Hình 1.1. PLC Logo
S7-200: dòng sản phẩm trung cấp, ứng dụng cho các hệ thống trung bình với lượng I/O vừa phải.
Hình 1.2. PLC S7-200
S7-1200: dòng sản phẩm mới của siemens. Tích hợp cả I/O digital và I/O analog, thích hợp cho những ứng dụng trung bình.
Hình 1.3. PLC S7-1200
S7-300/400: dòng sản phẩm cao, được dùng cho những ứng dụng lớn có thời gian đáp ứng nhanh, có yêu cầu về kết nối mạng…
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống PLC Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 1
- Hệ thống PLC Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 2
- Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Và Khai Báo Phần Cứng
- Hệ thống PLC Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 5
- Hệ thống PLC Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 6
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
Hình 1.4. PLC S7-300
Hình 1.5. PLC S7-400
1.3. ỨNG DỤNG PLC
Từ các ưu điểm nêu trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp như:
- Hệ thống nâng vận chuyển.
- Dây chuyền đóng gói.
- Các robot lắp giáp sản phẩm
- Điều khiển bơm.
- Dây chuyền xử lý hoá học.
- Công nghệ sản xuất giấy.
- Dây chuyền sản xuất thuỷ tinh.
- Sản xuất xi măng.
- Công nghệ chế biến thực phẩm.
- Dây chuyền chế tạo linh kiện bán dẫn.
- Dây chuyền lắp giáp Tivi.
- Điều khiển hệ thống đèn giao thông.
- Quản lý tự động bãi đậu xe.
- Hệ thống báo động.
- Dây chuyền may công nghiệp.
- Điều khiển thang máy.
- Dây chuyền sản xuất xe ôtô.
- Sản xuất vi mạch.
- Kiểm tra quá trình sản xuất
BÀI 2: CẤU TRÚC CỦA PLC
GIỚI THIỆU BÀI 2:
- Sơ đồ khối của PLC: Giải thích nhiệm vụ và chức năng từ khối
- Thiết lập phần cứng của PLC
- Kết nối PLC với các thiết bị ngoại vi
MỤC TIÊU CỦA BÀI 2 LÀ:
- Trình bày được cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của PLC
- Định được địa chỉ các ngõ vào ra của PLC S7-200
- Kết nối được thiết bị ngoại vi với PLC
- Rèn luyện đức tính tích cưc, chủ đông và sáng taọ
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài1 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành điện – điện tử
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan, các loại trang thiết bị bảo hộ cá nhân: giày cách điện, gang tay cách điện.
- Các điều kiện khác: không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2
Nội dung:
- Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
- Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
Phương pháp:
- Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 01 điểm kiểm tra (hình thức: kiểm tra trắc nghiệm, thời gian 45 ÷ 60 phút)
- Kiểm tra định kỳ thực hành: 01 điểm kiểm tra (hình thức: Viết chương trình điều khiển động cơ quay thuận nghịch – lắp ráp hoàn chỉnh sơ đồ nguyên lý, sơ đồ điều khiển, kết nối với PLC)
2.1. SƠ ĐỒ KHỐI CẤU TRÚC CỦA PLC
10A
Hình 2.1. Sơ đồ khối cấu trúc PLC PLC S7-300 cấu trúc dạng mô-đun gồm các thành phần sau:
- Mô-đun CPU
- Mô-đun tín hiệu Signal Mô-đuns (SM)
- Mô-đun chức năng Function Mô-đun (FM)
- Mô-đun truyền thông Communication processor (CP)
- Mô-đun nguồn (PS307) cấp nguồn 24VDC cho các mô-đun khác, dòng 2A, 5A,
- Mô-đun ghép nối IM: IM360, IM361, IM365
Các mô-đun được gắn trên thanh rây (rack) tối đa 8 mô-đun SM/FM/CP ở bên phải CPU. Mỗi mô-đun được gán một số slot tính từ trái sang phải, mô-đun nguồn là slot 1, mô-đun CPU slot 2, mô-đun kế mang số 4…
Hình 2.2. Kết nối các module mở rộng cho PLC
Đối với CPU 315-2DP, 316-2DP, 318-2 có thể gán địa chỉ tùy ý cho các mô-đun:
Hình 2.3. Bảng định địa chỉ mặc định của PLC Cách định địa chỉ cho PLC S7-300
- Định địa chỉ ngõ vào số: Ix.y (x là byte, y là bit)
Ví dụ: Định địa chỉ cho mô-đun DI 16xDC24V rack0 slot 5: I4.0 đến I4.7, I5.0 đến I5.7 hay IB4 và IB5
- Định địa chỉ ngõ ra số: Qx.y (x là byte, y là bit)
Ví dụ: Định địa chỉ cho mô-đun DO 16xDC24V rack0 slot 6: Q8.0 đến Q8.7, Q9.0 đến Q9.7 hay QB8 và QB9
- Định địa chỉ ngõ vào tương tự: PIWx1-PIWx2 (x1, x2 là 2 byte liên tiếp) Ví dụ: Định địa chỉ cho mô-đun AI 4x12bit rack0 slot 4:
+ Ngõ vào 1: PIW256-PIW257
+ Ngõ vào 2: PIW258-PIW259
+ Ngõ vào 3: PIW260-PIW261
+ Ngõ vào 4: PIW262-PIW263
- Định địa chỉ ngõ ra tương tự: PQWx1-PQWx2 (x1, x2 là 2 byte liên tiếp) Ví dụ: Định địa chỉ cho mô-đun AO 4x12bit rack0 slot 5:
+ Ngõ vào 1: PQW272-PQW273
+ Ngõ vào 2: PQW274-PQW275
+ Ngõ vào 3: PQW276-PQW277
+ Ngõ vào 4: PQW278-PQW279
- Định địa chỉ vùng nhớ: Mx.y (x là byte, y là bit) Ví dụ: vùng nhớ MB0 có địa chỉ là M0.0 đến M0.7
Ví dụ: Mô-đun SM321 DI 32 có 32 ngõ vào gắn kế CPU slot 4 có địa chỉ là I0.y, I1.y, I2.y, I3.y.
- Mô-đun SM332 AO4 có 4 ngõ ra analog gắn ở slot 5 rack 1 có địa chỉ PQW400, PQW402, PQW404, PQW406, ngõ ra số có ký hiệu là Q còn ngõ vào analog ký hiệu là PIW.
2.2. MÔ-ĐUN CPU
CPU các loại khác nhau: 312IFM, 312C, 313, 313C, 314, 314IFM, 314C, 315, 315-2 DP, 316-2 DP, 318-2
- Loại 312IFM, 314IFM không có thẻ nhớ
- Loại 312IFM, 313 không có pin nuôi
- Loại 315-2DP, 316-2DP, 318-2 có cổng truyền thông DP