Những Công Trình Đề Cập Đến Phương Hướng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Lý Luận Mác - Lênin Cho Cán Bộ Đảng Viên


các môn khoa học khác có hiệu quả. Trên cơ sở đó sinh viên có điều kiện nâng cao năng lực tư duy biện chứng. Thứ hai, giúp cho sinh viên có cơ sở phân biệt khái niệm triết học với các khoa học khác. Trên cơ sở đó sinh viên tư duy lôgic hơn. Thứ ba, trang bị cho sinh viên các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật, thế giới quan duy vật - phương pháp luận biện chứng. Trên cơ sở đó làm cho sinh viên đứng trên lập trường duy vật biện chứng để giải quyết các vấn đề nhận thức và nghiên cứu khoa học, tự rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy biện chứng. Đồng thời, tác giả cũng nêu những hạn chế của việc phát huy vai trò giảng dạy triết học Mác - Lênin trong nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên đại học. Đây là những tài liệu tham khảo bổ ích cho nghiên cứu sinh, khái quát về thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên ở CHDCND Lào.

Huỳnh Minh Khởi, “Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên của Đảng bộ cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”[39], trên cơ sở trình bày khái niệm, vai trò của lý luận chính trị; tác giả phân tích, đánh giá thực trạng trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ báo cáo viên của Đảng bộ cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long có những bước phát triển cả số lượng và chất lượng. Đa số báo cáo viên được tôi luyện, thử thách và trưởng thành qua thực tiễn cách mạng, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Cho nên, hầu hết báo cáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định lập trường mục tiêu lý tưởng của Đảng, tâm huyết với nghề nghiệp, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới từng bước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những yêu cầu nâng cao trình độ lý luận chính trị cho

đội ngũ báo cáo viên của Đảng bộ cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu long là phải nâng cao năng lực nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải gắn với năng lực hoạt động thực tiễn của họ và phải gắn với năng lực tiếp thu xử lý thông tin, phê phán các quan điểm sai trái của họ. Mặc dù vậy, những phân tích


của tác giả về thực trạng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên của Đảng bộ cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu long có giá trị tham khảo đối với việc giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Sổm Phăn Sỉ Vông Say trong luận văn thạc sĩ, “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên ở trường đại học công an nhân dân Lào hiện nay”[134], đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục lý luận chính trị. Tác giả phân tích rõ thực trạng về hiệu quả, hạn chế, nguyên nhân của giáo dục lý luận chính trị ở trường đại học Công an Nhân dân Lào,

đồng thời rút ra những vấn đề cấp thiết cần quan tâm giải quyết. Tác giả cho rằng, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên không tách rời quá trình giáo dục chuyên môn nghiệp vụ các môn khoa học khác và nằm trong tổng thể mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục đại học; phải luôn luôn bám sát thực tiễn, sát tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới; phải là kết quả của sự tác động đồng bộ của một quá trình thống nhất về kế hoạch, tổ chức của tất cả các môn học trong đó các môn lý luận Mác - Lênin có vai trò quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng là tài liệu tham khảo, để nghiên cứu sinh khái quát phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên ở Lào hiện nay.

Cuốn sách, “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác huấn luyện,

đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay”[16], là tập hợp những bài viết của các giảng viên, các nhà khoa học của Học Viện Chính trị khu vực III. Trên cơ sở khẳng định sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tưởng Hồ Chí Minh, dựa vào những kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở miền Trung và Tây Nguyên. Cuốn sách đã khái quát lại những đặc điểm cần chú ý, những kinh nghiệm, những phương pháp khi tiến hành giảng dạy, truyền đạt các kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho đối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.


tượng này. Cuốn sách là tư liệu quý để tham khảo, khái quát về thực trạng giảng dạy, xem xét và đưa ra nội dung, chương trình giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên ở CHDCND Lào hiện nay.

Vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 4

Tác giả Si Sôm Phu Tha Vi Xay trong luận văn thạc sĩ, “ Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay”[133], làm rõ cơ sở lý luận và vai trò của lý luận chính trị, đồng thời tác giả khẳng định nội dung của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng Lào trong giai đoạn hiện nay là đảm bảo được về số lượng và chất lượng. Về cơ bản họ có trình độ và được đào tạo về lý luận chính trị, chuyên môn, nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bản thân họ cũng năng động, linh hoạt khi nghiên cứu thực tiễn, nâng cao đời sống, văn hóa của cán bộ chiến sĩ, giữ vững an ninh chính trị và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời tác giả nêu những nguyên nhân chủ yếu của thành tựu và yếu kém, hạn chế về trình độ lý luận chính trị của cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào. Những phân tích về thực trạng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng ở CHDCND Lào là tư liệu tốt để nghiên cứu sinh tham khảo, giúp nghiên cứu sinh khái quát, xác định phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên ở CHDCND Lào nói chung, ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào nói riêng.

Chit Sa Vanh ThepYoThin trong luận văn thạc sĩ, “ Nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin cho học viên trường Chính trị của Bộ An ninh, nước CHDCND Lào hiện nay”[117], trên cơ sở đưa ra những bản chất, đặc trưng của lý luận Mác - Lênin; đã phân tích, đánh giá thực trạng việc nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin cho học viên trường Chính trị của Bộ An ninh, nước CHDCND Lào và cho rằng cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng theo đường lối chính sách của

Đảng và Nhà nước. Tác giả đã khái quát lại những nhân tố tác động, đặc điểm


cần chú ý, những kinh nghiệm, những phương pháp giảng dạy về chủ nghĩa Mác

- Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho học viên ở trường Chính trị của Bộ An ninh Lào. Sự phân tích thực trạng trên của tác giả là những tư liệu quý cho quá trình nghiên cứu để khái quát thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên ở CHDCND Lào.

Các công trình được nêu trên đã cung cấp những thông tin bổ ích dưới các khía cạnh và các mức độ khác nhau, luận giải các vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong hệ thống chính trị nói chung và cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới những năm gần đây nói riêng. Từ đó, rút ra được những vấn đề đặt ra và đề xuất các phương hướng, các giải pháp có giá trị về vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chất lượng của mỗi cán bộ trong các cấp, các ngành của tỉnh, huyện, là nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.

1.3. những công trình đề cập đến phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ đảng viên

Nguyễn Hữu Cát trong “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt”[12], đã đánh giá công tác quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong thời gian qua, nêu lên những nhược điểm, thiếu sót trong công tác đào tạo; đồng thời tác giả đã đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Trong những biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt mà tác giả đưa ra vẫn có những biện pháp cần


quan tâm, là tài liệu tham khảo tốt cho nghiên cứu sinh xác định phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ,

đảng viên ở Lào hiện nay.

Lương Gia Ban trong cuốn sách, “ Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”[4], khẳng định, trong tình hình hiện nay cuộc đấu tranh ý thức hệ

đang diễn ra gay gắt, các thế lực thù định đang ráo riết thực hiện “chiến lược diễn biến hòa bình” nhằm làm tan rã hệ thống của giai cấp công nhân, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm mất niềm tin vào Đảng Cộng sản, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam lựa chọn. Bên cạnh đó, những năm gần đây ở các trường đại học, cao đẳng còn nhiều bất cập trong giảng dạy các bộ môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi đó, một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng, mờ nhạt về lý tưởng... Vì thế, việc đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn này là một tất yếu. Bởi vì, các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trực tiếp cung cấp những tri thức khoa học, lý luận để xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách khẳng định, để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần xây dựng đội ngũ giảng dạy, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên ở CHDCND Lào.

Đinh Cảnh Nhạc, “ Sự vận dụng phép biện chứng duyvật của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay”[69], đã phân tích vai trò của phép biện chứng duy vật trong quá trình xây dựng và tổ chức đường lối, nghị quyết của Đảng; sự vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đổi mới quan điểm về


chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới. Tác giả khẳng định để nâng cao hiệu quả vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng trong giai đoạn hiện nay là: phải học tập, rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho cán bộ,

đảng viên; tạo môi trường xã hội thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả vận dụng phép biện chứng duy vật vào giai đoạn mới; đồng thời phải tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và thường xuyên nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những giải pháp tác giả đưa ra là tài liệu tham khảo có giá trị khi xác định đặc điểm của đội ngũ cán bộ và đó cũng là một trong những cơ sở khoa học để xác định cách thức tiến hành giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên ở Lào hiện nay.

