Về Việc Phạt Siêu Thị Bán Hàng Kém Chất Lượng

nước cần có các biện pháp về việc hoàn thiện và quy định một cách chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn.

2.1.1. Về việc đăng ký, thành lập siêu thị

Cần phải đưa ra quy trình, thủ tục rõ ràng, nhất quán với tiêu chí là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho những cá nhân, tổ chức muốn mở siêu thị. Việc tăng số lượng siêu thị mới phải được xem xét một cách hợp lý: tăng bao nhiêu, mở ra ở đâu, quy mô như thế nào để đảm bảo hiệu quả hoạt động, đồng thời phải cải thiện chất lượng hệ thống siêu thị. Tới năm 2010, sẽ không còn siêu thị không thể phân loại. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khuyến khích thành lập các hiệp hội siêu thị và liên kết tổ chức ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến siêu thị. Sở dĩ như vậy vì hiện nay, các siêu thị ở Việt Nam phần lớn đều hoạt động độc lập, riêng lẻ, do đó, hiệu quả kinh doanh không cao vì các khâu của quá trình cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng như cung ứng đầu vào, vận chuyển, phân phối thực hiện một cách rời rạc gây lãng phí thời gian, tiền bạc mà hiệu quả lại không cao. Hiện chỉ có Hiệp hội siêu thị ở Hà Nội thành lập cuối năm 2004, còn ở các tỉnh, thành phố khác vẫn chưa có. Tuy nhiên, hoạt động của Hội mới chỉ mang tính chất hô hào, nhắc nhở, vai trò của Hội rất lỏng lẻo, rời rạc. Luật về Hội vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Trong khi đó, ở một số nước, việc vào Hội vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi. Một lô hàng ở Nhật muốn xuất khẩu thì phải lấy được chữ ký của chủ tịch Hiệp hội siêu thị Nhật Bản.

2.1.2. Về tiêu chuẩn của siêu thị

Cần quy định rõ ràng tiêu chuẩn, điều kiện để một cửa hàng trở thành một siêu thị và quy định rõ đặc điểm, tính chất của mọi loại hình siêu thị để một siêu thị có tên gọi thích hợp là siêu thị, siêu thị nhỏ, đại siêu thị, siêu thị chuyên doanh hay chỉ là cửa hàng tiện lợi chứ chưa đạt tiêu chuẩn là siêu thị.

2.1.3. Về việc phân hạng siêu thị

Cần hoàn thiện theo hướng điều chỉnh tiêu chuẩn phân hạng cho phù hợp với thực tiễn và tiện lợi cho quản lý, đặc biệt cần điều chỉnh quy mô về diện tích kinh doanh và tập hợp hàng hóa giữa hai hạng siêu thị II và III. Nên quy định diện tích tối thiểu đối với siêu thị loại II là từ 1000 m2 trở lên thay vì 2000 m2 như quy định trong Quy chế. Trong so sánh với các nước và thực tế cho thấy với một siêu thị kinh doanh tổng hợp, diện tích bán hàng từ 1000 m2 trở lên đã có thể cho tập hợp hàng hóa phong phú đáp ứng được phần lớn nhu cầu cần thiết của người dân. Hơn nữa, nếu xếp những siêu thị với diện tích bán hàng gần 2000 m2 đồng loại với những cửa hàng chỉ có diện tích chưa bằng 1/3 (tức 500 m2) thì sẽ thiệt thòi cho các siêu thị lớn hơn.

2.1.4. Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc quy định chặt chẽ các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết vì đa số hàng hóa bày bán trong siêu thị đều là hàng thực phẩm; và các khách hàng thì quan tâm nhất đến chất lượng sản phẩm khi đến mua hàng ở siêu thị trong khi các siêu thị ở nước ta chưa mấy chú trọng đến điều này. Hiện nay, Việt Nam đã có những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/07/2003 về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi còn rất thấp. Như vậy, siêu thị được xem là mũi tiên phong trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như giảm tình trạng lộn xộn trong vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Với những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, lại có điều kiện để kiểm tra, giám sát tập trung. Chịu sự giám sát và thực thi nghiêm chỉnh pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chính là cơ sở đảm bảo vững chắc cho sự phát triển lâu dài của siêu thị. Việc tăng cường quản lý vệ sinh an toàn một cách chặt chẽ trong các siêu thị được coi là mô hình quản lý hiệu quả để từng bước

áp dụng cho các hình thức bán lẻ khác, khắc phục tình trạng lộn xộn không quản lý được như ở các chợ truyền thống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

2.1.5. Về việc phạt siêu thị bán hàng kém chất lượng

Theo quy định đảm bảo chất lượng hàng hóa, tại các siêu thị cần quản lý chặt chẽ nguồn hàng nhập vào. Thậm chí, người chịu trách nhiệm nhập hàng phải ký tên vào bao bì và chứng từ nhập hàng; chính họ cũng là người phải chịu trách nhiệm khi sai phạm xảy ra ở khâu nhập hàng. Ngoài ra, cần dán nhãn hàng hóa đầy đủ, hàng nào giá đó. Tuy nhiên, lực lượng thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý thị trường hiện nay quá mỏng và cũng chỉ kiểm tra 1 lần/siêu thị/năm. Qua kiểm tra thực tế, tại các siêu thị, chỉ vì lợi nhuận nhiều mà siêu thị biết sai vẫn cố tình vi phạm. Thậm chí, nhiều siêu thị còn tỏ ra “nhờn thuốc” với mức xử phạt quá nhẹ. Cụ thể, với những sai phạm ở siêu thị Big C, với việc ghi nhãn mác hàng hóa có biểu hiện lừa dối khách hàng như “nho Mỹ”, “me Thái Lan”...đã bị đoàn kiểm tra phát hiện (10/08/2007) chỉ bị phạt 500.000 đồng.31 Để bảo vệ người tiêu dùng, cần phải tăng khung phạt các siêu thị bán hàng kém chất lượng. Chẳng hạn: nếu phát hiện sai phạm lần thứ nhất, tiến hành phạt hành chính; lần thứ hai phạt gấp

Hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - thực trạng và các đề xuất phát triển - 10

100 lần; lần thứ ba, thu giấy phép đăng ký kinh doanh; lần thứ tư, truy tố trước pháp luật. Có như thế, các siêu thị sẽ không dám tái phạm, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

2.1.6. Về công nghệ quản lý tiên tiến

Kinh doanh siêu thị cần sử dụng những công nghệ tiên tiến để quản lý tất cả các hoạt động của siêu thị. Vì vậy, hoàn thiện môi trường pháp lý về khoa học công nghệ sẽ giúp kinh doanh siêu thị hiệu quả hơn. Để khuyến khích phát triển siêu thị, Nhà nước cần hỗ trợ ứng dụng và phát triển khoa học quản lý bán lẻ hiện đại; bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ đối với những sản


31 Theo “Siêu thị bán hàng kém chất lượng – người tiêu dùng chịu thiệt”, 31/08/2007

phẩm khoa học công nghệ liên quan đến hoạt động quản lý siêu thị; bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh siêu thị.

* Để buộc các tổ chức liên quan phải thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế đã được đặt ra, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chúng một cách sát sao, thậm chí phải dùng cả biện pháp cưỡng chế. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra còn rườm rà, phức tạp nên thường chậm trễ và không bắt kịp thời; hay khi phát hiện sai phạm vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể... Vì vậy, trong thời gian tới khi đưa siêu thị vào hoạt động một cách bài bản thì công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần thay đổi cho phù hợp. Cần xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát các siêu thị phù hợp với mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với siêu thị cũng như phù hợp với tình trạng phát triển của siêu thị. Để đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống siêu thị văn minh, hiện đại, cần phải tập trung vào những lĩnh vực như: kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng..; kiểm tra tính minh bạch, rõ ràng trong việc niêm yết giá hay thay đổi giá cả; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn như phòng cháy chữa cháy, an ninh siêu thị... Đồng thời, Nhà nước cũng cần xác định rõ và đề cao vai trò kiểm tra, kiểm soát sự hình thành, phát triển và kinh doanh siêu thị.

