Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 13


với việc tạo dựng cơ sở pháp lý cho phép các ngân hàng phá sản. Chỉ khi nào pháp luật cho phép các ngân hàng phá sản, và Bảo hiểm tiền gửi đủ mạnh thì việc phá sản ngân hàng, xử lý các ngân hàng đổ vỡ mới diễn ra theo quy luật thị trường, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình tái cấu trúc.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là chặng đường gian nan với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Sự thành công của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này.

5.1.2. Đẩy mạnh thông tin tín dụng nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Không phải mọi thông tin đều có thể công khai công bố, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng. Nhưng càng minh bạch thông tin, đảm bảo tính cập nhật, độ chuẩn xác, sẽ càng củng cố được niềm tin của khách hàng. Chỉ khi có được hệ thống thông tin tốt, minh bạch, niềm tin sẽ tăng lên.

Thông tin tín dụng và thông tin xếp hạng tín dụng là một trong những lá chắn, công cụ đắc lực hỗ trợ các ngân hàng, các định chế tài chính, các doanh nghiệp và nhà đầu tư ngăn ngừa hạn chế rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin tín dụng và xếp hạng tín dụng là rất cần thiết, là chìa khóa, là công cụ đắc lực giúp các ngân hàng, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đánh giá, lựa chọn ra những doanh nghiệp xứng đáng có khả năng cao trong việc sử dụng các nguồn lực hiện có để đầu tư.

Cần thiết phải thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các NHTM có được những tham chiếu mang tính thị trường. Giảm thiểu tình trạng đánh giá sai về khả năng cũng như ý nguyện thực hiện các cam kết thanh toán của các chủ thể vay nợ trong nền kinh tế. Với sự ra đời của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp sẽ giúp thị trường tham gia chặt chẽ hơn vào quá trình giám sát hoạt động của các NHTM, đặc biệt là các NHTM có dấu hiệu làm ăn yếu kém


5.1.3. Về chính sách tiền tệ tín dụng và ngân hàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- NHNN cần tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cơ cấu lại nợ của các TCTD nhằm hạn chế phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

- NHHH chỉ đạo các TCTD tích cực phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu thông qua sử dụng DPRR, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo.

Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 13

- Đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo hiệu quả trong tái cơ cấu các TCTD, kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém, hoạt động kém hiệu quả trên cơ sở triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD nêu tại Đề án “Cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011- 2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/3/2012.

- Ngoài ra, cần phải áp dụng các qui định của BASEL trong giám sát các hoạt động ngân hàng. Khi thực hiện hội nhập với kinh doanh ngân hàng và khu vực, việc áp dụng các chuẩn mực chung trong việc quản lý hoạt động của các ngân hàng và định chế tài chính hiện đã và đang được Ủy ban BASEL giới thiệu là điều không tránh khỏi. Điều này sẽ tạo sự tương đồng trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng, định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam cũng như tạo điều kiện cho các ngân hàng và định chế tài chính Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong quá trình mở rộng hoạt động của mình ra khu vực và thế giới.


5.2. Kết luận

Tình trạng nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn và tồn tại lâu dài trong danh mục tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, của NHTMCP Á Châu nói riêng đã làm cho tình hình tài chính của các ngân hàng trở nên yếu kém, khả năng cạnh tranh giảm sút. Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã và đang hội nhập với cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Vì vậy, hạn chế và xử lý nợ xấu trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ:


- Thứ nhất, hệ thống hoá những lý luận cơ bản về nợ xấu của hệ thống NHTM, chỉ ra những dấu hiệu, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, những ảnh hưởng của nợ xấu đối với nền kinh tế nói chung và đối với bản thân các ngân hàng nói riêng.

- Thứ hai, qua việc nghiên cứu thực trạng về công tác hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á Châu, luận văn đã chỉ ra rõ thực trạng công tác hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTMCP Á Châu.

- Thứ ba, luận văn đã đánh giá công tác hạn chế và xử lý nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu trong năm 2013.

- Thứ 4, với những kết quả nghiên cứu trên luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTMCP Á Châu trong hiện tại cũng như tương lai.

Tuy nhiên, đây là một nội dung nghiên cứu khá phức tạp với tầm nhìn, khả năng và sự hiểu biết của tác giả về kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiết sót. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.



Sách:

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo Trình Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà xuất bản

Thống kê


2. Đoàn Thanh Hà, TS.Lý Hoàng Ánh (2006), Ngân hàng thương mại,

Nhà xuất bản thống kê.


3. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống

kê.


4. Trương Thị Hà (1996), Chuyên đề quản lý tiền tệ và tín dụng ngân

hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.


5. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính

6. Nguyễn Ngọc Quả (1990), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống

kê.


7. Ngô Văn Quế (2003), Quản lý và phát triển tài chính tiền tệ tín dụng

ngân hàng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.


8. Nguyễn Văn Tề (2009), Tín dụng Ngân Hàng, Nhà xuất bản Giao thông Vận Tải.

Báo cáo:


9. Ngân hàng TMCP Á Châu (2013), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHTMCP Á Châu năm 2013.

Quyết định:


10. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng


11. Quyết định số18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005)

12. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

13. Quyết định số 228/QĐ-NHNH.HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2006), Quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về cho vay đối với khách hàng.

14. Quyết định số 407/QĐ-NHNT.HĐQT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2002), Bản hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay.

Tạp chí:


15. Trần Trung Tường (số 16 ngày 15/ 8/2005), Giải pháp góp phần hạn chế rủi ro trong khi cho vay, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, trang 24.

Tài liệu mạng:

16. Trung tâm thông tin tín dụng, Ngân hàng nhà nước, quản lý nợ xấu, http://www.cib.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1454&It

emid=113


17. Thùy Duyên (02/03/2010), Nợ xấu Ngân hàng sẽ phản ánh chính xác hơn, http://vneconomy.vn/20100302055554838p0c6/no-xau-ngan-hang-se-phan- anh-chinh-xac-hon.htm

18. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, (2009), Quản lý nợ xấu tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và chiến lược tối đa hoá,


http://www.vnbaorg.info/index.php?option=com_content&task=view&id=16&Item id=54

Tạp chí Ngân hàng, (2009), Nợ xấu toàn hệ thống Ngân hàng giảm dần,

http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-49255.htm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2024