Mối Quan Hệ Giữa Các Đặc Điểm Và Hành Vi Của Khách Du Lịch


Bên cạnh đó, có đến 57% khách du lịch có sở thích đi du lịch. Điều này cũng dễ hiểu vì đa số họ có sở thích này mới đi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà (ngoại trừ một số khách không có sở thích này mà vẫn tham quan là do họ đi để cúng bái, đi theo gia đình hoặc muốn đi cho biết). Ngoài ra, còn có 25% khách du lịch chọn sở thích khác mà chủ yếu là tập thể dục.

Nhìn chung, đa số khách du lịch đều có những sở thích rất bổ ích cho quá trình tham quan các địa điểm du lịch nói chung và ở Miếu Bà nói riêng.

5.4.3. Khách du lịch tham khảo ý kiến của những ai

Theo kết quả mà tác giả thu thập được thì có 33% khách du lịch không cần tham khảo bất cứ ý kiến của ai khi làm một việc gì hay ra quyết định về vấn đề nào đó. Bởi vì những khách du lịch này thường là người quyết định trong gia đình nên chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân họ mà làm. Tuy nhiên, đa số khách du lịch có tham khảo ý kiến của người khác trước khi làm một việc gì (chiếm 67%). Những đối tượng mà khách du lịch tham khảo thường là gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm,… gọi chung là nhóm tham khảo. Do đó, nhóm tham khảo này có ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi của khách du lịch.

Biểu đồ 5.29. Khách du lịch tham khảo ý kiến những ai?


0%

21%

37%

85%

Khác Hàng xóm

Bạn bè, đồng nghiệp Gia đình, người thân

0% 20% 40% 60% 80% 100%


Ta thấy, có đến 85% khách du lịch tham khảo ý kiến của gia đình, người thân. Vì họ cho rằng đây là những đối tượng rất gần gũi với mình và đáng tin cậy nhất. Ngoài ra, không có khách du lịch nào chọn phương án khác. Qua đó, cho thấy đa số khách du lịch có tham khảo ý kiến của người khác, nhất là những thành viên trong gia đình hay bạn bè, đồng nghiệp của khách du lịch.

5.4.4. Khách du lịch có theo tôn giáo không

Tôn giáo được xem là vấn đề rất nhạy cảm đối với mọi người, nhất là những người có theo một tôn giáo nào đó. Và nó có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của khách du lịch trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc,… và cả trong quá trình lựa chọn, tham quan các địa điểm ở Miếu Bà. Theo kết quả phỏng vấn, có đến 84% khách du lịch tham quan ở Miếu Bà có theo tôn giáo. Biểu đồ 5.30 sẽ cho thấy số lượng khách du lịch theo từng loại tôn giáo.


Biểu đồ 5.30. Tỷ lệ khách du lịch theo một tôn giáo

Phật giáo


Đạo Phật

71%

Khác 5%

Hòa Hảo

19%


Đạo Cao Đài 5%


Có đến 71% khách du lịch theo đạo Phật và 19% khách theo đạo phật giáo Hòa Hảo. Hầu hết những khách du lịch này cho rằng, đây là nguyên nhân quan trọng nhất để tham quan các địa điểm ở Miếu Bà. Bởi vì, những người theo đạo Phật (bao gồm phật giáo Hòa Hảo) rất tin vào các lời khấn vái đối với miếu, chùa được mọi người tín ngưỡng. Ngoài ra, có 5% khách du lịch chọn phương án khác mà chủ yếu là đạo Thiên Chúa và Tin Lành. Nhìn chung, đối với những khách du lịch theo tôn giáo thì họ rất tin vào những vị thần linh được mọi người tôn sùng và cúng bái.

Tóm lại, hầu hết các đặc tính của khách du lịch đều có ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi của họ khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà. Phần tiếp theo của đề tài sẽ trình bày về mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch.

5.5. Mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch

Giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch có rất nhiều mối quan hệ với nhau, nhưng tác giả chỉ xét những mối quan hệ có ý nghĩa.

