Hình 3.7. Bước 2 tạo phần cứng
Cấu hình chi tiết của hệ thống các trạm PLC
Hình 3.8. Bước 3 tạo phần cứng các trạm
Trạm 1:
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống PLC Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 2
- Hệ thống PLC Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 3
- Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Và Khai Báo Phần Cứng
- Hệ thống PLC Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 6
- Lệnh Trừ Số Nguyên 16 Bit (Sub-I _Subtract Interger)
- Hệ thống PLC Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng - Trường Cao Đẳng Dầu Khí năm 2020 - 8
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
Hình 3.9. Phần cứng trạm 1
Trạm 2:
Hình 3.10. Phần cứng trạm 2
Trạm 3:
Hình 3.11. Phần cứng trạm 3
Trạm 4:
Hình 3.12. Phần cứng trạm 4
Màn hình HMI 1:
Hình 3.13. Thông số HMI 1
Địa chỉ mạng LAN:
Hình 3.14. Thiết lập địa chỉ màn hinh HMI 1 Giao diện màn hình:
Hình 3.15. Giao diện màn hinh HMI 1
Màn hình HMI 2:
Hình 3.16. Thông số HMI 2
Địa chỉ mạng LAN:
Hình 3.17. Thiết lập địa chỉ màn hinh HMI 2 Mạng LAN tổng thể hệ thống:
Hình 3.18. Sơ đồ tổng thể mạng LAN PLC, màn hình HMI
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài tập 1: Thực hành thiết lập phần cứng cho Trạm 1 Bài tập 2: Thực hành thiết lập phần cứng cho Trạm 2 Bài tập 3: Thực hành thiết lập phần cứng cho Trạm 3 Bài tập 4: Thực hành thiết lập phần cứng cho Trạm 4
Bài tập 5: Thực hành thiết lập phần cứng cho màn hinh HMI1 Bài tập 6: Thực hành thiết lập phần cứng cho màn hinh HMI2
3.2. TẬP LỆNH PLC
3.2.1 CÁC KHÁI NIỆM Các kiểu dữ liệu:
- Kiểu Boolean: dung lượng 1 Bit có giá trị 0 hoặc 1
- Kiểu byte: dung lượng 8 Bit có giá trị từ 0 đến 255
- Kiểu word: dung lượng 16 Bit có giá trị từ 0 đến 65535
- Kiểu Int: dung lượng 16 Bit có giá trị từ -32767 đến +32767
- Kiểu Double word: dung lượng 32 Bit
Cấu trúc bộ nhớ CPU:
Bộ nhớ PLC S7-300 được chia làm 3 vùng chính:
Vùng chứa chương trình ứng dụng chia làm 3 khối:
- Khối tổ chức OB (Organization blocks)
- Khối hàm FB (Function blocks)
- Khối hàm FC (Functions)
Vùng chứa tham số và chương trình ứng dụng:
- I (Process image input): miền bộ đệm các dữ liệu ngõ vào số
- Q (Process image output): miền bộ đệm chứa các dữ liệu ngõ ra số
- M: miền các biến nhớ. Có thể truy cập miền này theo bit (M), byte (MB), word (MW), double word (MD)
- T: miền nhớ cho bộ thời gian timer
- C: miền nhớ cho bộ đếm counter
- PI: miền nhớ chứa các dữ liệu ở ngõ vào tương tự
- PQ: miền nhớ chứa các dữ liệu ở ngõ ra tương tự
Vùng chứa các khối dữ liệu:
- DB (Data block): miền chứa dữ liệu được tổ chức thành khối. Kích thước và số lượng khối tùy thuộc vào từng bài toán điều khiển
- L (Local data block): miền chứa dữ liệu địa phương, do các khối chương trình OB, FB, FC tổ chức. Nội dung của biến dữ liệu này sẽ bị xóa khi kết thúc chương trình tương ứng trong OB, FB, FC.
Vòng quét chương trình
- PLC thực hiện chương trình theo chu kỳ vòng lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét (scan).
- Trong vòng quét, chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc của khối OB1
- Thời gian để PLC thực hiện một vòng quét gọi là thời gian vòng quét (scan time)
Cấu trúc chương trình
- Lập trình tuyến tính: toàn bộ chương trình nằm trong một khối. Loại hình lập trình này phù hợp cho các chương trình ứng dụng nhỏ. Khối lập trình tuyến tính là khối OB1
- Lập trình cấu trúc: chương trình được chia thành từng phần nhỏ với từng nhiệm vụ riêng và các thành phần nằm trong các khối khác nhau. Loại hình lập trình này phù hợp cho những ứng dụng phức tạp.
Các bước soạn thảo một project
- Mở phần mềm Simatic step 7 V5.5
- Khai báo phần cứng PLC
- Lập bảng địa chỉ các ngõ vào ra
- Lập trình:
- Lập trình tuyến tính: chỉ lập trình trong khối OB1
- Lập trình cấu trúc: lập trình trong khối OB1 và gọi các chương trình con ở các khối FC, FB…
- Thiết lập và kiểm tra kết nối
- Download chương trình đến PLC
- Giám sát trạng thái chương trình
3.2.2 CÁC TẬP LỆNH VỀ BIT LOGIC
Hình 4.1. Lệnh thường đóng và thường mở
- Lệnh tiếp điểm thường đóng/mở:
Địa chỉ: Ix.y, Qx.y, Mx.y, Timer (Tx), Counter(Cx)
- Lệnh ngõ ra: