Cơ Hội Và Thách Thức Của Các Siêu Thị Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập

Nhiều siêu thị không có bãi gửi xe, có siêu thị có bãi gửi xe nhưng lại quá nhỏ và thu lệ phí gấp đôi bên ngoài.

Siêu thị nào cũng có tủ giữ đồ cho khách đề phòng mất cắp. Dịch vụ này cũng tạo sự thuận tiện, thoải mái cho khách hàng khi đi xem và chọn mua. Tuy nhiên, có nơi ngăn tủ quá nhỏ hay khoá bị hỏng hay có quá ít ngăn để đồ. Có trường hợp do số ngăn tủ quá ít mà lượng khách đến siêu thị lại quá đông nên đồ đạc của khách phải để dưới đất, những khách hàng khó tính không hài lòng với cách làm việc này. Thậm chí, có nhiều người phải bỏ về vì không gửi được đồ.

Đã có nhiều siêu thị có dịch vụ bán hàng tại nhà và dịch vụ bán hàng qua điện thoại nhưng lại kèm theo điều kiện là phải mua hàng với khối lượng lớn và trị giá hàng hóa từ vài trăm ngàn đồng trở lên. Hầu hết các siêu thị nhỏ không cho phép trả lại hàng hóa đã mua, chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, không chấp nhận thẻ thanh toán hay thẻ tín dụng, không có dịch vụ đổi ngoại tệ cho người nước ngoài... Riêng chuỗi siêu thị Co.opMart đã nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế. Siêu thị này cũng đã liên kết với hệ thống ngân hàng lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động, tổ chức dịch vụ thu mua đổi ngoại tệ... Đặc biệt, Co.opMart còn thực hiện dịch vụ cho vay để mua trả góp các sản phẩm công nhệ cao như máy tính, máy in, các sản phẩm kỹ thuật số... và đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia.

Một số siêu thị có thêm dịch vụ gói quà tặng cho khách hàng, song sự hấp dẫn của loại dịch vụ này chưa được khai thác triệt để. Thao tác của các nhân viên nhiều khi còn chậm, chưa thực sự khéo léo, sáng tạo. Nhiều siêu thị không thông báo rõ ràng nên khách hàng không biết đến loại dịch vụ này. Đây là một điểm các siêu thị cần chú ý khắc phục.

Tại siêu thị có những đợt khuyến mại lớn do các nhà cung cấp tiến hành nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của mình theo nhiều

hình thức như: mua 2 hoặc 3 sản phẩm của nhà sản xuất sẽ được tặng thêm 1 sản phẩm cùng loại, hoặc mua 1 sản phẩm có khối lượng 500g nhưng chỉ phải trả tiền 300g....Ngoài ra, các siêu thị và các nhà sản xuất cũng tổ chức các đợt khuyến mại theo chủ đề nhân dịp đầu năm mới, các ngày lễ Tết, giao mùa....Nếu yếu tố khuyến mại dự thưởng chỉ được các siêu thị nội địa trông chờ vào các nhà sản xuất cung cấp thì ở các siêu thị ngoại chiêu này có thể được tung ra bất kỳ lúc nào.

So với các siêu thị khác trong khu vực và trên thế giới, các siêu thị Việt Nam chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động quảng cáo. Đã xuất hiện những trang báo, tạp chí lớn giới thiệu về các siêu thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhưng tần suất không nhiều.

III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

1. Cơ hội kinh doanh khi hội nhập

Tuy quá trình hội nhập khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trong nước phải chia sẻ thị phần cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài nhưng họ vẫn có những lợi thế nhất định. Do đó, họ vẫn có thể cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài nếu biết cách nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng hơn nữa thì họ sẽ có cơ hội chinh phục và duy trì một lượng khách hàng trung thành nhất định. Hội nhập và tự do hoá thị trường dịch vụ đưa đến cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trong nước những cơ hội không thể phủ nhận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quá trình hội nhập từng bước đưa ngành bán lẻ Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh siêu thị nói riêng bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu. Nếu không muốn mất dần thị phần, các doanh nghiệp trong nước buộc phải tìm mọi cách tạo lập vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng Việt Nam bằng việc giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ. Môi trường cạnh tranh gay gắt sẽ tạo điều kiện cho ngành kinh doanh siêu thị Việt Nam

được cọ sát, rèn giũa, bước lên một tầm cao mới, hòa mình vào sự phát triển của ngành bán lẻ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

Hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - thực trạng và các đề xuất phát triển - 7

Đồng thời, việc quốc tế hoá ngành kinh doanh bán lẻ của các quốc gia và sự phát triển của khoa học, công nghệ trên thế giới tạo cho nước ta có điều kiện tiếp xúc, va chạm với những tiến bộ, học hỏi được những bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh siêu thị tiên tiến trên thế giới. Đó là quy trình hoạt động chuyên nghiệp; điều kiện tuyển dụng, chế độ lương bổng cho nhân viên; cách thức cạnh tranh; chiến lược Marketing bài bản; hệ thống logistics hoàn chỉnh...

Mặt khác, với việc liên doanh, liên kết với nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội gia tăng nguồn vốn, giảm thiểu chi phí; từ đó, cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư đúng mức vào công việc quản lý, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, từng bước phát triển siêu thị với kế hoạch làm ăn lâu dài.

Bên cạnh đó, thông qua quá trình hội nhập, các nhà bán lẻ hay các siêu thị lớn ở nước ta có điều kiện mở rộng thị trường hoạt động, bán hàng ra nước ngoài, quảng bá và phát triển thương hiệu, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.

2. Thách thức khi hội nhập

Thách thức lớn nhất lớn nhất đối với các siêu thị Việt Nam là phải cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn bán lẻ quốc tế. Sự không cân sức này diễn ra ở mọi mặt: tài chính, thương hiệu, kinh nghiệm và công nghệ quản lý.

Với kinh nghiệm kinh doanh siêu thị của mình, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ nhanh chóng làm quen với cách tiêu dùng của người Việt Nam, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thị trường. Họ có thể làm được điều này vì họ hoàn toàn có thể thuê nhân viên, thậm chí cả lãnh đạo là người Việt Nam.

Thách thức đến từ nguồn hàng nhập khẩu: Đặc biệt, khi nước ta hội nhập thì nguồn hàng này sẽ càng phong phú và rẻ hơn, thậm chí nhiều mặt hàng còn rẻ hơn cả hàng trong nước. Với thế mạnh về nguồn vốn khổng lồ, các siêu thị nước ngoài có thể khai thác được nguồn hàng này để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Khi đó, nguồn hàng trong nước sẽ mất chỗ đứng. Các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại, buộc phải khai thác nguồn hàng đó. Rõ ràng, với nguồn vốn hạn hẹp và khả năng tiếp cận các nhà cung cấp nước ngoài ít ỏi, họ khó lòng chống đỡ được với sự thay đổi chóng mặt của thị trường.

Việc liên kết hệ thống siêu thị ở các quốc gia khác nhau của từng tập đoàn chắc chắn cũng sẽ tạo cho họ thế mạnh. Cũng với thế mạnh về vốn, cho phép họ có những chương trình quảng cáo, khuyến mãi dài hơi và quy mô, đánh đúng tâm lý khách hàng sẽ là một lợi thế. Có thể nói sự xuất hiện của nhiều tập đoàn siêu thị lớn trên thế giới sẽ làm giảm đáng kể lượng khách của các siêu thị trong nước. Đặc biệt, các siêu thị loại III và không phân loại được có thể sẽ biến mất nhanh chóng cùng với sự xuất hiện của những siêu thị hiện đại, chuẩn mực hơn.

Các tập đoàn bán lẻ khi nhảy vào Việt Nam sẽ đẩy mạnh kênh phân phối qua mạng bằng các trang web với hai thứ tiếng (Việt + Anh). Theo đó, họ sẽ không ngại đầu tư thời gian và cử nhân viên tư vấn đến tận nhà

chăm sóc khách hàng; hay trả lời trực tuyến những thắc mắc của khách hàng. Trên thực tế, không phải những “quý ông, quý bà” lắm tiền đứng đầu danh sách “dám chi tiêu” mà phần thắng lại thuộc về thế hệ tiêu dùng 7X, 8X. Tầng lớp những người tiêu dùng trẻ có xu hướng thích mua sắm tại các cửa hàng chuyên doanh và siêu thị, họ thích đi tham quan nhiều cửa hàng, không ngại đi xa hay gần trước khi quyết định mua hàng.

CHƯƠNG III‌

KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM


I. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ KINH DOANH SIÊU THỊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á

1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Wal – Mart, Carrefour... những chàng khổng lồ đi đến đâu “dẹp thị trường” đến đấy, là nguy cơ đáng sợ cho các nhà bán lẻ địa phương. Nhưng tại thị trường Hàn Quốc, mọi sự đều đảo ngược.

Theo Học viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET), năm 1996 sau khi mở cửa, môi trường cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc vô cùng quyết liệt. Nhiều cửa hàng quy mô nhỏ lẻ, thậm chí cả cửa hàng lớn nhưng không có chiến lược tiếp thị tốt đã bị loại khỏi thị trường.

Để tồn tại, các hãng bán lẻ trong nước, một mặt phải giảm chi phí, áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp và quản lý hiện đại, mặt khác phải bằng mọi cách phục vụ khách hàng tốt hơn với hàng hóa chất lượng cao hơn nhưng giá cả ngày càng rẻ hơn. Các hình thức bán lẻ ngày càng đa dạng, nắm vững và phản ứng nhanh với thị hiếu người tiêu dùng.