5.5.1. Mối quan hệ giữa phương tiện tham quan và quê quán của khách du lịch

Để xác định mối quan hệ giữa phương tiện tham quan và quê quán của khách du lịch, ta sử dụng kiểm định Chi-Square. Đầu tiên ta đặt giả thiết (1): Phương tiện tham quan và quê quán của khách du lịch không có mối quan hệ với nhau, ở mức ý nghĩa 5% (tương ứng với độ tin cậy là 95%). Có hai trường hợp xảy ra đối với giả thiết này:

- Nếu mức ý nghĩa quan sát (P-value = Sig.) của kiểm định Chi-Square nhỏ hơn 0,05 thì bác bỏ giả thiết trên. Nên mô hình nghiên cứu có ý nghĩa, tức là phương tiện tham quan và quê quán của khách du lịch có mối quan hệ với nhau.

- Nếu mức ý nghĩa quan sát (P-Value = Sig.) của kiểm định Chi-Square lớn hơn 0,05 thì chấp nhận giả thiết trên. Do đó, mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa, nên phương tiện tham quan và quê quán của khách du lịch không có mối quan hệ với nhau.

Bảng 5.1. Kết quả kiểm định Chi-Square (1) (Chi-Square Tests)



Value

df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square

29.776

12

.003

Likelihood Ratio

34.739

12

.001

Linear-by-Linear Association

19.577

1

.000

N of Valid Cases

100



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hành vi của khách du lịch ở miếu bà chúa xứ - Châu Đốc - 8

Dựa vào bảng kiểm định Chi-Square (1) ta thấy, mức ý nghĩa quan sát: P-value

= Sig.= 0,003 < 0,05 nên bác bỏ giả thiết (1), ở mức tin cậy 95%. Như vậy, giữa phương


tiện tham quan và quê quán của khách du lịch có mối quan hệ với nhau. Bảng kết quả dưới đây sẽ cho thấy rõ mối quan hệ này.

Bảng 5.2. Phần trăm phương tiện tham quan theo quê quán của khách du lịch




Quê quán


Total

Trong tỉnh

ĐBSCL

TP.HCM

Khác

Phương tiện tham quan


Xe máy

Count

19

17

2

0

38

Percent

50%(63%)

45%(40%)

5%(11%)

0%

100%

Xe khách chất lượng cao

Count

0

1

1

0

2

Percent

0%

50%

50%

0%

100%


Ôô thuê

Count

8

23

16

7

54

Percent

15%(27%)

43% (53%)

30%(84%)

12% (88%)

100%


Xe đò

Count

1

2

0

1

4

Percent

25%

50%

0%

50%

100%


Khác

Count

2

0

0

0

2

Percent

100%

0%

0%

0%

100%


Total

Count

30

43

19

8

100

Percent

30%

43%

19%

8%

100%

Lưu ý: Số trong ngoặc là phần trăm quê quán của khách du lịch theo cột

Dựa vào bảng 5.6 ta dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa phương tiện tham quan và quê quán của khách du lịch. Cụ thể là, trong 30 khách du lịch trong tỉnh (An Giang) thì có đến 63% khách dùng xe máy để tham quan ở Miếu. Cũng dễ hiểu vì nơi ở của họ gần với Miếu. Kế đến là 40% khách du lịch ở các tỉnh ĐBSCL tham quan Miếu bằng xe gắn máy, do có một số tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Kiên Giang giáp với An Giang. Ngoài ra, chỉ có 11% khách ở TP.HCM và không có khách nào ở Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu,…(lựa chọn khác) tham quan bằng xe gắn máy. Bởi vì, đây là những tỉnh, thành phố ở rất xa các điểm tham quan ở Miếu (xét theo cột).

Ngược lại, ô tô thuê là phương tiện mà khách du lịch ở xa (lựa chọn khác) dùng nhiều nhất. Đó là các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định,… thì có đến 88% khách du lịch đi xe ô tô thuê. Kế đến là 84% khách du lịch ở TP.HCM chọn ô tô thuê và có 53% khách ở các tỉnh ĐBSCL chọn ô tô thuê. Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là khách du lịch ở trong tỉnh 27% chọn ô tô thuê (xét theo cột). Đối với phương tiện khác (chủ yếu là xe đạp và xe buýt) thì chỉ có khách du lịch trong tỉnh sử dụng. Điều này cũng hiểu vì nhà của họ rất gần các điểm tham quan ở Miếu Bà.

Tóm lại, nếu khách du lịch ở càng xa thì đa số họ có xu hướng dùng ô tô thuê để tham quan các địa điểm ở Miếu Bà và ngược lại nếu khách du lịch ở gần Miếu Bà thì họ dùng xe gắn máy để tham quan.

5.5.2. Mối quan hệ giữa thời điểm tham quan và nghề nghiệp của khách du lịch

Tương tự như trên, ta sử dụng kiểm định Chi-Square để xem xét mối quan hệ giữa thời điểm tham quan và nghề nghiệp của khách du lịch. Đặt giả thiết (2): Thời điểm tham quan và nghề nghiệp của khách du lịch không có mối quan hệ với nhau. (ở mức ý nghĩa 5%, ứng với độ tin cậy là 95%). Kết quả xử lý như sau:


Bảng 5.3. Kết quả kiểm định Chi-Square (2) (Chi-Square Tests)



Value

df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square

25.152

15

.048

Likelihood Ratio

22.636

15

.092

Linear-by-Linear Association

2.762

1

.097

N of Valid Cases

100



Từ bảng 5.2 cho thấy, mức ý nghĩa quan sát của kiểm định Chi-Square (2) (P-Value = Sig. = 0,048) nhỏ hơn 0,05; nên bác bỏ giả thiết (2) ở mức ý nghĩa 5%.

Như vậy, thời điểm tham quan (tham quan vào dịp nào) có mối quan hệ với nghề nghiệp của khách du lịch. Phần tiếp theo sẽ cho ta thấy rõ mối quan hệ này.

Bảng 5.4. Phần trăm thời điểm tham quan theo nghề nghiệp của khách du lịch




Nghề nghiệp


Trồng trọt

Chăn

nuôi

Kinh doanh

Công nhân

NV

-VP

Khác

Total

ThờI điểm tham quan

(tham quan vào dịp nào)

Trước lễ

Vía Bà (tháng 2,3 âl)

Count

10

4

9

2

0

0

25

Percent

40%

16%

36%

(43%)

8%

0%

0%

100%

Lễ Vía Bà (Từ 23-27/04

âl)

Count

23

12

8

6

2

4

55

Percent

42%

(70%)

22%

(63%)

15%

(38%)

10%

(50%)

4%

(40%)

7%

(40%)

100%

(55%)


Sau Lễ Vía

Count

0

2

2

4

0

1

9

Percent

0%

22%

22%

44%

(33%)

0%

11%


Thời gian

khác

Count

0

1

2

0

3

5

11

Percent

0%

9%

18%

0%

27%

(60%)

45%

(50%)



Total

Count

33

19

21

12

5

10

100

Percent

33%

19%

21%

12%

5%

10%

100%

Lưu ý: Số trong ngoặc là phần trăm nghề nghiệp của khách du lịch theo cột

Ta thấy, đối với khách du lịch làm nghề trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa) thì vào khoảng tháng 2, 3 âm lịch là họ thu hoạch vụ đông xuân; nên có thời gian rảnh để tham quan Miếu, chiếm 40% số lượt khách tham quan vào thời gian trước Lễ Vía (xét theo hàng). Ngược lại, nếu xét theo cột thì ta thấy có đến 43% khách làm nghề kinh doanh (chủ yếu là mua bán nhỏ) tham quan vào thời gian trước Lễ Vía. Ngoài ra, nguyên nhân mà khách du lịch chọn thời gian này là do có ít người tham quan Miếu nên đi rất thoải mái và được đến gần tượng Bà để cúng.

Có thể nói, thời điểm tập trung nhiều khách du lịch tham quan các điểm tham ở Miếu Bà là từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch, vì đây cũng là lúc diễn ra Lễ Vía Bà. Chính vì lý do này mà hầu hết khách du lịch có bất cứ nghề nghiệp gì (trồng trọt với


70%, chăn nuôi với 63%, công nhân với 50%) cũng tranh thủ tham quan vào thời gian

này (xét theo cột).