Song Thành trong “Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”[68], đã nêu lên yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung giáo trình, bài giảng và phương pháp đào tạo là một đòi hỏi khách quan

đối với hệ thống giáo dục quốc dân nói chung nhằm phù hợp với thành tựu phát triển của thời đại và nhu cầu của đất nước mỗi thời kỳ. Tác giả đã bàn về đổi mới chương trình, nội dung đào tạo của Học viện, trước hết ở Trung tâm Học viện, cần xuất phát từ chỗ mạnh, chỗ yếu hiện tại, những khả năng và phẩm chất cần có của từng đối tượng. Xuất phát từ yêu cầu đối với đối tượng, phù hợp với đối tượng phải là nguyên tắc đầu tiên của việc soạn thảo chương trình, giáo trình và bài giảng. Những đề xuất của tác giả là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho nghiên cứu sinh, là cơ sở để nghiên cứu sinh bổ sung và xác định phương hướng và giải pháp của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước CHDCND Lào.

Vi La Phăn Đuông ma ny trong luận án tiến sĩ, “Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí trong đội ngũ cán bộ ở Lào hiện nay”[143], đã đưa ra định nghĩa, khẳng định tính cách mạng và khoa học của thế giới quan duy vật biện chứng. Đồng thời trên cơ sở phân


tích bệnh chủ quan duy ý chí ở cán bộ, thực trạng công tác giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở Lào. Tác giả đưa một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí ở cán bộ Lào. Theo tác giả, bệnh chủ quan duy ý chí là loại bệnh khá phổ biến trong đội ngũ cán bộ Lào, do nhận thức chủ quan, sự yếu kém về tư duy lý luận, kém tri thức khoa học, không theo kịp thực tiễn. Như vậy, giáo dục thế giới quan phải gắn liền với việc khắc phục tư duy lạc hậu, siêu hình, máy móc; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác giáo dục đào tạo cán bộ ở Lào. Đồng thời, củng cố và cải thiện lại bộ máy lãnh đạo, quản lý, hệ giáo dục, đào tạo dài hạn, ngắn hạn, chức năng nhiệm vụ của các trường Chính trị và Hành chính, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình. Đội mới nội dung và phương pháp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo. Kết hợp giáo dục lý luận với rèn luyện tổng kết thực tiễn và tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho cán bộ Lào. Đây là tài liệu tham khảo tốt cho việc xem xét nội dung công tác đào tạo giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ,

đảng viên ở Lào.

Dương Minh Đức “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”[23], đã làm rõ vai trò năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh

đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng; tác giả đề xuất nguyên tắc và giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải trau dồi và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật; tăng cường tổng kết thực tiễn và đổi mới phương pháp tổng kết thực tiễn; đồng thời tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bố trí, sử dụng đãi ngộ cán bộ, phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của đội ngũ này trong việc tự phấn đấu rèn luyện nâng cao năng lực


tư duy lý luận; thực hiện dân chủ và mở rộng dân chủ trong hoạt động lãnh đạo. Với những phân tích, vừa cụ thể, vừa tổng quát có tính khả thi cao trong việc đề xuất các giải pháp là tài liệu tham khảo có giá trị cao cho nghiên cứu sinh xác định nội dung, phương thức nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên ở Lào hiện nay.

Hoàng Anh trong luận án tiến sĩ, “ Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”[2], đã nêu khái niệm về nhân cách; những nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên; vai trò của giáo dục lý luận Mác-Lênin trong việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên; phân tích thực trạng nhân cách sinh viên Việt Nam, tình hình giáo dục lý luận Mác-Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác-Lênin góp phần hình thành nhân cách ở sinh viên Việt Nam. Theo tác giả, giáo dục lý luận Mác - Lênin được coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu và cốt lõi của nội dung giáo dục đại học. Bởi chính những tri thức mà giáo dục lý luận Mác - Lênin đem lại đã góp phần quan trọng vào việc hình thành trong mỗi sinh viên một thế giới quan khoa học, một nhân sinh quan tích cực, giúp họ đứng vững trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa. Trong những phương hướng và giải pháp tác giả đề xuất rất có giá trị và cần quan tâm; song sự biến động của tình hình hiện nay, cần có sự bổ sung thêm sự phát triển của tình hình thực tiễn đòi hỏi hiện nay.

Võ Thị Mai, “Phương pháp dạy học trong các trường Đảng ở Trung Quốc”[68], cho rằng hiện nay mỗi Bộ, ngành ở Trung Quốc đều có các phân hiệu trường đảng riêng của ngành mình nhưng đều thống nhất về yêu cầu, nội dung, phương pháp. Tác giả nêu rõ nội dung đào tạo gồm có: Cơ sở lý luận:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023