Hình thức bán hàng qua Internet cũng đặc biệt nở rộ do giới trẻ Hàn Quốc chuộng mua sắm trên mạng. Nhờ cạnh tranh gay gắt nên khách hàng được coi là “thượng đế” đúng nghĩa khi: nhiều chọn lựa hơn, được phục vụ tốt hơn, hàng hóa chất lượng hơn, giá rẻ hơn...và có nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo như vận chuyển, hậu mãi, bảo trì...Ngược lại, chính khách hàng đóng vai trò định hướng phát triển ngành bán lẻ Hàn Quốc.

Sau nhiều lần thất bại trong cạnh tranh, đã có tập đoàn bán lẻ nội địa vươn lên chiếm tới 30% thị phần thị trường bán lẻ Hàn Quốc như Shinsegae. Một số

đã đủ mạnh để nhoi sang các thị trường khác như Trung Quốc (mở cửa năm 2004) để tìm cơ hội mới.

Trong khi đó, sau 8 năm xâm nhập thị trường, trầy trật lắm Wal – Mart mới chỉ chiếm được 4% thị phần, Carrefour 8% thị phần. Không chịu nổi nhiệt, giữa năm 2006, cả hai đại gia này đều phải nhượng lại toàn bộ các cơ sở của mình cho các tập đoàn bán lẻ nội địa với giá tương ứng là 2 tỷ USD và gần 900 triệu USD.

Như vậy, mở cửa không đáng sợ nếu các hãng bán lẻ trong nước sớm thay đổi linh hoạt, nắm lấy cách thức bán hàng tiện lợi, hiện đại, đồng thời phát huy tốt sở trường am hiểu thị trường nội địa và tâm lý người tiêu dùng.27

2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Thị trường bán lẻ của Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ vào loại lớn nhất thế giới. Siêu thị Trung Quốc đã phát triển rất mạnh vào đầu thập kỷ 90, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 70%. Sự phát triển của các siêu thị chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu. Vào cuối năm 2000, mức bán ra của hệ thống siêu thị đã chiếm đến 7% tổng khối lượng hàng hóa bán lẻ của Trung Quốc. Doanh thu của một số siêu thị đã vượt quá doanh thu của một số trung tâm buôn bán hàng đầu của Trung Quốc. Do thành công của các siêu thị, đã thu hút rất nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Trung Quốc.

Kinh nghiệm Trung Quốc, sau khi mở cửa, có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường này, hơn 60% doanh thu rơi vào tay họ, đặt các tập đoàn bán lẻ của Trung Quốc vào tình thế phá sản. Người ta tính rằng, trong bán kính 35km, nếu nhà bán lẻ thế giới Carrefour mở một đại siêu thị thì cùng lúc có 3 đại gia phân phối Trung Quốc phá sản.


27 “Một số khái niệm và phụ biểu kèm theo”, trang 82 – 107, trích “Quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại và siêu thị”

Chính phủ Trung Quốc bừng tỉnh, ban hành Pháp lệnh bán lẻ, tạo thuận lợi cho các tập đoàn trong nước giành lại thị phần. Đây là một phương pháp quản lý mà Việt Nam nên học tập trong giai đoạn đầu mở cửa thị trường phân phối của Việt Nam.

Một trong những đặc thù của Trung Quốc là: Siêu thị phát triển lại kích thích nhập khẩu các loại nông sản, hàng hóa từ nước ngoài. Nếu như trước kia, các nhà xuất khẩu rất khó khăn trong việc xâm nhập thị trường Trung Quốc thì hiện nay các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng thâm nhập thị trường hơn thông qua việc ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa cho các siêu thị. Với quy mô lớn và hoạt động chuyên nghiệp, siêu thị lại kích thích hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng rau quả cao cấp, thực phẩm tươi sống hoặc đồ hộp. Rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài coi sự phát triển của các siêu thị là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Một hình thức bán lẻ quan trọng của Trung Quốc đã rất phát triển trong những năm gần đây, đó là các chuỗi siêu thị. Chuỗi siêu thị Trung Quốc đã phát triển rất nhanh, kim ngạch tiêu thụ của các doanh nghiệp kinh doanh dạng chuỗi tăng bình quân 30%, là phương thức kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc. Nhưng vì các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi có rất nhiều các siêu thị lại thực hiện thống nhất thu mua theo một đầu mối, thống nhất cách tiến hành phân phối hàng hoá cho các cửa hàng của chuỗi, do vậy các doanh nghiệp thành viên của chuỗi có quy mô lớn và vừa, thường có hệ thống phân phối và lưu thông hàng hóa riêng. Việc phân phối và lưu thông hàng hóa một cách thống nhất là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh theo mô hình chuỗi, do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi hết sức coi trọng việc xây dựng các trung tâm phân phối, lưu thông hàng hóa. Rất nhiều các doanh nghiệp đã từng bước hoàn thiện và đã xây dựng một hệ thống thông tin về phân phối và lưu thông hàng hóa, cũng như hệ thống kho hàng tốt, trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022