Về Nghệ Thuật Trưng Bầy Hàng Hóa Trong Siêu Thị

trực tiếp từ nhà sản xuất, xây dựng một dây chuyền phân phối hợp lý và cố định từ khâu sản xuất đến khâu nhập hàng hóa vào kho hàng của siêu thị, nhằm giảm thiểu các chi phí trung gian.

Ngoài giá cả hợp lý, phải chăng, tâm lý khách hàng muốn sản phẩm phải được ghi giá rõ ràng, cụ thể. Mỗi loại nhãn mác, tuỳ theo mức độ yêu thích và thường xuyên sử dụng của khách hàng mà các siêu thị có thể ghi giá khác nhau. Đôi khi, với một nhãn hiệu hàng hóa đang được yêu thích, các siêu thị có thể định giá cao hơn và các nhãn hiệu khách hàng đã chán hoặc khách hàng không yêu thích nữa thì có thể ghi giá thấp hơn. Điều này có thể thu hút khách hàng và đảm bảo nguồn doanh thu. Trong công tác định giá cho hàng hóa, các siêu thị cần chú ý khảo sát giá niêm yết trên các hàng hóa cùng loại, cùng nhãn hiệu ở các siêu thị bạn để có thể so sánh và quyết định đưa ra mức giá cạnh tranh nhất.

1.5.3. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Có thể nói đây là chính sách quan trọng nhất trong các chính sách Marketing mà các siêu thị cần thực hiện để cạnh tranh được trong điều kiện hội nhập. Đây là chính sách thể hiện sự sáng tạo và khác biệt của mỗi siêu thị. Nó không chỉ là việc áp dụng kiến thức cơ bản hay kinh nghiệm đơn thuần, máy móc mà còn là một nghệ thuật sáng tạo. Hiện nay, các siêu thị Việt Nam đã bước đầu thực hiện các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ kinh doanh và đã đạt được hiệu quả.

1.5.3.1. Về hình thức bán hàng

Các siêu thị cần đa dạng hóa các hình thức bán hàng như bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua truyền hình, bán hàng qua catalog, bán hàng trực tuyến qua mạng...để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Các phương thức bán hàng qua truyền hình hay qua mạng cần có sự giúp đỡ của các lĩnh vực khác như thương mại điện tử hay truyền hình. Với điều kiện của Việt Nam hiện nay, sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên,

bán hàng qua điện thoại và qua catalogue hoàn toàn có thể thực hiện được tại các siêu thị Việt Nam. Các siêu thị nên chủ động gửi đi các catalogue giới thiệu chi tiết các sản phẩm đến các khách hàng có nhu cầu hay cho các khách hàng thường xuyên hay đến người thân, bạn bè. Những người được gửi các catalogue đó không cần phải đến xem hàng tại siêu thị mà họ có thể xem trên catalogue và quyết định mua hàng. Chỉ cần một cuộc điện thoại đến siêu thị, họ sẽ được đáp ứng nhu cầu mua hàng của mình. Hai phương thức này có thể kết hợp với nhau để đẩy mạnh việc bán hàng. Muốn vậy, siêu thị cần có một hệ thống điện thoại luôn luôn kết nối được với khách hàng và một hệ thống kết nối đơn giản để vận chuyển hàng hóa đến tận nhà người mua hàng. Tùy quy mô hoạt động của từng siêu thị mà xây dựng hệ thống phân phối hay mạng lưới đường dây điện thoại phù hợp với siêu thị đó.

