Ưu Điểm, Hạn Chế Và Khả Năng Áp Dụng Biện Pháp Can Thiệp Tư Vấn, Chăm Sóc, Hỗ Trợ Người Nhiễm Hiv/aids Tại Cộng Đồng

tỷ lệ khá cao trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm không bị lây truyền bệnh khi mẹ và con được dùng thuốc dự phòng. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Thắng tại Hải Phòng cũng cho thấy, trong năm 2005 và 2006 có 23.106 phụ nữ mang thai sinh con làm xét nghiệm HIV đã phát hiện 122 phụ nữ mang thai nhiễm HIV (tỷ lệ nhiễm HIV: 0,53%). Trong số 64 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm có tỷ lệ HIV (+) là 9,4%, trong đó lây từ mẹ có dùng thuốc dự phòng lây truyền mẹ - con (8,9%) và từ mẹ không dùng thuốc là 10,5% [76]. Với sự phát triển không ngừng của khoa học, các tài liệu hướng dẫn đã nêu, người mẹ mang thai bị nhiễm HIV nếu được điều trị dự phòng bằng thuốc chống HIV ngay từ đầu tuần thai thứ 28, thì khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con giảm xuống còn từ 2 - 8% [31]. Điều này mang lại hy vọng nhiều cho những người nhiễm HIV/AIDS mong muốn có con và việc áp dụng, triển khai chương trình dự phòng lây truyền mẹ - con rộng rãi sẽ mang lại lợi ích to lớn. Trong thời gian tới nội dung này cần được tăng cường trong các hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS, vì đây là một trong 3 đường lây truyền cơ bản của HIV. Người nhiễm cần được tư vấn, cung cấp đầy đủ thông tin để hạn chế hoặc từ bỏ ý định sinh con sau nhiễm HIV. Tuy nhiên, nhu cầu có con là một trong những quyền của con người mà pháp luật không ngăn cấm, do vậy để hạn chế tối đa việc lây truyền HIV từ mẹ sang con thì người mẹ cần được tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm ngay sau khi có xét nghiệm HIV dương tính, nếu họ vẫn mong muốn sinh con.

4.2.5. Ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng biện pháp can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng

Ưu điểm lớn nhất của biện pháp can thiệp là tính bền vững do việc thiết lập các hoạt động trên nền tảng của mạng lưới y tế quốc gia. Trong biện pháp can thiệp TVCSHT này, việc đầu tư cơ sở vật chất không đòi hỏi nhiều kinh phí: hệ thống phòng tư vấn, trang thiết bị xét nghiệm... là sẵn có. Ngoài một số đồng đẳng viên, các thành viên còn lại hoạt động trong các nhóm của mô hình đều là thành viên của y tế tuyến huyện/thành/thị, xã/ phường và một số tổ chức đoàn thể (đã hưởng lương). Điều này cũng đã hạn chế được chi phí nhân sự, đào tạo cơ bản, xây dựng kỹ năng làm việc... Mặt khác, biện pháp can thiệp còn giải quyết tốt phương châm tại chỗ và xã hội hóa trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Các hoạt động TVCSHT đã tác động trên một cộng đồng rộng lớn, tăng khả năng tiếp cận

dịch vụ cho nhiều đối tượng và đặc biệt góp phần giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Trên cơ sở thành công của biện pháp can thiệp này, năm 2013 và 2014 với sự hỗ trợ của Dự án FHI, Quỹ toàn cầu và CTMT quốc gia, Nghệ An đã mở rộng và áp dụng có bổ sung cải tiến để phù hợp với đặc thù địa bàn tại Quế Phong và Quỳ Châu là hai huyện miền núi cao giáp biên giới với bạn Lào, chủ yếu là đồng bào dân tộc và có điều kiện kinh tế của người dân đặc biệt khó khăn. Hoạt động triển khai tại đây được lồng ghép ba dịch vụ: điều trị ARV, TVXNTN và điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (gọi là mô hình 3 trong 1) ở tuyến huyện. Tuyến xã sử dụng các nhóm ĐĐV, CTV gắn với y tế thôn bản và huy động các tổ chức đoàn thể xã hội địa phương tham gia. Báo cáo sơ kết một năm triển khai cho thấy hiệu quả rõ rệt của mô hình về số người điều trị ARV, tuân thủ điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, số người điều trị Methadone tăng nhanh và đặc biệt là cộng đồng xóm, bản đã thể hiện sự quan tâm chăm sóc, dùm bọc và hỗ trợ tại nhà hết sức có ý nghĩa cho người nhiễm HIV/AIDS [81].

Với thực tế công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay: nguồn kinh phí các dự án ngày càng cắt giảm, kinh phí từ CTMT quốc gia hạn chế và nguồn lực của địa phương gặp nhiều khó khăn, thì vai trò định hướng, điều phối của Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS và lãnh đạo chính quyền, ngành y tế các cấp là hết sức quan trọng và cấp thiết. Cần duy trì tính bền vững của các chương trình dự án, sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có cũng như tăng cường hiệu quả các chương trình can thiệp, hỗ trợ và nâng cấp mạng lưới y tế quốc gia, tích cực huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và áp dụng triển khai hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng cho tất cả các tỉnh/thành và các địa bàn trọng điểm về dịch HIV/AIDS.

Tóm lại, nghiên cứu đã đạt được cơ bản những mục tiêu đề ra. Luận án đã mô tả rõ nét hoạt động TVCSHT, hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS trước can thiệp và đánh giá được hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An. Việc triển khai can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện đáp ứng được đòi hỏi về tính mới, tính cấp thiết của nghiên cứu đó là: các hoạt động của can thiệp chỉ được triển khai tại các huyện nghiên cứu; hoạt động được triển khai tại vùng trọng điểm nhất của tỉnh đó là thành phố Vinh và vùng đồng bào dân tộc miền núi của Nghệ An tại thị xã Thái Hòa, đây cũng là hoạt động đầu tiên về lĩnh vực này được triển khai tại các huyện miền núi và đáp

ứng được nhu cầu thực tế, mong mỏi của người dân tại các địa bàn can thiệp, đặc biệt là địa bàn có người dân tộc sinh sống. Vì lẽ đó, can thiệp đã đóng góp không những cho chương trình phòng chống HIV/AIDS, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện các chính sách xã hội đối với các vùng, miền và đối tượng khó khăn mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đề ra.

Tuy vậy, đề tài còn một số hạn chế:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu chỉ mới tiến hành trên phạm vi 5 huyện/thị là các địa bàn trọng điểm của tỉnh và chỉ được chọn trong những người nhiễm HIV có danh sách quản lý nên có thể chưa đại diện chính xác cho người nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh. Thêm vào đó, sai số trong ước tính tỷ lệ hành vi nguy cơ tự báo cáo có thể xẩy ra (người trả lời phỏng vấn thường có xu hướng che dấu những hành vi liên quan đến QHTD hoặc TCMT). Ngoài ra, sai số bỏ cuộc, sai số nhớ lại cũng có thể đã xuất hiện trong nghiên cứu.

- Hạn chế của nghiên cứu còn thể hiện ở chỗ là nghiên cứu đánh giá trước và sau can thiệp được tiến hành trong thời gian dài, với nhóm đối tượng không thuần nhất (nhóm đối tượng đánh giá trước và sau can thiệp không hoàn toàn là cùng nhau) và có sự tác động của các yếu tố khác (như kinh tế - xã hội, tình hình dịch, người đánh giá, hệ tống và chất lượng cung cấp dịch vụ...), ngoài tác động của các hoạt động can thiệp. Bên cạnh đó, tại địa phương còn có một số hoạt động phòng chống HIV/AIDS khác diễn ra cùng thời điểm nghiên cứu, do đó có thể có sai số do khó đánh giá hiệu quả can thiệp riêng biệt của nghiên cứu này. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới cần triển khai thêm các nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, hoặc cũng có thể lựa chọn đối tượng trước và sau nghiên cứu là cùng một nhóm đồng nhất (do thực tế hiện nay người nhiễm HIV/AIDS đã kéo dài cuộc sống nhờ hiệu quả của thuốc ARV) với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian nghiên cứu can thiệp cũng nên tiến hành ngắn hơn (chỉ khoảng 1 đến 2 năm) để hạn chế tình trạng mất dấu, bỏ cuộc do đặc thù di, biến động cao của nhóm đối tượng nghiên cứu.

Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV - AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012 - 15


KẾT LUẬN

1. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5 huyện năm 2008.

1.1. Chất lượng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV còn thấp: tỷ được tư vấn hỗ trợ thường xuyên chưa cao (66,1%); chỉ có 66,1% bạn tình làm xét nghiệm HIV.

1.2. Chất lượng chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế:

- Người nhiễm HIV/AIDS bị gia đình và cộng đồng ruồng bỏ, xa lánh vẫn còn diễn ra (2,7% và 4,5%); chỉ có 35,7% nhận được chăm sóc, hỗ trợ của cộng đồng.

- Tỷ lệ được khám và điều trị thấp: ARV (26,5%), điều trị dự phòng Cotrimoxazole (37,5%) và điều trị nhiễm trùng cơ hội (40,0%), chụp X- Quang phổi phát hiện Lao (34,7%), khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (2,7%).

- Tỷ lệ nhận được hỗ trợ phòng lây nhiễm HIV thấp: 48,1% nhận được bơm kim tiêm, 62,8%, nhận được bao cao su.

1.3. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV ở người nhiễm HIV/AIDS cao:

- Nguy cơ lây truyền HIV cao qua con đường tiêm chích ma túy: 78,4% đã từng tiêm chích ma túy; 67,1% có tiêm chích ma túy trong tháng qua; dùng chung bơm kim tiêm cao (24,4%). Không nhận được hỗ trợ từ đồng đẳng viên có nguy cơ dùng chung bơm kiêm tiêm cao hơn nhóm nhận được hỗ trợ từ đồng đẳng viên (OR=2,46; 95%CI: 1,08 - 5,61).

- Nguy cơ lây truyền HIV cao qua đường tình dục: tỷ lệ không thường xuyên dùng bao cao su trong 12 tháng qua với các loại bạn tình là 57,1% ở nam và 62,0% ở nữ; sống cùng vợ/chồng, được điều trị ARV, nhận được bao cao su, được hỗ trợ đồng đẳng viên có hành vi luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục cao hơn nhóm sống độc thân (OR=7,7; 95%CI: 4,02 - 14,56), không được điều trị ARV (OR=2,4; 95%CI: 1,11 - 5,19), không nhận được bao cao su (OR=2,6; 95%CI: 1,24 - 5,35) và không được hỗ trợ đồng đẳng (OR=2,4; 95%CI: 1,16 - 4,86).

2. Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng tỉnh Nghệ An sau 4 năm can thiệp (2008 - 2012).

Mô hình can thiệp có hiệu quả cao (có ý nghĩa thống kê ở đa số các chỉ số):

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được tư vấn hỗ trợ thường xuyên (từ 66,1% lên 80,8%), tăng tỷ lệ bạn tình làm xét nghiệm HIV (từ 66,1% lên 83,3%).

- Giảm tỷ lệ đối tượng bị gia đình và cộng đồng ruồng bỏ, xa lánh (từ 2,7% xuống 1,3% và từ 4,5% xuống 3,6%); tăng tỷ lệ người nhiễm được gia đình chăm sóc, hỗ trợ (từ 82,2% lên 91,4%), tăng tỷ lệ nhận được chăm sóc, hỗ trợ của cộng đồng (từ 35,7% lên 66,9%).

- Tăng tỷ lệ người nhiễm nhận được dịch vụ chăm sóc điều trị: được điều trị ARV (từ 26,5% lên 84,1%), được chụp X - Quang phát hiện Lao (từ 34,7% lên 52,3%).

- Tăng tỷ lệ nhận được các dịch vụ can thiệp giảm: nhận bao cao su (từ 62,8% lên 72,4%), nhận bơm kim tiêm (từ 48,1% lên 57,5%) và được sinh hoạt câu lạc bộ người nhiễm (từ 16,8% lên 24,0%).

- Giảm hành vi nguy cơ lây truyền HIV ở người nhiễm HIV/AIDS: giảm tiêm chích ma túy trong tháng qua (từ 67,1% xuống 38,7%); giảm tỷ lệ không dùng bao cao su lần quan hệ tình dục gần nhất và không thường xuyên dùng bao cao su 12 tháng qua với gái mại dâm đối với nam và khách làng chơi đối với nữ (ở nam giảm từ 18,2% xuống 8,9% và từ 57,1% xuống 42,4%; ở nữ giảm từ 44,8% xuống

35,0% và từ 62,2% xuống 50,0%).

- Giảm tỷ lệ sinh con sau nhiễm HIV (từ 20,0% xuống 15,7%).


KHUYẾN NGHỊ


1. Tăng cường các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và tiếp tục triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại, đặc biệt với đối tượng có học vấn thấp, sống độc thân, thất nghiệp, còn tiêm chích ma túy và vẫn hoạt động mại dâm. Chú trọng xây dựng mạng lưới đồng đẳng viên.

2. Biện pháp can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng cần được nhân rộng, đặc biệt áp dụng cho các địa bàn miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc, có địa hình đi lại phức tạp và điều kiện kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Đào Thị Minh An (1999), Thực trạng dịch vụ tư vấn HIV/AIDS tại TP. Hà Nội và những kiến nghị, Luận văn Thạc sỹ Y học, Hà Nội.

2. Phạm Thị Lan Anh (2003), Tình hình, nguy cơ và các đáp ứng với dịch HIV/AIDS tại An Giang 2003, Luận văn Thạc sỹ Y học, Hà Nội.

3. Bernard Fabre - Teste (2003), Bằng chứng cho Hành động Dự phòng HIV trong nhóm TCMT”, Hội thảo về dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm những người TCMT tại Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2013), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2012 và trọng tâm kế hoạch 2013, Báo cáo số 53/BC.BYT, Hà Nội.

5. Bộ Y tế - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - Quỹ Toàn cầu (2009), Điều tra cuối kỳ Dự án “Tăng cường chăm sóc, tư vấn hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở Việt Nam do Dự án Quỹ Toàn cầu tài trợ”, Hà Nội.

6. Bộ Y tế - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - Quỹ Toàn cầu (2006), Điều tra giữa kỳ Dự án “Tăng cường chăm sóc, tư vấn hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở Việt Nam do Dự án Quỹ Toàn cầu tài trợ”, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2006), “Công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn 2001- 2005”, Hội nghị quốc gia về quản lý, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, Tr.1- 7.

8. Bộ Y tế (2006), Chương trình hành động Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội, tr. 1-26.

9. Bộ Y tế (2006), Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005 - 2006, Hà Nội.

10. Bộ Y tế - Ngân hàng Phát triển châu Á (2005), Đánh giá hiệu quả dự án "Cộng đồng hành động phòng chống AIDS" tại Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2000), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, Hà Nội, tr. 18-30.

12. Bộ Y tế - Quỹ Toàn cầu (2004), Hướng dẫn triển khai hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dự án " Tăng cường chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở Việt Nam" do Quỹ Toàn cầu tài trợ, Hà Nội.

13. Bộ Y tế - Quỹ Toàn cầu (2004) Hướng dẫn tổ chức triển khai hoạt động TVXNTN người nhiễm HIV/AIDS dự án "Tăng cường chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở Việt Nam" do Quỹ Toàn cầu tài trợ, Hà Nội.

14. Bộ Y tế - Quỹ toàn cầu (2004), Hướng dẫn quản lý và tổ chức thực hiện điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút dự án "Tăng cường chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở Việt nam" do Quỹ Toàn cầu tài trợ, Hà Nội.

15. Bộ Y tế - Viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương (2004), Đề cương điều tra cơ bản dự án " Tăng cường chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở Việt Nam" do Quỹ Toàn cầu tài trợ, Hà Nội.

16. Bộ Y tế - Dự án Life-GAP (2003), Tình hình, nguy cơ và các đáp ứng với dịch HIV/AIDS tại 14 tỉnh/thành phố dự án, Hà Nội.

17. Bộ Y tế - Ngân hàng Thế giới (2003), Kết quả điều tra lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở 7 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng năm 2002, NXB Y học, Hà Nội.

18. Bộ Y tế - Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ, Chương trình AIDS Toàn cầu (2003), Các chiến lược dự phòng trong nhóm sử dụng ma túy”, Hội thảo về dự phòng nguy cơ lây nhiếm HIV trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại Việt Nam, Hà Nội.

19. Bộ Y tế - Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ- Chương trình AIDS Toàn cầu (2003), "Các nguyên tắc dự phòng HIV trong nhóm sử dụng ma túy", Hội thảo về dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm những người nghiện ma túy tại Việt Nam, Hà Nội, 30/9-3/10/2003.

20. Bộ Y tế - Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ, Chương trình AIDS Toàn cầu (2003), "Các chiến lược kỹ thuật dự phòng cơ bản, " Hội thảo về dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm những người nghiện ma túy tại Việt Nam, Hà Nội, 30/9-3/10/2003.

21. Bộ Y tế - Ngân hàng Phát triển châu Á (2002), Kết quả điều tra cơ bản dự án "Cộng đồng hành động phòng chống AIDS" tại: Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, Hà Nội.

22. Bộ Y tế (2002), Truyền thông thay đổi hành vi phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, Hà Nội, tr. 15-18.

23. Bộ Y tế (2002), Đào tạo tư vấn và xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện - tập 1, NXB Y học, tr. 7-21.

24. Bộ Y tế (2002), Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS, Hà Nội, tr. 5-9.

25. Bộ Y tế (2002), Giám sát Dịch tễ học HIV/AIDS, Hà Nội, tr. 48-50.

26. Bộ Y tế (2002), Các văn bản qui phạm pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS, Hà Nội, tr. 218-235.

27. Ban Phòng chống AIDS - Bộ Y tế (2001), Sổ tay hướng dẫn tư vấn phòng chống HIV/AIDS, tr. 12 - 15.

28. Nguyễn Tuấn Bình (2001), Mô tả thực trạng dùng ma túy và nhiễm HIV ở người tiêm chích ma túy tại Hà Nội bằng phương pháp đánh giá nhanh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Hà Nội.

29. Chương trình phòng chống Lao quốc gia (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm Chương trình phòng chống Lao quốc gia (2007 - 2011), Hà Nội.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí