?một Số Khái Niệm Và Phụ Biểu Kèm Theo”, Trang 82 – 107, Trích “Quy Hoạch Phát Triển Các Trung Tâm Thương Mại Và Siêu Thị”

độ về quản lý, về phân phối và lưu thông hàng hóa cũng từng bước được nâng cao.28

3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Siêu thị phát triển rất nhanh ở Thái Lan, tuy nhiên hệ thống siêu thị của Thái Lan đã phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đại siêu thị của nước ngoài. Chỉ có rất ít siêu thị truyền thống của Thái Lan có thể tồn tại và phần lớn các siêu thị này đã phải liên doanh với các siêu thị của nước ngoài để cạnh tranh với các đại siêu thị và các loại hình bán lẻ truyền thống. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các siêu thị vẫn là các chợ truyền thống.

Siêu thị Thái Lan chủ yếu tập trung ở Bangkok. Tại Bangkok có đến 75% siêu thị trong đó dân số của khu vực này chỉ chiếm 20% dân số của Thái Lan. Không giống như siêu thị của một số nước phát triển khác, siêu thị của Thái Lan thường nằm trong các trung tâm thương mại và nó thường là một phần của trung tâm thương mại với mục tiêu chủ yếu là bán hàng cho tầng lớp trung lưu của Thái Lan.

Cũng giống như tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tại Thái Lan không có các đại siêu thị lớn tại Bangkok do chính phủ Thái Lan hạn chế xây dựng các đại siêu thị lớn đắt tiền, do chi phí đất đai tại Thái Lan rất đắt đỏ. Hiện nay, các tập đoàn lớn của Thái Lan đang có dự định xây dựng hàng loạt siêu thị cỡ trung bình trên diện tích rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau. Các doanh nghiệp trong nước cũng liên doanh với các công ty nước ngoài để mở thêm các siêu thị nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài.29


28 “Một số khái niệm và phụ biểu kèm theo”, trang 82 – 107, trích “Quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại và siêu thị”

29 “Một số khái niệm và phụ biểu kèm theo”, trang 82 – 107, trích “Quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại và siêu thị”

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP‌

1. Nhóm giải pháp vi mô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng mô hình siêu thị phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và năng lực. Các siêu thị phải tăng cường khai thác nguồn hàng để có thể cung cấp đủ chủng loại, phục vụ mọi nhu cầu cuộc sống, với nhiều mức giá từ thấp đến cao, tập trung số lượng các mặt hàng phục vụ tầng lớp nhân dân có thu nhập trung bình. Để thu hút được khách hàng đến với siêu thị thì việc đẩy mạnh hoạt động Marketing, tạo một phong cách riêng cho siêu thị mình như: chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh, phương thức phục vụ văn minh, hiện đại, đa dạng hóa phương thức bán hàng, nâng cao năng lực cho nhân viên là hết sức cần thiết.

1.1. Xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý

Hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - thực trạng và các đề xuất phát triển - 8

Trước hết, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần xác định sức mua và tập quán tiêu dùng của mỗi khu vực dân cư, từ đó xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị phù hợp, tránh quá tải cũng như lãng phí trong phục vụ. Cần xác định cụ thể lượng khách hàng tối thiểu để đạt mức hoà vốn cho kinh doanh siêu thị, xác định loại đối tượng khách hàng, xác định phạm vi bao trùm của siêu thị: bán kính khu vực khách hàng với siêu thị là tâm điểm. Tuy chúng ta chưa có điều kiện để xây dựng các siêu thị lớn như các nước phát triển nhưng chúng ta cần xây dựng một số siêu thị có mô hình chung như các nước trên thế giới: Hàng tiêu dùng chủ yếu là thực phẩm + giá thấp + tự phục vụ + dịch vụ khách hàng + bãi để xe miễn phí.

Hầu hết, các siêu thị hiện nay đều coi khách hàng của mình là những người có thu nhập trung bình trở lên, từ đó đã xây dựng cơ cấu hàng hoá trong siêu thị thiên vị cho đối tượng này. Thế nhưng, tầng lớp này lại không chiếm số đông trong xã hội, vì vậy cần lấy đại bộ phận người lao động làm đối

tượng phục vụ chính. Không nên chỉ nhằm vào các khách hàng có thu nhập cao mà bỏ ngỏ một thị trường lớn trong kinh doanh siêu thị.

Các siêu thị nên xây dựng cho mình một phong cách riêng. Đây là một vấn đề rất khó nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của siêu thị. Thông thường, các yếu tố về bài trí hàng hóa, chất lượng hàng hóa, phương pháp tiếp thị, quảng cáo, đồng phục của nhân viên ... sẽ tạo nên phong cách riêng biệt của mỗi siêu thị.

1.2. Liên kết các siêu thị thành chuỗi

Cách tốt nhất để các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ trong nước tạo đối trọng với các tập đoàn nước ngoài chính là liên kết lại theo “mô hình bó đũa” để tập trung và phát huy sức mạnh tập thể. Mỗi doanh nghiệp như một chiếc đũa sẽ rất dễ dàng bị bẻ gãy. Nếu như các doanh nghiệp phân phối hàng đầu trong nước có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra một kênh phân phối bán lẻ trên toàn quốc thì khả năng cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là hoàn toàn có thể.