1.5.3.2. Về nghệ thuật trưng bầy hàng hóa trong siêu thị

Đi mua hàng ở nhiều siêu thị, người tiêu dùng không thể tìm thấy hàng hóa mình cần mua ở đâu do hàng hóa trưng bày lộn xộn và chồng chéo lên nhau, sắp xếp không đồng đều và không ngăn nắp, không theo chủng loại mặt hàng; các mặt hàng này che kín các mặt hàng khác hay biển tên của sản phẩm này lẫn với sản phẩm khác. Các giá bán hàng kê sát nhau, lối đi hẹp làm khách hàng cảm thấy bất tiện vì thỉnh thoảng lại va chạm nhau hay cảm thấy bất tiện vì lúc nào cũng phải cảnh giác. Do vậy, các siêu thị Việt Nam trước tiên phải nắm rõ các quy tắc sắp xếp và trưng bày hợp lý các hàng hóa trong siêu thị. Chẳng hạn như, trong các siêu thị ở nước ngoài, lúc mới vào siêu thị, người mua hàng đã có thể xác định được khu vực nào bán những mặt hàng gì và có thể định hướng ngay khu vực bày bán hàng hóa mình muốn mua. Các siêu thị của Việt Nam cần học tập đặc điểm này. Các tiêu chí sắp xếp hàng hóa tối thiểu là phải dễ nhìn, dễ tìm, vừa tầm mắt, theo đúng phân loại, phân nhóm hàng sao cho phù hợp với mọi đối tượng. Ví dụ như hàng hóa phục vụ nhu cầu của đàn ông thì sắp xếp trên cùng của giá hàng, còn của trẻ em thì ở

dưới thấp; hay các mặt hàng thường tiêu dùng phải xếp ở vị trí mà tất cả mọi đối tượng đều có thể tiếp cận được. Ngoài ra, các siêu thị nên sắp xếp hàng hóa ăn theo, có nghĩa là sắp xếp các mặt hàng phụ có liên quan bên cạnh mặt hàng chính. Điều này gợi cho khách hàng nhu cầu phụ thêm khi mua một mặt hàng nào đó. Chẳng hạn, bàn chải đánh răng bày cạnh kem đánh răng; hay đồ vệ sinh nhà cửa bày cùng với chổi quét nhà, lau nhà...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.5.3.3. Về hoạt động quảng cáo

Trên thế giới, việc quảng cáo của các siêu thị được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng ở Việt Nam, việc này còn chưa được phổ biến. Hầu hết các siêu thị Việt Nam đều không có bất cứ chương trình quảng cáo chính thức nào về siêu thị của mình. Mới chỉ có các sản phẩm được quảng cáo trên các tạp chí hay cẩm nang mua sắm có bày bán tại siêu thị đó mà thôi. Mới gần đây, người ta mới thấy các mẩu quảng cáo về các siêu thị điện máy hay siêu thị đồ gỗ, đồ nội thất trên ti vi, tạp chí, còn các siêu thị tổng hợp thì tuyệt nhiên không có. Có thể thấy các siêu thị lớn của nước ngoài như Big C, Metro thì luôn tung ra các chương trình quảng cáo rầm rộ trên báo, tạp chí, cẩm nang mua sắm, thậm chí trên cả phương tiện công cộng như xe buýt. Cứ 10 ngày hoặc hàng tuần, Metro và Big C đều xuất bản “cẩm nang mua sắm” nhằm giới thiệu cho khách hàng những mặt hàng đang có bán hoặc sẽ có bán trong tuần sau cùng các chương trình khuyến mại dành cho mọi khách hàng và dành cho thành viên. Và hiệu quả của quảng cáo đã được chứng minh. Có thể thấy khách hàng đến siêu thị Metro, Big C ngày càng đông. Do đó, việc cần làm là các siêu thị Việt Nam cần phải có chính sách đầu tư vào chiến lược quảng cáo một cách thực sự và nghiêm chỉnh. Chính quảng cáo sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của một siêu thị và góp phần thuyết phục khách hàng đến với siêu thị của mình. Có nhiều phương thức và phương tiện quảng cáo. Đối với các siêu thị nhỏ có thể tiến hành phát tờ rơi quảng cáo hay đăng các mẩu quảng cáo trên các tạp chí, báo chí hay trên các banner quảng cáo.

Hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - thực trạng và các đề xuất phát triển - 9

Còn đối với các siêu thị hoạt động với quy mô lớn thì có thể quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, phát hành các cẩm nang mua sắm trong siêu thị, trong đó có giới thiệu về các hoạt động khuyến mại, các sản phẩm mới của siêu thị, tư vấn cách chọn hàng... và tặng chúng cho khách hàng thường xuyên hoặc các tổ chức, đoàn thể, nơi làm việc của khách hàng mục tiêu.

1.5.3.4. Về hoạt động khuyến mại

Đây là hoạt động không còn lạ với các siêu thị ở Việt Nam. Hầu hết các siêu thị đều đã tung ra các chiêu bài khuyến mại thu hút khách hàng. Cần chú ý là luôn đưa ra các hình thức khuyến mại phù hợp với từng thời điểm, từng sự kiện để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

1.5.3.5. Về dịch vụ chăm sóc khách hàng

Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị trên thế giới đã cho thấy muốn kinh doanh siêu thị hiệu quả cần phải coi khách hàng là mục tiêu hoạt động lớn nhất mà các siêu thị hướng đến, phải luôn coi khách hàng là số 1, luôn tìm mọi cách phục vụ lợi ích của khách hàng. Do đó, các siêu thị cần đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng chi tiết và tỉ mỉ.

Tăng cường chất lượng phục vụ và hỗ trợ khách hàng khi đến mua sắm ở siêu thị như giúp đổi tiền, rút tiền ở thẻ, thu hộ séc cho khách hàng, gói quà miễn phí cho khách hàng, tư vấn miễn phí cho khách hàng, có bãi gửi xe miễn phí, hàng mua rồi có thể đem đổi hoặc trả lại nếu chất lượng không được đảm bảo trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ..). Ngoài ra, các siêu thị nên mở một trung tâm chăm sóc khách hàng có trang bị hệ thống điện thoại để có thể giải đáp thắc mắc của tất cả các khách hàng, kể cả đến siêu thị hoặc các nơi khác gọi đến. Trung tâm này là nơi xử lý mọi yêu cầu của khách hàng về các chế độ ưu đãi mà khách hàng được hưởng do siêu thị đưa ra và nhà sản xuất đưa ra. Trung tâm này có thể kết hợp với việc bán hàng qua điện thoại. Việc đẩy mạnh chất lượng phục vụ khách hàng như thế này

hoàn toàn có thể thực hiện được với các siêu thị Việt Nam. Điều này làm cho khách hàng tin tưởng và thích đến với siêu thị hơn.

Các siêu thị nên có những biện pháp để gần gũi với khách hàng hơn nữa. Ở Việt Nam, hầu hết các siêu thị không hề có việc làm nào để thể hiện mối liên hệ với khách hàng, tìm hiểu khách hàng hay kết thân với khách hàng như các siêu thị ở nước ngoài. Điều này làm cho người tiêu dùng không hề ấn tượng gì về siêu thị mà họ đến đó chỉ vì tình cờ hay nhân tiện và có thể lần sau tình cờ họ sẽ lại ở một siêu thị khác. Để phát triển và thu hút khách hàng, các siêu thị ở nước ta cần tạo ấn tượng và làm cho khách hàng nhớ đến hình ảnh của mình bằng cách ngoài việc có chất lượng phục vụ cao thì cần phải thể hiện sự quan tâm, thân thiện và tỏ ra mình rất cần khách hàng. Chẳng hạn như, có thể lập câu lạc bộ khách hàng VIP, gồm những khách hàng có số lần đến với siêu thị đạt một con số nào đó. Những khách hàng này sẽ được phát thẻ VIP và có những ưu đãi hấp dẫn mà các khách hàng bình thường không có được như được tặng quà nhân dịp các ngày lễ, mua hàng với ưu đãi giảm 5%... Ngoài ra, các siêu thị có thể thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận hay tư vấn miễn phí các kiến thức liên quan đến dinh dưỡng, gia đình, bà mẹ và trẻ em...; hay hàng tuần tổ chức các buổi buổi diễn ca nhạc thời trang nhằm thu hút khách hàng đến để xem và sau đó mua hàng.

Không những thế, để chăm sóc nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ, các siêu thị cũng nên đưa ra các dịch vụ kèm theo với siêu thị để phục vụ khách hàng đến mua hàng như phòng nghỉ cho khách hàng, canteen phục vụ ăn uống, dịch vụ làm tóc, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ massage... Như thế, khách hàng sẽ tìm thấy sự tiên lợi tối đa khi chỉ đi đến một chỗ mà vừa có thể mua sắm vừa có thể tham gia các dịch vụ cần thiết. Đây là biện pháp mà hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều thực hiện và họ đã đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng. Tất nhiên, để làm được điều đó, các siêu thị phải bỏ ra một số kinh phí lớn, nhưng phải cần xác định đây là khoản đầu tư cần thiết và

quan trọng. Các siêu thị nên có kế hoạch chi tiêu, tính toán hợp lý và đưa chi phí chăm sóc khách hàng là một khoản mục đầu tư quan trọng trong chi phí kinh doanh của siêu thị.

1.5.4. Chính sách phân phối

Siêu thị nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống siêu thị giúp giải quyết rất nhiều mâu thuẫn và khó khăn giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trước đây, hoạt động phân phối hàng hóa do người sản xuất khống chế và kiểm soát. Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, sự thay đổi của công nghệ, khoa học, kỹ thuật và các nhân tố xã hội...thì việc phân phối chủ yếu do hệ thống bán lẻ đảm nhận. Người tiêu dùng trên thị trường ngày càng đòi hỏi những dich vụ ngày càng phù hợp với nhu cầu cá nhân. Để đảm bảo yêu cầu đó, hoạt động phân phối phải có sự chuẩn xác và chuyên môn hóa cao. Nhưng dù hoạt động phân phối diễn ra như thế nào, đơn giản hay phức tạp thì hoạt động phân phối của doanh nghiệp phải đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng và kịp thời gian so với nhu cầu trên thị trường.

Để phân phối hàng hóa một cách tốt nhất đến tay người tiêu dùng, các siêu thị Việt Nam cần liên kết với các nhà cung cấp trong nước tốt nhất với mức giá cạnh tranh nhất. Đồng thời, phải năng động trong việc nắm bắt các nhu cầu mới của thị trường, để từ đó bổ sung, làm phong phú thêm mặt hàng kinh doanh của siêu thị.

2. Nhóm giải pháp vĩ mô

Dự kiến đến năm 2010, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi...đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng.30 Để hệ thống siêu thị nội địa có thể giữ vững và phát triển được thị phần đã có, từ nay đến năm 2010 thì chiến lược quan trọng cho hệ thống siêu thị nội địa là xây dựng quy hoạch siêu thị thống nhất trong toàn quốc trong 10 năm tới. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động

30 Viện nghiên cứu Thương mại

kinh doanh siêu thị. Nhà nước cũng cần có chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này để xây dựng một số siêu thị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị sẽ học hỏi được kinh nghiệm từ nước ngoài về kinh doanh loại dịch vụ này. Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các siêu thị trong nước và nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước với nhau để hình thành tập đoàn siêu thị hay các doanh nghiệp đủ mạnh để đầu tư phát triển hệ thống siêu thị hiện đại. Đẩy mạnh việc tiêu chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa trên thị trường với chuẩn mực thống nhất trong cả nước. Do đặc thù của kinh doanh siêu thị cần vốn đầu tư ban đầu khá lớn, nhưng lợi nhuận ban đầu thấp, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tín dụng và những ưu đãi khác đối với doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Để tăng khả năng cạnh tranh của siêu thị đối với các loại hình bán lẻ truyền thống như chợ và các cửa hàng bách hóa thì chính sách thuế cho việc kinh doanh siêu thị cũng cần được điều chỉnh lại cho hợp lý. Nhà nước cần hỗ trợ các siêu thị trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh siêu thị và có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

2.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý

“Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại” được ban hành kèm theo quyết định số 1371/2004/QĐ/BTM ngày 29/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Khi đưa ra quy chế này, các nhà quản lý muốn chấn chỉnh và đưa vào khuôn khổ loại hình kinh doanh siêu thị nhưng hình như mọi điều không phải cứ muốn là được. Đơn cử, phần lớn siêu thị hay trung tâm thương mại ở Hà Nội sẽ phải đổi tên hoặc chuyển ra ngoại thành nếu căn cứ vào diện tích kinh doanh như quy chế quy định. Và như vậy, cái gọi là tiện lợi, hữu ích của siêu thị sẽ giảm đi rất nhiều. Thậm chí tiêu chí hạng I hoặc hạng III đã khiến nhiều người lầm tưởng là chất lượng của siêu thị hạng III kém siêu thị hạng I. Với những bất cập của quy chế, Nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022