2.2. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về kinh doanh siêu thị

Trước bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu như nhận thức và hiểu biết về siêu thị của nước ta còn chưa đầy đủ và sâu sắc. Những hạn chế này rõ ràng là ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của hệ thống siêu thị của Việt Nam, kể cả những đối tác cung ứng dịch vụ kinh doanh siêu thị lẫn phía cầu là người tiêu dùng, khách hàng của siêu thị và cơ quan quản lý điều tiết thị trường. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về lĩnh vực kinh doanh

siêu thị là rất cần thiết để hoạt động này đi vào nề nếp, chuyên môn hóa cao, đảm bảo điều kiện và môi trường phát triển lâu dài.

2.2.1. Đối tượng tuyên truyền

Đối tượng tuyên truyền là toàn xã hội, trong đó cần xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cụ thể và phù hợp cho các đối tượng là các nhà hoạch định chính sách siêu thị, các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội siêu thị, ngành hàng và người dân. Ở đây, cần chú trọng đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam và hiệp hội siêu thị Việt Nam. Việc tuyên truyền, phổ biến cũng cần đi liền với các khuyến khích, hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có đủ tự tin và năng lực tham gia phát triển hệ thống siêu thị nước nhà.

2.2.2. Các hình thức phổ biến, tuyên truyền giáo dục

Sử dụng các hình thức đa dạng và sinh động, từ các hình thức giáo dục cộng đồng, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng, tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo tổng hợp và chuyên đề đến việc cải cách hệ thống giáo dục quốc gia, đưa học sinh từ các trường trung học cơ sở tiếp cận và làm quen dần với các khái niệm về kinh tế thương mại, kinh doanh chung cho đến giáo dục hướng nghiệp cấp phổ thông trung học và đào tạo chuyên sâu ở cấp bậc đại học và trên đại học.

2.2.3. Nội dung tuyên truyền

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới kinh doanh siêu thị, về sự cần thiết khách quan, những cơ hội và thách thức của việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam trong môi trường kinh tế quốc tế toàn cầu hóa, khu vực hóa.

Thiết kế và phổ biến các chương trình chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế, về luật chơi quốc tế mà Việt Nam tham gia, nội dung các hiệp định của WTO, các hiệp định tự do hóa khu vực, tiểu khu vực và song phương mà Việt Nam đã ký kết và tham gia có liên quan tới lĩnh vực phân phối bán lẻ cho

các đối tượng quan trọng và trực tiếp là thương nhân, hiệp hội siêu thị, hiệp hội ngành hàng, các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa cho siêu thi.

Thể hiện rõ quan điểm phát triển hệ thống siêu thị là động lực cho công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Việt Nam trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước, chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Công thương và quán triệt, phổ biến tới toàn xã hội.

Bộ Công thương trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về những thách thức mới đối với phát triển hệ thống siêu thị trong điều kiện hội nhập. Đồng thời, Bộ phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ/ngành liên quan trong việc lập và thực hiện các kế hoạch, chương trình thông tin quốc gia về phát triển hệ thống thương mại văn minh hiện đại trong bối cảnh hội nhập.

2.3. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh doanh siêu thị bán lẻ

Nhà nước cần xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển siêu thị một cách phù hợp.

2.3.1. Chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh siêu thị

Có thể nói để phát triển siêu thị thì mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nhất là ở các thành phố lớn đông dân ở nước ta, mặt bằng chính là những cản trở lớn nhất trong việc phát triển siêu thị, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị Việt Nam với tiềm lực kinh doanh hạn chế, việc sở hữu hay sử dụng một diện tích đáng kể để mở một siêu thị là điều không hề đơn giản. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước.

Nhà nước cần đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại nội địa, ưu tiên và hỗ trợ cho thuê mặt bằng kinh doanh; cần dành quỹ đất thích hợp cho phát triển hệ thống siêu thị và chính sách đối với quỹ đất dành cho siêu thị cũng được ứng xử như chính sách đối với quỹ đất dành để phát triển các chợ đầu mối.

Nhà nước cũng cần tạo điều kiện tiếp cận mặt bằng kinh doanh như nhau cho mọi thương nhân không phân biệt thành phần kinh tế. Chính sách ưu tiên về thuê đất và cấp phép, đầu tư các hạng mục kết cấu hạ tầng thương mại lớn cần đảm bảo sự rõ ràng, công bằng và minh bạch cho mọi thương nhân đủ điều kiện.

Trong các khu đô thị mới nên dành diện tích phù hợp cho các doanh nghiệp thuê, ưu tiên, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác sử dụng mặt bằng để xây dựng hạ tầng phân phối, bán lẻ. Thậm chí, sử dụng mặt bằng các cơ sở xây dựng, sản xuất cho mục đích xây dựng các siêu thị. Có chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư đối với những đơn vị mạnh dạn đầu tư ở các tỉnh, nơi thị trường và sức mua phát triển có mức độ, việc đầu tư đòi hỏi phải chấp nhận trong thời gian đầu chưa có hoặc có mức lợi nhuận thấp. Chiến lược và quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị phải là một bộ phận nhất thể hóa trong chiến lược phát triển thương mại đất nước và trong quy hoạch kêt cấu hạ tầng thương mại của đất nước.

2.3.2. Chính sách ưu đãi tín dụng và thuế

Cho đến nay, chưa có chính sách tín dụng nào cho việc ưu tiên phát triển siêu thị. Do đó, các doanh nghiệp muốn kinh doanh siêu thị phải tự tìm các nguồn vốn mà không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào từ Nhà nước và ngân hàng. Do đặc thù của kinh doanh siêu thị là cần vốn đầu tư lớn nhưng thời gian hoàn vốn lâu dài, phải chịu lỗ trong thời gian đầu, vì thế doanh nghiệp trong nước cần được hỗ trợ về nguồn vốn mới có thể mạnh dạn đầu tư phát triển để cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài với tiềm lực về vốn vô cùng lớn. Đặc biệt, Nhà nước nên dành ưu tiên phát triển các siêu thị quy mô lớn, đầu tư phát triển siêu thị bao gồm các nguồn vốn được huy động từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (vốn từ ngân sách trung ương và địa phương), vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, vốn của nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2.3.3. Chính sách khuyến khích đầu tư để phát triển hệ thống siêu thị quy mô lớn hay chuỗi siêu thị ở Việt Nam

Cần khuyến khích đầu tư trong nước đi đôi với việc gọi vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng một số siêu thị đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Siêu thị là loại hình thương nghiệp văn minh, hiện đại và rất mới mẻ. Sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị là phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay. Từ đó, chúng ta có thể tiếp cận để làm quen và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ phía đối tác về mô hình mới mẻ này.

Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các siêu thị trong và ngoài nước hay giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau để hình thành tập đoàn siêu thị hay các doanh nghiệp đủ mạnh để có thể đầu tư vào phát triển hệ thống siêu thị hiện đại.Với tiềm lực về vốn lớn hơn, các doanh nghiệp có thể đầu tư, có thể có sức mạnh thị trường lớn, có sức mạnh đàm phán lớn đối với các nhà cung cấp để có nguồn hàng rẻ hơn, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, nếu các siêu thị trong nước liên kết với nhau có thể tăng năng lực cạnh tranh để cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ lớn, có thể giúp doanh nghiệp trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lý của các siêu thị nước ngoài một cách hiệu quả.

2.3.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng siêu thị

Nhà nước cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối hiện đại nói riêng và toàn bộ thị trường nội địa nói chung và phải coi đây là một việc làm đồng bộ. Các việc phải làm như quy hoạch mạng lưới, đầu tư xây dựng mới các siêu thị, khu siêu thị, khu mua sắm; xây dựng hệ thống logistics hoàn chỉnh và hoạt động liên suốt từ công tác thu mua, chế biến, bảo quản, tồn trữ, hệ thống kho hàng, vận chuyển điều phối; các trang thiết bị và công cụ bán hàng, ứng dụng công nghệ thông tin và các công cụ bằng điện

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí