinh doanh (lao động sống và lao động vật hóa) để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Đồng thời với khả năng sẵn có làm ra nhiều sản phẩm.

Về góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị, các bộ phận cũng như toàn bộ các doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt hiệu quả toàn xã hội. Đạt được hiệu quả cao cho các đơn vị, bộ phận của các doanh nghiệp chưa đủ, nó còn đòi hỏi

phải mang lại hiệu quả cao cho các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp chưa đủ, nó còn đòi hỏi phải mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, cả kinh tế.

Hiệu quả kinh doanh được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đây là mục tiêu số một nó chi phối toàn bộ quá trình kinh doanh.


Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp được hiểu là một đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Theo nghĩa rộng hơn, nó là đại lượng so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra.

Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh (vốn cố định và vốn lưu động) còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng sản phẩm (tính bằng hiện vật và giá trị) và lợi nhuận ròng.

1.1.2 Mục đích


Đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đòi hỏi bức thiết đối với các bộ phận cũng như doanh nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở phân tích đánh giá, tăng cường tích lũy để đầu tư tái kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG


1.2.1 Chỉ tiêu về sản lượng


Chỉ tiêu này nói lên sản lượng đạt được qua từng năm của doanh nghiệp của từng nhóm khác nhau. Mỗi nhóm chỉ tiêu góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, nhóm chi tiêu này thường được đánh giá qua phương pháp so sánh của mỗi năm hoạt động.

1.2.2 Chỉ tiêu về doanh thu


Chỉ tiêu này nói lên tổng doanh thu hoạt động của doanh nghiệp qua mỗi năm hoạt động ,doanh thu càng cao khả năng doanh nghiệp có lãi càng nhiều , người ta thường dùng phương pháp so sánh doanh thu của năm trước với năm sau để đánh giá sự tăng giảm qua từng năm và đưa ra nhưng phương pháp để tăng doanh thu.

1.2.3 Chỉ tiêu về lợi nhuận


Chỉ tiêu này nói cho ta biết tổng lợi nhuận với chi phí trong kỳ, một doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ,chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngược lại, nó giúp doanh nghiệp điều chỉnh được chi phí giá thành ,chi phí hoạt động cũng như chi phí quản lý để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn .

1.2.4 Chỉ tiêu về sử dụng vốn cố định


Chỉ tiêu này đôi khi còn được gọi là số vòng quay vốn cố định , nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào một đồng vốn cố định đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

1.2.5 Chỉ tiêu về hiệu quả tài chính


1.2.5.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận, sự thay đổi về lợi nhuận có thể phản ánh sự thay đổi về hiệu quả cũng như đường lối kinh doanh.

1.2.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này ,bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được của lợi nhuận so với vốn họ tự bỏ ra đầu tư.

1.2.6 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán


1.2.6.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh


Là chỉ tiêu thanh toán ngay các khoản nợ đã đến hạn và quá hạn .Khả năng thanh toán nhanh cho ta thấy những tài sản quay vòng vốn nhanh có thể dùng để trang trải cho các khoản nợ đã đến hạn đủ hay không.

1.2.6.2 Khả năng thanh toán bằng tiền


Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết

doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn .

1.2.6.3 Kỳ thu tiền bình quân


Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho ta biết doanh nghiệp có khả năng thu hồi nợ nhanh hay thấp nó thể hiện vốn của doanh nghiệp bị có bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp hay không.

1.2.6.4 Vòng quay hàng tồn kho


Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm.

1.2.6.5 Vòng quay vốn lưu động


Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như : tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp.

1.2.7 Chỉ tiêu về tiền lương, tiền công


1.2.7.1 Khái niệm về bản chất tiền lương, tiền công

- Tiền lương trong nền kinh tế thị trường: Đó là giá cả của sức lao động, là khoản tiền mà người dử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên (được ghi nhận trong các hợp đồng lao động) và phù hợp Luật lao động của Quốc gia.

- Trong nền kinh tế thị trường giá cả của sức lao động được quyết định bởi giá trị của sức lao động (tình trạng sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên, nghề nghiệp…) và quan hệ cung cầu về sức lao động.

- Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng dân sự thuê mướn có thời hạn. Tiền công có thể hiểu là số tiền trả cho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, tiền trả cho một khối lượng công việc thực hiện. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trong thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động .

Trong nền kinh tế thị trường về cơ bản khái niệm tiền lương, tiền công được xem đồng nhất về bản chất kinh tế, đó là khoản tiền mà người lao động nhận được khi bán sức lao động của mình.

1.2.7.2 Phụ cấp lương

Trong các doanh nghiệp tiền lương thường được chia làm hai bộ phận:

- Lương chính hay còn gọi là lương cơ bản: Nó là khoản tiền lương trả cho người lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và trong những điều kiện làm việc bình thường.

- Lương phụ hay còn gọi là phụ cấp lương: Là khoản tiền lương bổ sung trả thêm cho người lao động khi làm việc trong những điều kiện khó khăn, độc hại, tính chất quan trọng hơn so với bình thường. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, khoản phụ cấp này được quy định cụ thể thành nhiều mức và nhiều loại phụ cấp khác nhau. Ngược lại, trong các doanh nghiệp ngoài thành phần Nhà nước khi thuê mướn người lao động, mức lương chi trả cho người lao động đã tính gộp luôn các yếu tố khó khăn, độc hại… cho nên thường không duy trì hệ thống các loại phụ cấp lương.

1.2.7.3 Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế

Trong nền kinh tế thị trường, còn tồn tại quan hệ hàng hóa – tiền tệ nên còn phạm trù tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.

- Tiền lương danh nghĩa: là tổng số tiền người lao động nhận được sau một thời kỳ làm việc nhất định.

Trong thực tế, bản thân tiền lương danh nghĩa chưa phản ảnh đầy đủ mức trả công cho người lao động. Thu nhập của người lao động không chỉ phụ thuộc vào mức lương

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí