Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Hành Vi Nguy Cơ Lây Truyền Hiv

QHTD không an toàn đã được xác định là một trong những đường quan trọng làm lây nhiễm HIV [86], [120], đặc biệt đối tượng TCMT có QHTD không được bảo vệ với GMD. Đây cũng chính là đường làm lan truyền HIV ra cộng đồng khi đối tượng đã nhiễm bệnh. Việc sử dụng BCS trong QHTD ở những đối tượng nhiễm HIV/AIDS này chưa được quan tâm đầy đủ và chưa được đối tượng áp dụng như một biện pháp phòng lây nhiễm HIV hiệu quả. Người ta nhận thấy: 83,0% người TCMT ở Rio De Janeiro, Brazil không sử dụng BCS với BTTX và 63,0% không bao giờ dùng với BTBC [139]. Một nghiên cứu năm 1991 ở Nairobi, Kenya trên 500 người hành nghề mại dâm cho kết quả: 80,0% trong số đó đã bị nhiễm HIV [63].

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm TCMT có QHTD với GMD cao: tại Hà Nội và Hải Phòng là 57,3% (2001), tại đồng tháp có tới 93,1% người nhiễm HIV/AIDS có QHTD với GMD nhưng chỉ có 19,6% sử dụng BCS [103]. Nghiên cứu trong nhóm GMD tại miền Nam, Việt Nam cho thấy một yếu tố nguy cơ có tương quan với nhiễm HIV: loét sinh dục (OR=18,1; 95% CIOR : 1,8-182,2), sùi mào gà (OR=9,0; 95% CIOR : 2,5-33,0), không dùng BCS thường xuyên (OR=2,8; 95% CIOR : 1,0-8,0) [78]. Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI năm 2005 - 2006 cũng cho thấy: tỷ lệ GMD không sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với khách (khách làng chơi) trong 1 tháng trước cuộc giám sát chiếm hơn 40% ở Hà Nội và Hải Phòng, tỷ lệ này cao hơn tại Quảng Ninh (trên 60%), Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh (trên 25%). Tỷ lệ không sử dụng BCS với BTTX của GMD cao hơn rất nhiều, ở Hà Nội và Hải Phòng tỷ lệ này là 82,0% và 83,0%, tại Đà Nẵng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ đều trên 70% [9]. Một sự lây nhiễm HIV khác mà hiện nay đang được các nghiên cứu đề cấp đến, đó là lây nhiễm HIV qua con đường tình dục đồng giới. Nghiên cứu của Nguyễn Phương Hoa năm 2009 ở nhóm nam có QHTD bán dâm đồng giới tại Hà Nội cho thấy, tỷ lệ sử dụng BCS qua đường hậu môn với khách hành nam trong lần QHTD gần đây nhất là rất thấp (30,0%), trong khi đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này là khá cao (2,0%) [48].

Số liệu giám sát hành vi năm 2000, 2005 - 2006 và 2009 tại Việt Nam cho thấy những hành vi đan chéo, chứa đựng những nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn rất nhiều so với những GMD không TCMT. Nam giới TCMT quan hệ tình dục với GMD có nguy cơ lây truyền HIV cao hơn rất nhiều so với những đối tượng TCMT không có QHTD với GMD [9], [98], [100], [102]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Phương trên nhóm PNBD tại Hà Nội cho kết quả: tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này rất cao (16,6%), 22,5% trong nhóm

PNBD đường phố và 9,4% trong nhóm PNBD nhà hàng, trong khi đó, chiếm tới 11,0% có TCMT trong nhóm này và tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với khách hàng thấp (khách lạ: 76,0%; khách quen: 56,6%) [66]. Các nghiên cứu tại Việt Nam trên đối tượng nhiễm HIV/AIDS cũng nhận thấy: một tỷ lệ khá cao người nhiễm HIV/AIDS vừa TCMT có dùng chung BKT vừa QHTD không dùng BCS, trong khi đó một tỷ lệ không nhỏ người nhiễm HIV/AIDS vừa có hoạt động mại dâm không dùng BCS vừa TCMT có dùng chung BKT [34], [35].

Như vậy, cùng với kết quả một số điều tra khác, nghiên cứu này cũng thấy rằng: hành vi nguy cơ cao có vai trò quan trọng nhất trong quá trình lây truyền HIV ở người nhiễm HIV/AIDS là dùng chung BKT trong TCMT và không sử dụng BCS trong QHTD. Nguy cơ lây nhiễm và lan truyền HIV sẽ đặc biệt cao khi có sự đan xen giữa hai hành vi này, nó làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong mỗi nhóm cũng như nguy cơ lan truyền HIV ra cộng đồng. Do vậy, những chương trình can thiệp toàn diện thường được thiết kế để dự phòng cho cả 2 hành vi nguy cơ trên.

4.1.5.3. Sinh con sau nhiễm HIV


Nhận thức và thực hành của người nhiễm HIV/AIDS về vấn đề kết hôn và sinh con còn hạn chế, họ không hiểu hết tác hại của việc sinh con khi đã nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, 20% số người nhiễm HIV/AIDS vẫn sinh con khi đã biết tình trạng bệnh, 9,6% dự định sinh con trong thời gian tới, trong khi tỷ lệ nhận được thuốc dự phòng lây truyền mẹ - con thấp (8,6%). Kết quả này cao hơn về tỷ lệ sinh con sau nhiễm HIV so với 1 nghiên cứu tại Hải Dương: 8,0%, nhưng thấp hơn nhiều ở tỷ lệ dự định sinh con (35,8%)

[28] và cũng cao hơn 1 nghiên cứu tại Thanh Hóa ở tỷ lệ đối tượng vẫn sinh con sau nhiễm HIV/AIDS (8,4%) [72]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn nghiên cứu của dự án QTC năm 2006, tại khu vực miền Bắc: tỷ lệ tỷ lệ sinh con sau nhiễm HIV (4,6%), tỷ lệ dự định sinh con (2,6%) và tỷ lệ người mẹ được dùng thuốc phòng lây truyền từ mẹ sang con (16,1%); tại khu vực miền Trung và miền Nam: tỷ lệ sinh con sau nhiễm HIV (3,5%), tỷ lệ dự định sinh con (4,1%) và tỷ lệ người mẹ được dùng thuốc phòng lây truyền từ mẹ sang con (16,0%) [6].

Những kết quả trên đây cho thấy: còn tồn tại quan niệm nặng nề về vấn đề duy trì nòi giống, cố gắng sinh con bằng bất cứ giá nào, kể cả khi đã nhiễm HIV. Cũng giống như các đứa trẻ dị tật vẫn được tiếp tục sinh ra khi mà bố mẹ chúng đã biết được tình trạng nhiễm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

chất độc da cam/dioxin của mình. Mặc dù việc kết hôn và sinh con là một nhu cầu chính đáng, là quyền của mỗi con người, song người nhiễm HIV và gia đình họ cần phải cân nhắc kỹ việc nên hay không nên làm điều đó. Một báo cáo trên thế giới cũng cho thấy: khi HIV đã tồn tại trong quần thể những người TCMT, quần thể này sẽ trở thành nguồn truyền HIV qua đường tình dục và từ mẹ sang con: 40,0% trẻ nhiễm HIV ở Uruguay sinh ra từ mẹ TCMT nhiễm HIV [139].

4.1.5.4. Ảnh hưởng một số yếu tố đến hành vi nguy cơ lây truyền HIV

Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV - AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012 - 14


Với hành vi dùng chung BKT, việc được nhận hỗ trợ từ đồng đẳng viên được tìm thấy là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. Theo đó, nhóm đối tượng nghiên cứu không được nhận hỗ trợ từ đồng đẳng viên có nguy cơ dùng chung bơm kiêm tiêm gấp 2,46 lần nhóm có nhận được hỗ trợ từ đồng đẳng viên và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=2,46; 95%CI: 1,08-5,61).

Kết quả phân tích đa biến các yếu tố có mối liên quan ở trên đến hành vi luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn đã cho thấy: các đặc điểm về tình trạng hôn nhân, được điều trị ARV, được hỗ trợ BCS và nhận hỗ trợ từ đồng đẳng viên thực sự có ảnh hưởng đến hành vi luôn sử dụng BCS khi QHTD. Giải thích thêm cho vấn đề này, người nhiễm HIV thường rơi vào trạng thái hụt hẫng, buồn chán, suy giảm sức khỏe, họ rất cần sự chia sẻ động viên của gia đình, người thân, sự quan tâm tư vấn, hỗ trợ của đồng đẳng và điều trị nâng cao sức khỏe. Sống độc thân, ly dị/góa/ly thân làm họ không được chia sẻ với người thân những lo lắng, buồn chán, thất vọng... làm họ tăng mặc cảm, tự kỳ thị của bản thân. Người nhiễm dễ bị mất phương hướng, không còn niềm tin, suy giảm trách nhiệm cá nhân, dẫn đến gia tăng hành vi nguy cơ lây truyền HIV nói chung và hành vi không thường xuyên sử dụng bao cao su nói riêng. Được sống chung với vợ/chồng, được hỗ trợ từ đồng đẳng, được điều trị ARV và nhận được BCS sẽ có ý nghĩ thiết thực đến ổn định tâm lý, cải thiện sức khỏe, ý thức nhìn nhận về cộng đồng... làm cho người nhiễm HIV/AIDS tự giác thay đổi hoặc từ bỏ hành vi quan hệ tình dục không an toàn của họ.


4.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI CỘNG ĐỒNG SAU 4 NĂM CAN THIỆP (2008 – 2012)

4.2.1. Hiệu quả về tư vấn xét nghiệm HIV

Sau 4 năm can thiệp, các nội dung TVXNTN tại địa bàn nghiên cứu đã đạt được kết quả tốt với nhiều chỉ số đánh giá (1- 5) đều tăng rõ rệt, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Biện pháp can thiệp TVCSHT trong nghiên cứu này về tổ chức các nội dung TVXNTN tại tuyến huyện, tỏ ra hợp lý và hiệu quả do gần gũi cộng đồng và dễ được người nhiễm cũng như các đối tượng nguy cơ cao (trong đó bao gồm cả những bạn tình của người nhiễm) chấp nhận. Hoạt động tư vấn đã có nhiều thay đổi tích cực, tỷ lệ được tư vấn hỗ trợ thường xuyên tăng lên rõ rệt và tỷ lệ bạn tình của người nhiễm làm xét nghiệm HIV cũng tăng cao. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Dự án Quỹ toàn cầu tại khu vực miền Bắc [5]: sau 2 năm can thiệp (2006-2008) tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn hỗ trợ thường xuyên tăng từ 49,6% lên 52,1% (CSHQ 5,0%), tỷ lệ bạn tình làm xét nghiệm HIV từ 65,2% lên 78,0% (CSHQ: 19,6%).

Tuy nhiên, một số chỉ số: tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tự nguyện xét nghiệm, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn đúng trước xét nghiệm và sau xét nghiệm HIV, không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Kết quả nghiên cứu tại huyện Rakai, Uganda châu Phi cũng chỉ ra rằng: các dịch vụ TVXNTN tại tuyến huyện và thậm chí, kết quả xét nghiệm được giao tại nhà cho đối tượng bởi các tư vấn viên được đào tạo đã giúp tăng gấp đôi khả năng tiếp cận dịch vụ TVXNTN cho những người sống ở vùng nông thôn [121].

Trong khu vực Đông Nam Á, kết quả nghiên cứu trên 3.570 khách hàng tìm kiếm dịch vụ TVXNTN tại bệnh viện huyện Sansai thuộc miền Bắc, Thái Lan cho thấy: dịch vụ TVXNTN triển khai tại cộng đồng có thể tiếp cận tốt với những đối tượng có hành vi nguy cơ cao [115]. Tại một trung tâm TVXNTN ở Campuchia, theo dõi tình trạng chuyển đổi huyết thanh giảm từ 8,5% (1996) xuống cồn 3,15 (1999). Kết quả này có thể đã phản ánh những thay đổi hành vi nguy cơ và ảnh hưởng tích cực của hoạt động tư vấn tại cộng đồng [117].

Một nghiên cứu về chi phí và sự tự nguyện đến với dịch vụ TVXNTN tại Kenya kết luận: TVXNTN nên là một thành tố quan trọng trong chiến lược chăm sóc, dự phòng HIV/AIDS của các quốc gia. Tuy nhiên, giá của dịch vụ cao đã làm tăng nỗi băn khoan về khả năng tiếp cận của người dân ở các nước có thu nhập thấp. Điều này cho thấy, nên lồng ghép dịch vụ TVXNTN vào các trung tâm chăm sóc sức khỏe sẵn có hơn là các vị trí độc lập và nhân viên tư vấn là các nhân viên y tế của nhà nước hoạt động kiêm nhiệm [113].

Tại Việt Nam, từ năm 2004, mô hình TVXNTN miễn phí triển khai lồng ghép tại tuyến tỉnh/thành và quận/huyện đã giải quyết được các bất cập trước đây. Do đó, mô hình đã thu hút ngày càng nhiều đối tượng đến tư vấn, xét nghiệm: chất lượng tư vấn cũng chuyển biến đáng kể. Mặc dù có sự tiến bộ như vậy, nhưng hoạt động tư vấn vẫn còn nhiều hạn chế, đối tượng tư vấn hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào những người TCMT, GMD, người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS. Việc tiếp cận với đối tượng tư vấn còn thụ động từ cả hai phía: tư vấn viên và đối tượng tư vấn. Các đối tượng nguy cơ cao không muốn đến các phòng TVXNTN do kỳ thị xã hội, không hiểu được lợi ích của việc tư vấn. Tư vấn viên chưa được đào tạo đẩy đủ về kỹ năng tiếp cận đối tượng, quy trình tư vấn chuẩn. Địa điểm phòng tư vấn chưa thực sự phù hợp, phương tiện truyền thông nghèo nàn, dụng cụ trực quan thiếu.... hoạt động tư vấn trong thời gian tới cần giải quyết những vấn đề trên để đáp ứng được nhu cầu tư vấn của đối tượng, tăng chất lượng và hiệu quả tư vấn [77].

4.2.2. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS từ gia đình và cộng đồng


Trên thế giới,vấn đề chăm sóc và vệ sinh dinh dưỡng được xem như một nội dung quan trọng trong công tác TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ vai trò và hiệu quả của những can thiệp tác động đến chế độ vệ sinh và dinh dưỡng cho người nhiễm [105], [106], [122], [127]. Trái lại, tại Việt Nam, vấn đề này chưa được người nhiễm, gia đình và các chương trình can thiệp quan tâm đứng mức. Ngoại trừ tỷ lệ người nhiễm ăn thức ăn bữa trước không đun lại trong nghiêm cứu này giảm xuống rõ rệt (chỉ số 9), tỷ lệ người nhiễm HIV có thói quen uống nước lã, nước đá ngoài hàng/quán, thói quen ăn rau sống (chỉ số 6 - 8) chưa có thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể (p>0,05). Mặt khác, người nhiễm HIV và cả những bệnh nhân AIDS chưa được hỗ trợ về dinh dưỡng. Nguyên nhân của việc thực hiện kém hiệu quả nội dung này do nguồn lực hạn chế, do chưa coi trọng nên chưa đưa vào các nội dung tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS. Ngoài ra, còn có nhiều quan điểm trái ngược về sự cần thiết cũng như tính công bằng xã hội trong việc hỗ trợ dinh dưỡng miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS khi mà còn nhiều đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, người nghèo ở vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm và giải quyết thỏa đáng.

Không giống nội dung chăm sóc và vệ sinh dinh dưỡng, sự quan tâm, hỗ trợ khác của gia đình và cộng đồng sau 4 năm can thiệp đã đạt kết quả tốt. Những số liệu về tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tỷ lệ người nhiễm được gia đình và cộng đồng chăm sóc, hỗ trợ đã tăng lên rõ rệt (chỉ số 11, 13), tỷ lệ bị gia đình và cộng đồng ruồng bỏ, xa lánh cũng đã giảm sau

can thiệp, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (chỉ số 10, 12). Đánh giá sau 2 năm can thiệp (2002 - 2004) tại 5 tỉnh Lai Châu, Quảng Trị, An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp của Ngân hàng Phát triển châu Á [10] cũng nhận xét: nhìn chung, tỷ lệ gia đình đã biết tình trạng nhiễm HIV của người thân tại 5 tỉnh đều cao trên 90% và đa số đã chấp nhận, giúp đỡ họ. Như vậy, mặc dù trong thời gian qua công tác tư vấn, truyền thông được tăng cường với nhiều nội dung và hình thức phong phú đã làm chuyển đổi nhìn nhận của đại bộ phận cộng đồng về căn bệnh HIV/AIDS, nhưng để tiến tới xoá bỏ sự xa lánh, ruồng bỏ của gia đình và cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác truyền thông, tuyên truyền về chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy, vấn đề tăng cường hơn nữa sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và cộng đồng cho hoạt động này cần được quan tâm thực hiện trong thời gian tới.

4.2.3. Tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS


Sau 4 năm can thiệp, người nhiễm HIV/AIDS tại các địa bàn nghiên cứu đã có khả năng tiếp cận với các dịch vụ dễ dàng hơn. Các tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị ARV, được chụp X - Quang phát hiện Lao (chỉ số 14 - 16); được cung cấp BCS, nhận được BKT; được hỗ trợ từ đồng đẳng viên, được sinh hoạt câu lạc bộ (chỉ số 17 - 20) đều tăng rõ rệt, có ý nghĩa thống kê (p<0,01 và p<0,05). Như vậy, việc bố trí các dịch vụ tại cộng đồng (tuyến huyện/thành/thị, xã/phường) rõ ràng đã gần gũi, thân thiện và dễ dàng tiếp cận hơn đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đánh giá sau 2 năm can thiệp của Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng nhận xét: những can thiệp đã làm thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ người nhiễm nhận được các hỗ trợ đã tăng rõ rệt so với điều tra cơ bản (từ 46,7% lên 79,1%) [10]. Tuy vậy, tại nghiên cứu này, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS nhận được tờ rơi, tờ bướm 6 tháng trước điều tra (73,1%) không tăng mà giảm so với trước can thiệp (chỉ số 21). Điều này có thể giải thích là do kinh phí của dự án những năm gần đây bị cắt giảm do Việt Nam đã vượt qua mức thu nhập trung bình, mặt khác nguồn kinh phí chương trình mục tiêu cũng hạn hẹp nên lượng tờ rơi, tờ bướm giảm mạnh so với giai đoạn đầu của can thiệp.

Nhìn chung, sau 4 năm triển khai các hoạt động can thiệp cộng đồng, các nội dung đề ra đã thu được kết quả tốt, hiệu quả của can thiệp cộng đồng đã thể hiện rõ rệt ở việc thay đổi của hầu hết các chỉ số. Điều này cho thấy: nghiên cứu đã xác định đúng hành vi, nhu cầu và thực trạng của công tác TVCSHT cho người nhiễm HIV/AIDS. Những hiệu quả thu được còn cho thấy: hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng là phù hợp và cần

nhân rộng. Mặc dù, cũng phải nhận thấy, tuy đã có chuyển biến tốt sau 4 năm tiến hành các hoạt động can thiệp, một số nội dung hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu. Các hành vi lây truyền HIV qua cả 3 đường lây ở người nhiễm HIV/AIDS còn cao. Việc duy trì và tăng cường các hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng trong thời gian tới vẫn cần thiết, cấp bách.

4.2.4. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 4.2.4.1.Tiêm chích ma túy không an toàn

Do được TVCSHT và được cấp phát BKT nên hành vi TCMT không an toàn được cải thiện đáng kể tại địa bàn triển khai sau 4 năm can thiệp cộng đồng. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn TCMT tháng trước điều tra (chỉ số 22) đã giảm rõ rệt (p< 0,01), Tuy vậy, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS có TCMT trong tháng trước điều tra vẫn dùng chung BKT (chỉ số

23) giảm chưa nhiều, không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh [59] cũng cho thấy hiệu quả thay đổi hành vi ở những người TCMT nhiễm HIV/AIDS: tỷ lệ còn TCMT trong tháng trước điều tra giảm từ 96,4% xuống 72,1%; tỷ lệ dùng lại BKT giảm từ 24,3% xuống 17,3% và đưa BKT cho bạn chích từ 16,6% xuống còn 12,1%.

Kết quả can thiệp của dự án ”cộng đồng hành động phòng chống AIDS” tại Lai Châu, Quảng Trị, Đòng Tháp, An Giang và Kiên Giang [10] cũng cho biết hiệu quả thay đổi hành vi nguy cơ ở những người TCMT nhiễm HIV: tỷ lệ dùng riêng BKT đã tăng từ 16,0% lên 76,4 %.

4.2.4.2. Quan hệ tình dục không an toàn


Đã có những thay đổi nhất định trong hành vi QHTD an toàn của nam nhiễm HIV với GMD, tỷ lệ không sử dụng BCS đã giảm trong cả lần QHTD gần nhất cũng như trong 12 tháng trước cuộc điều tra đánh giá sau can thiệp (chỉ số 24 - 26). Song, sự thay đổi này còn hạn chế, chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đối với BTTX, tỷ lệ không thường xuyên sử dụng BCS đã không giảm cả trong lần QHTD gần nhất và trong 12 tháng trước cuộc điều tra đánh giá sau can thiệp (chỉ số 27, 28). Điều này thể hiện ý thức cộng đồng chưa tốt của người nhiễm là nam giới trong việc ngăn ngừa lây truyền dịch bệnh. Ở nữ giới nhiễm HIV, có sự biến chuyển đáng kể hành vi QHTD không an toàn với BTTX (chỉ số 29, 30). Tỷ lệ sử dụng BCS đã tăng cả trong lần QHTD gần nhất cũng như 12 tháng trước điều tra sau can thiệp. Tuy nhiên, sự thay đổi của các chỉ số chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của dự Quỹ toàn cầu cho thấy, sau 2 năm can thiệp 2006 - 2008 cho thấy, ở khu vực miền Bắc: tỷ lệ không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với GMD không giảm mà tăng từ 24,0% lên 33,4%, tỷ không thường xuyên sủ dùng BCS trong 12 tháng trước cuộc điều tra cũng không giảm mà tăng từ 51,5% lên 67,2%; tuy nhiên, ở khu vực miền Trung và miền Nam: tỷ lệ không sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với GMD giảm rõ rệt từ 27,7% xuống 13,9% (CSHQ: 49,8%), tỷ không thường xuyên sử dụng BCS trong 12 tháng trước cuộc điều tra cũng giảm từ 57,1% xuống 50,1% (CSHQ: 13,2%) [5].

Hiệu quả can thiệp của Ngân hàng Phát triển châu Á sau 2 năm triển khai các hoạt động cũng chỉ ra: tỷ lệ sử dụng BCS đã tăng rõ rệt cả trong lần QHTD gần nhất (từ 50,0% lên 81,7%) cũng như trong 12 tháng trước điều tra đánh giá lại (từ 24,2% lên 60,8%) [63]. Như vậy, các nội dung can thiệp giảm nguy cơ trong QHTD cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS được đánh giá là cần thiết, phù hợp, bước đầu đạt hiệu quả nhất định, nhưng cần được tăng cường và duy trì trong thời gian dài.

Việc giảm hành vi nguy cơ trong QHTD liên quan nhiều đến thái độ, sự chấp nhận và chia sẽ giữa các cập bạn tình. Trong việc thực hiện hành vi an toàn tình dục và tham gia các hoạt động dự phòng, phụ nữ thường có vai trò thụ động. Rào cản lớn nhất đối với việc xét nghiệm HIV và tiết lộ tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ bao gồm: lo sợ phản ứng của bạn tình khi thông báo kết quả xét nghiệm, đối mặt với việc phải đưa ra quyết định... Sự cảm nhận về nguy cơ cá nhân có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS là yếu tố chủ yếu làm cho phụ nữ vượt qua rào cản đến các cơ sở xét nghiệm HIV. Mặt khác, khi các cặp bạn tình được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ, bản thân họ sẽ giúp nhau thực hiện các hành vi an toàn [119]. Đây là những khía cạnh cần quan tâm trong việc điều chỉnh nội dung hoạt động TVCSHT cho người nhiễm HIV/AIDS trong thời gian tới.

4.2.4.3. Sinh con sau nhiễm HIV

Nhìn chung, đã có sự thay đổi hành vi sinh con của người nhiễm HIV/AIDS sau 4 năm can thiệp: tỷ lệ sinh con sau nhiễm HIV đã giảm sau can thiệp (chỉ số 31). Tuy nhiên, vấn còn 15,7% đối tượng vẫn sinh con sau nhiễm, đặc biệt tỷ lệ dự định sinh con trong thời gian tới (15,4%) tăng hơn sau can thiệp (chỉ số 32). Điều này có thể lý giải do hiệu quả của truyền thông, tư vấn về vấn đề này trong quá trình can thiệp còn hạn chế, hoặc do mong muốn sinh con ở người nhiễm cao (họ chấp nhận sinh con với bất cứ giá nào), hoặc có thể do tác động của hiệu quả tốt của chương trình DPLTMC trong những năm gần đây, có một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023