4 ưu điểm khi các doanh nghiệp phân phối trong nước liên kết với

nhau:


Bản thân các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh triệt tiêu nhau.

Tận dụng được hệ thống mạng lưới có sẵn.

Tiết kiệm chi phí hành chính.

Tập trung nguồn vốn tài chính hùng hậu để thực hiện các dự án lớn.

1.3. Nâng cao năng lực quản trị và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực hiệu quả

Đầu tiên là phải đổi mới tư duy và nâng cao kiến thức về kinh doanh siêu thị đối với chính các nhà quản lý và các Giám đốc của siêu thị. Vì đây là người đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các siêu

thị, là người chi phối và điều hành tất cả các hoạt động của siêu thị. Do đó, nếu bản thân các chủ siêu thị không tự mình nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới thì không thể quản lý tốt hoạt động của siêu thị được. Bản thân các Giám đốc siêu thị phải được đào tạo về chuyên môn quản lý kinh doanh siêu thị và có thời gian khảo sát việc quản lý hoạt động siêu thị tại các siêu thị lớn và hiện đại của nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm.

Nhân viên siêu thị cần đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, cần xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại nhân viên theo vị trí công tác, từ đó giúp cho công tác tuyển dụng và tạo thuận lợi cho chương trình đào tạo nhân viên. Đây là vấn đề tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Bán hàng trong siêu thị khác hẳn với hình thức theo hình thức truyền thống. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới và đòi hỏi phải được đào tạo cơ bản như những ngành nghề khác. Hiện nay, tại Hà Nội, có các trường đào tạo nhân viên kinh doanh siêu thị như Trường trung cấp thương mại, Trường đào tạo cán bộ của Bộ Công thương. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có thể thu hút lực lượng lao động từ nguồn này. Đặc biệt, các siêu thị cần trang bị cho mình một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc lâu dài. Có như thế, các siêu thị mới giảm thiểu được chi phí đào tạo, huấn luyện từ đầu; đồng thời sở hữu được một đội ngũ yêu nghề và làm việc hiệu quả.

Cần tạo bầu không khí thoải mái nhưng nghiêm túc trong giờ làm việc, tạo tâm lý yên tâm cho nhân viên, giảm áp lực và chú ý đến chế độ lao động. Theo kinh nghiệm của tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal – Mart, thì ngay từ thời kỳ đầu mới thành lập, ông chủ Walton luôn luôn đem lại cho nhân viên của mình một môi trường làm việc thoải mái nhất. Trong các cuộc họp với nhân viên, Walton luôn tạo cho nhân viên của mình một không khí thật vui vẻ và luôn nêu cao các khẩu hiệu, phương châm của siêu thị bắt đầu mỗi buổi họp. Các nhân viên đều hô to “W-A-L-M-A-R-T” và phương châm hoạt

động “ Khách hàng là số 1”. Các siêu thị Việt Nam cần học hỏi tinh thần này của Wal – Mart. Các nhà quản lý hay giám đốc của siêu thị cần phải gần gũi với đội ngũ nhân viên, luôn tỏ ra quan tâm đến họ, sao cho họ hoàn toàn tin tưởng và cảm thấy hài lòng để làm việc đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích cho việc phát triển siêu thị. Các siêu thị cũng cần chú ý đến việc tuyển chọn cán bộ và chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản về chuyên môn.

1.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào kinh doanh siêu thị

Trên thế giới, khoa học và công nghệ ngày một phát triển mạnh và được ứng dụng rất nhiều trong hoạt động kinh doanh siêu thị như hệ thống máy tính quản lý hiện đại với mạng lưới điện toán thông minh và tinh vi có thể xử lý mọi tình huống ở siêu thị; hệ thống thanh toán tiện lợi và thông minh qua thẻ điện tử, thẻ từ...; hệ thống bảo vệ an toàn trong siêu thị như báo động, phòng chống trộm, phòng cháy, chữa cháy... Một siêu thị hiện đại là một siêu thị phải được trang bị các trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ hoạt động của siêu thị một cách thiết thực nhất. Do đó, các siêu thị ở nước ta cần học tập, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào hoạt động của các siêu thị. Tất nhiên là rất khó thực hiện được điều đó ngay trong điều kiện nước ta và điều kiện của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, mà các siêu thị cần phải thay đổi dần dần, phù hợp với quá trình Công nghiệp hóa

- Hiện đại hóa của đất nước.

1.5. Hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách Marketing

Hoạch định chiến lược, các chính sách trong Marketing là việc làm quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh. Bởi vì, làm được điều này, các doanh nghiệp mới biết được đường lối, kế hoạch hoạt động và phát triển phải bắt đầu từ đâu, như thế nào...Đối với doanh nghiệp kinh doanh siêu thị bán lẻ cũng không phải ngoại lệ. Các chính sách Marketing sẽ cho các siêu thị biết được nhu cầu về hàng hóa của người tiêu

dùng và quá trình đáp ứng các nhu cầu đó. Về chính sách Marketing, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần thực hiện gồm: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách xúc tiến, hỗ trợ kinh doanh và chính sách phân phối.