Với thời gian sau Lễ Vía thì đa số khách du lịch là công nhân (chiếm tỷ lệ cao nhất 44%, nếu xét theo hàng). Bên cạnh đó, có đến 45% khách du lịch là học sinh, sinh viên thì tham quan chủ yếu vào lúc rãnh rổi (xét theo hàng). Nếu xét theo cột, ta thấy hầu hết khách du lịch là công nhân- nhân viên (chiếm 60%) hay học sinh-sinh viên (chiếm 50%) tham quan vào thời gian rãnh hay nếu họ có dịp là đi.

Tóm lại, đa số khách du lịch làm nghề trồng trọt, chăn nuôi, công nhân tham quan các địa điểm ở Miếu vào thời gian diễn ra Lễ Vía Bà. Còn khách du lịch là nhân viên văn phòng hay học sinh-sinh viên tham quan vào thời gian khác.

5.5.3. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi của khách du lịch

Ở mối quan hệ này ta vẫn sử dụng kiểm định Chi-Square để xem xét mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi của khách du lịch. Đầu tiên ta đặt giả thiết (3): số lần tham quan không có mối quan hệ với độ tuổi của khách du lịch, ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 5.5. Kết quả kiểm định Chi-Square (3) (Chi-Square Tests)



Value

df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square

12.758

6

.047

Likelihood Ratio

14.963

6

.021

Linear-by-Linear Association

4.968

1

.026

N of Valid Cases

100



Từ bảng 5.5 ta thấy, mức ý nghĩa quan sát của kiểm định Chi-Square (Sig.

=0,047) nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thiết (3). Do đó, số lần tham quan của khách du lịch có mối quan hệ với độ tuổi, ở mức tin cậy 95%. Cụ thể là bảng phần trăm số lần tham quan của khách du lịch theo độ tuổi dưới đây.

Bảng 5.6. Phần trăm số lần tham quan theo độ tuổi của khách du lịch




Độ tuổi


Total

Từ 15-25

Từ 25-40

Từ 40-55

≥55

Số lần tham quan

Lần đầu

tiên

Count

5

6

9

0

20

Percent

25%

30%

45%

0%

100%

Lần thứ hai thứ ba

Count

10

8

11

2

31

Percent

32% (56%)

27%

35%

6%

100%

Từ bốn lần

trở lên

Count

3

19

20

7

49

Percent

6%

39% (58%)

41% (50%)

14% (78%)

100%


Total

Count

18

33

40

9

100

Percent

18%

33%

40%

9%

100%

Lưu ý: Số trong ngoặc là phần trăm độ tuổi của khách du lịch theo cột

Nếu xét theo hàng thì số lần tham quan của khách du lịch từ bốn lần trở lên tập trung vào hai độ tuổi thanh niên (từ 25-40, chiếm 39%) và trung niên (từ 40-55, chiếm 41%). Tuy nhiên, nếu xét theo cột ta thấy: trong tổng số 9 khách du lịch từ 55 tuổi trở lên thì đã có đến 78% khách du lịch đã tham quan từ bốn lần trở lên. Bởi vì, những đối


tượng này một năm đi ít nhất là một lần. Kế đến là 58% khách du lịch ở độ tuổi thanh

niên và 50% khách du lịch ở độ tuổi trung niên đã tham quan từ bốn lần trở lên.

Ngoài ra, ở độ tuổi thanh thiếu niên (từ 15-25) thì đa số khách du lịch tham quan lần thứ hai, thứ ba chiếm 56% (xét theo cột). Còn khách du lịch tham quan lần đầu tiên gần như chia đều cho ba độ tuổi khác nhau, vì số lượng khách ở mỗi độ tuổi có sự chênh lệch.