1.5.1. Chính sách sản phẩm

Đây là một trong những chính sách quan trọng trong phát triển siêu thị vì sản phẩm là đối tượng trực tiếp mà siêu thị cung cấp cho người tiêu dùng. Vì thế, các siêu thị cần chú ý đến việc thực hiện chính sách sản phẩm một cách đúng đắn và có hiệu quả nhất.

Đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm bày bán trong siêu thị để đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với mỗi chủng loại hàng hóa, siêu thị cần quy tụ nhiều nhãn hiệu của các hãng sản xuất khác nhau để đáp ứng yêu cầu so sánh và chọn lựa hàng hóa của khách hàng. Đối với các siêu thị nhỏ thì trước hết phải có đủ các loại thực phẩm, rau quả và kèm theo đó là các loại gia vị để chế biến thực phẩm, các chất tẩy rửa, các mặt hàng gia dụng thiết yếu hàng ngày. Ở quy mô lớn hơn thì có thể quan tâm mở rộng đến các ngành hàng khác nhưng phải theo nguyên tắc: phải có đủ mặt hàng thuộc ngành hàng đang kinh doanh. Có thể thiếu ngành, nhóm hàng nhưng không thể thiếu mặt hàng. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian cho người tiêu dùng khi đi mua sắm và là một ưu điểm để thu hút khách hàng.

Nên tập trung một loại nhóm hàng nhất định chiếm tỷ lệ lớn, nhắm đến một lượng khách hàng mục tiêu nhất định. Điều này sẽ tạo được nét đặc trưng cho siêu thị, làm cho khách hàng luôn nhớ đến siêu thị. Đồng thời cũng thể hiện siêu thị có quan hệ tốt với một đầu mối sản xuất ổn định. Nhóm hàng chủ đạo sẽ tạo điểm nhấn cho siêu thị và làm cho khách hàng tin tưởng vào nguồn hàng của siêu thị. Muốn vậy, ngay từ đầu, các siêu thị cần phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về nhóm chủng loại sản phẩm nào mà siêu thị muốn hướng đến, hay xu thế người tiêu dùng sẽ thích cái gì trong tương lai để có thể tạo ra một tập hợp hàng hóa phù hợp và đáp ứng với nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Đặt chất lượng hàng hóa lên vị trí hàng đầu, đây cũng là cách bầy tỏ mối quan tâm của siêu thị đến khách hàng. Chất lượng tốt sẽ tạo uy tín

cho siêu thị đối với khách hàng, giúp khách hàng trung thành với siêu thị. Cần phải tỉnh táo tránh các loại hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, hàng đã qua sử dụng; chú ý kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa....

Nên chú ý đến mẫu mã, nhãn mác hàng hóa vì đây là điểm đầu tiên đập vào mắt khách hàng khi quan sát một hàng hóa. Mẫu mã hàng hóa đẹp và hiện đại mới thu hút được khách hàng. Nhãn mác cần nguyên vẹn, ghi rõ xuất xứ hàng hóa để tạo sự an tâm cho người mua. Để thực hiện được điều này, các siêu thị cần làm việc với các nhà cung cấp một cách cẩn thận, để có thể có được mẫu hàng hóa ưng ý ngay từ khi nhập hàng.

1.5.2. Chính sách giá cả

Đây cũng là một chính sách quan trọng không kém trong kinh doanh siêu thị bán lẻ. Một lý do vô cùng dễ hiểu, là vì giá cả rất quan trọng trong việc quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nhất là đối với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam có mức thu nhập trung bình và thấp. Hiện nay, giá cả hàng hóa trong các siêu thị Việt Nam thường cao hơn chợ hay các cửa hàng nhỏ lẻ bên ngoài, nhất là đối với loại hàng thực phẩm. Còn các siêu thị có yếu tố nước ngoài ở nước ta lại có giá phải chăng hơn. Vì vậy, đây là một nhược điểm lớn gây khó khăn cho các siêu thị Việt Nam trong cuộc cạnh tranh gay gắt này.

Do đó, trong thời gian tới, để có thể phát triển và cạnh tranh được, các siêu thị của ta cần phải có chính sách giá cả hợp lý, để tăng thị phần tiêu dùng, tăng doanh thu nhằm đảm bảo lợi nhuận. Giá cả hợp lý hay giảm giá là việc làm mà các siêu thị Việt Nam cần hướng đến. Muốn giảm giá mà vẫn đảm bảo lợi nhuận, các siêu thị cần phải giảm các chi phí, bao gồm: chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng và các chi phí phát sinh khác. Bên cạnh đó, cần phải giảm thiểu giá hàng hóa đầu vào hay giá gốc của hàng hóa. Muốn vậy, cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và nên xây dựng mối quan hệ này trước khi quyết định xây dựng siêu thị. Cần tổ chức nguồn hàng cung cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022