Tóm lại, hầu hết khách du lịch ở độ tuổi thanh niên và trung niên tham quan từ bốn lần trở lên và đa số khách ở độ tuổi thanh thiếu niên chỉ tham quan lần đầu tiên hoặc lần thứ hai, thứ ba. Từ đó cho thấy, khách du lịch càng lớn tuổi thì số lần tham quan các địa điểm ở Miếu Bà càng tăng.

5.5.4. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và quê quán của khách du lịch

Tương tự như trên, ta sử dụng kiểm định Chi-Square để xác định mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Ta đặt giả thiết (4): Số lần tham quan không có quan hệ với quê quán của khách du lịch, ở mức ý nghĩa 5% (ứng với độ tin cậy 95%).

Bảng 5.7. Kết quả kiểm định Chi-Square (4) (Chi-Square Tests)



Value

df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square

18.216

6

.006

Likelihood Ratio

18.236

6

.006

Linear-by-Linear Association

4.906

1

.027

N of Valid Cases

100



Ta thấy, mức ý nghĩa quan sát của kiểm định Chi-Square (4) (Sig. = 0,006) nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thiết (4). Vì vậy, số lần tham quan có mối quan hệ với quê quán của khách du lịch, với độ tin cậy 95%. Phần tiếp theo là bảng phần trăm số lần tham quan của khách du lịch theo quê quán.

Bảng 5.8. Phần trăm số lần tham quan theo quê quán của khách du lịch




Quê quán


Total

Trong tỉnh

ĐBSCL

TP.HCM

Khác

Phương tiện tham quan


Lần đầu

tiên

Count

4

8

3

5

20

Percent

20%

40%

15%

25%

(63%)

100%


Lần thứ

hai, thứ ba

Count

12

13

3

3

31

Percent

39%

(40%)

42%

(30%)

10%

10%

(38%)

100%


Từ bốn lần trở lên

Count

14

22

13

0

49

Percent

29%

(47%)

45%

(51%)

27%

(68%)

0%

100%


Total

Count

30

43

19

8

100

Percent

30%

43%

19%

8%

100%

Lưu ý: Số trong ngoặc là phần trăm quê quán của khách du lịch theo cột


Ta dễ dàng nhận thấy, khách du lịch có quê quán càng gần các điểm tham quan ở Miếu thì số lần tham quan càng cao. Cụ thể, đối với lần đầu tiên thì khách du lịch trong tỉnh chiếm 20% và ở các tỉnh ĐBSCL chiếm 40%. Đối với lần thứ hai, thứ ba thì khách du lịch trong tỉnh chiếm 39% (nếu xét theo cột là 40%) và khách ở các tỉnh ĐBSCL chiếm 42% (nếu xét theo cột là 30%). Còn số lần tham quan từ bốn lần trở lên thì khách du lịch ở trong tỉnh chiếm 29% và khách ở các tỉnh ĐBSCL chiếm 45% (nếu xét các trường hợp trên theo hàng).

Nếu xét theo cột thì phần lớn khách du lịch tham quan từ bốn lần trở lên có quê quán ở TP.HCM (chiếm 68%), ở các tỉnh ĐBSCL (chiếm 51%) và 47% khách ở trong tỉnh (An Giang). Ngoại trừ khách du lịch ở các tỉnh rất xa như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Ninh Bình,… có đến 63% khách tham quan lần đầu tiên và 38% khách tham quan lần thứ hai, thứ ba. Cũng dễ hiểu vì thời gian đi xe từ quê của họ đến Miếu ít nhất là một ngày.

Phần tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai (Anova) một chiều để phân tích mối quan hệ cũng như sự khác biệt giữa các đối tượng (nhóm) cấu thành đặc tính của khách du lịch theo hành vi.

5.5.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm cấu thành đặc tính khách du lịch

Đầu tiên, tác giả sẽ phân tích sự khác biệt về các nhóm tuổi (có bốn nhóm: từ 15 – 25, từ 25 – 40, từ 40 – 55, từ 55 trở lên) của khách du lịch theo mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm (với 5 mức độ sau: 1: Rất hấp dẫn 2: Hấp dẫn 3: Bình thường 4: Không hấp dẫn 5: Rất không hấp dẫn).

Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của khách du lịch theo mức độ hấp

dẫn của nhà lưu niệm

Vấn đề nghiên cứu ở đây là mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm có khác biệt nhau giữa bốn nhóm tuổi của khách du lịch hay không? Hay nói cách khác là độ tuổi của khách du lịch có quan hệ với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm hay không? Do đó, ta đặt giả thiết (5): Độ tuổi của khách du lịch không có mối quan hệ nào với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm ở mức ý nghĩa 5% (ứng với độ tin cậy là 95%).

Bảng 5.9. Kết quả kiểm định phương sai (1)



Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between Groups

5.552

3

1.851

4.578

.005

Within Groups

38.408

95

.404



Total

43.960

98




Dựa vào bảng kết quả kiểm định trên ta thấy, mức ý nghĩa quan sát (Sig. =0,005) nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thiết (5). Như vậy, ở mức ý nghĩa 5% thì độ tuổi của khách du lịch có mối quan hệ với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm, hay nói cách khác mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm có sự khác biệt nhau giữa các nhóm tuổi của khách du lịch. Bảng thống kê mô tả dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt này.


Bảng 5.10. Thống kê mô tả mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm


Nhóm tuổi

N

Mean

Std. Deviation

Std. Error

Minimum

Maximum

Từ 15-25

17

2.3529

.8618

.2090

1.00

4.00

Từ 25-40

33

1.6970

.4667

8.124E-02

1.00

2.00

Từ 40-55

41

2.0673

.5064

8.006E-02

1.00

4.00

Từ 55 trở lên

9

2.2222

1.0929

.3643

1.00

5.00

Total

100

2.0826

.6698

6.731E-02

1.00

5.00

Từ bảng thống kê ta thấy, dường như tuổi càng lớn thì mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm càng giảm (ngoại trừ khách du lịch ở độ tuổi thanh-thiếu niên, vì họ chủ yếu đi theo gia đình để tham quan cho biết mà thôi). Kế tiếp là bảng kết quả kiểm định từng cặp của bốn nhóm tuổi.

Bảng 5.11. Kết quả kiểm định từng cặp giữa bốn nhóm tuổi


(I) Độ tuổi

(J) Độ tuổi

Mean Difference (I-J)

Std. Error

Sig.

Từ 15-25

Từ 25-40

.6560*

.1898

.005

Từ 40-55

.3529

.1841

.349

Từ 55 trở lên

.1307

.2621

1.000

Từ 25-40

Từ 40-55

-.6560*

.1898

.005

Từ 55 trở lên

-.3030

.1495

.273

Từ 15-25

-.5253

.2391

.183

Từ 40-55

Từ 55 trở lên

-.3529

.1841

.349

Từ 15-25

.3030

.1495

.273

Từ 25-40

-.2222

.2346

1.000

Từ 55 trở lên

Từ 15-25

-.1307

.2621

1.000

Từ 25-40

.5253

.2391

.183

Từ 40-55

.2222

.2346

1.000

Ta thấy, chỉ có một sự khác biệt có ý nhĩa giữa nhóm 2 (từ 25-40 tuổi) và nhóm 3 (từ 40-55 tuổi).

Phần kế tiếp, sẽ trình bày sự tác động của trình độ (có bốn nhóm: 1: ≤ Tiểu học 2: PTCS 3: PTTH – THCN 4: CĐ, ĐH, Sau ĐH) của khách du lịch tới mức độ tin cậy vào nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân ( với năm mức độ: 1: Rất tin cậy 2: Tin cậy 3: Bình thường 4: Không tin cậy 5: Rất không tin cậy).

Phân tích sự tác động của trình độ của khách du lịch tới mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân

Trong trường hợp này, ta nghiên cứu xem mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân có khác biệt (tác động) nhau giữa các nhóm trình độ của khách du lịch hay không? Nghĩa là xem xét giữa trình độ có mối liên hệ nào với mức độ tin cậy nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch hay không? Ta đặt giả thiết (6): Trình độ không có mối liên hệ nào với mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch, ở mức ý nghĩa 5% (ứng với độ tin cậy 95%).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023