Kết Quả Khảo Sát Về Lý Do Quý Khách Hàng Không Trả Được Nợ


nguyên nhân từ phía ngân hàng hầu hết các ý kiến đầu đồng tình từ 50% trở lên rằng đây là nguyên nhân loại A gây ra tình trạng nợ xấu cho ngân hàng, chỉ có yếu tố “Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các bộ phận” được 50% số ý kiến các chuyên gia cho rằng nguyên nhân này chỉ là nguyên nhân loại B. Đối với nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng, thì hầu như có sự nhất trí cao của các chuyên gia rằng, đây mới là nguyên nhân chính gây nợ xấu ngân hàng. Bởi vì hầu hết các ý kiến đồng tình chiếm từ 60% trở lên chi rằng những nhóm yếu tố này chiếm loại A, Phần ít các ý kiến còn lại cho rằng các yếu tố trong nhóm nguyên nhân này là loại B. Tuy nhiên đối với nguyên nhân từ khách quan các ý kiến của các chuyên gia có tính phân tán, có một số cho rằng có do “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” là nguyên nhân loại A gây ra nợ xấu, còn các nguyên nhân còn lại phân tán ở loại B và C. Điều đó chứng tỏ nguyên nhân này chưa phải là nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng nợ xấu cho ngân hàng.

Bên cạnh phân tích các ý kiến trên thì việc hỏi ý kiến lý do vì sao khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng cũng được quan tâm và đưa vào nghiên cứu này. Kết quả thu được thì phần lớn các ý kiến của khách hàng cho rằng do sản xuất đình trệ và họ không bán được hàng nên không có tiền trả cho ngân hàng chiếm đến 36,4% tổng số ý kiến được hỏi.

Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về lý do quý khách hàng không trả được nợ

ngân hàng


Lý do quý khách hàng không trả được nợ ngân hàng

Kết quả khảo sát KH

SL

TT (%)

Sản xuất đình trệ (hàng không bán được)

91

36.4

Sử dụng vốn sai mục đích

56

22.4

Năng lực tài chính hạn chế

76

30.4

Do thiên tai

14

5.6

Lý do khác

13

5.2

Tổng cộng

250

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - 11

Nguồn: Số liệu điều tra


Lý do tiếp theo mà họ không trả được nợ cho ngân hàng là do năng lực tài chính hạn chế chiếm 30,4% trong tổng mẫu khảo sát. Thực sự đây cũng xuất phát từ nguyên nhân thứ nhất. Kế đến là họ cho rằng do sử dụng vốn sai mục đích nên không có khả năng trả nợ chiếm đến 22,4%. Còn các lý do như thiên ta hay các lý do khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng mẫu điều tra. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay của ngân hàng kém vì vậy đã đánh giá sai năng lực trả nợ của khách hàng vì vậy dẫn đến tình trạng nợ xấu cho ngân hàng.


Châu

4.2.2. Nhận xét về kết quả khảo sát

4.2.2.1. Đánh giá về nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á


Theo đánh giá của khách hàng về nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng

dựa trên bảng hỏi đã được tổng hợp từ kết quả thảo luận nhóm như sau:


* Nguyên nhân chủ quan


+ Từ phía ngân hàng


Trong nhóm các nguyên nhân từ phía ngân hàng thì nguyên nhân về kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin có giá trị trung bình lớn nhất, điều đó chứng tỏ hầu hết những người được hỏi đều đánh giá rằng do công tác “Kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin” của ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân thứ hai có mức độ ảnh hưởng lớn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng đó là “Trình độ cán bộ hạn chế và rủi ro đạo đức cán bộ thẩm định” đã gây ra hậu quả về gánh nặng nợ xấu của ngân hàng ngày càng gia tăng. Chính vì mối quan hệ quen biết cá nhân, hoặc vì tư lợi mà các cán bộ thẩm định đã thẩm định tín dụng với hạn mức vay cao hơn thực tế, cao hơn khả năng trả nợ của khách hàng nên dẫn đến khả năng không trả được nợ của khách hàng tăng lên. Nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu hiện này là “Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các bộ phận”, chính sự phối hợp không đồng bộ giữa bộ phân xử lý nợ và bên thẩm định cũng như tín dụng là cho công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu cho vay không hợp lý cũng là nguyên nhân lớn gây ra


tình trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Á Châu, bởi hầu trong cơ cấu cho vay phần lớn khách đi vay là cá nhân và các công ty Cổ phần và công ty TNHH, còn những thành phần khác chiếm tỷ lệ rất ít, chính điều này đã dẫn đến “được ăn cả ngã về không”, tính rủi ro tập trung cao. Khó khăn về phía thị trường cũng được đánh giá là nguyên nhân ảnh hưởng ở mức độ trên mức bình thường. Thật vậy, tình hình kinh tế khó khăn khiến không ít doanh nghiệp phá sản, và nợ xấu của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng cũng tăng lên từ nguyên nhân này.

Các nguyên nhân

N

Minimum

Maximum

Mean

Std. Deviation

Cơ cấu cho vay không hợp lý

250

2

5

4.71

250

Khó khăn về phía thị trường

250

2

5

3.84

250

Trình độ cán bộ hạn chế và rủi ro đạo đức cán bộ thẩm định

250

3

5

4.81

250

Kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin chưa đáp ứng yêu cầu


250


3


5


4.84


250

Chưa gắn trách nhiệm của cán bộ liên quan với chất lượng tín dụng

250

3

5

4.03

250

Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các bộ phận

250

3

5

4.78

250

Valid N (listwise)

250





Bảng 4.4. Thống kê mô tả về các nguyên nhân từ phía ngân hàng Descriptive Statistics


Nguồn: Điều tra tính toán

+ Từ phía khách hàng


Trong nhóm các nguyên nhân từ phía khách hàng thì nguyên nhân do “trình độ quản lý, sản xuất” của các doanh nghiệp đi vay còn hạn chế. Chính vì vậy khi thị trường đầu ra gặp khó khăn họ mất hẳn khả năng trụ lại thương trường, họ cũng lúng túng trong việc chuyển đổi kinh doanh cũng như khả năng phán đoán thị trường để kịp xoay xở trước khi xảy ra tình trạng phá sản. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt các công ty phá sản trong thời gian qua của Việt Nam. Nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai đó là “ Mục đích sử dụng vốn vay”


việc sử dụng vốn vay sai mục đích cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của khách hàng. “Năng lực tài chính” và “đạo đức của khách hàng” là những nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu. Đây là 2 nguyên nhân căn bản ảnh hưởng đến việc hình thành nợ xấu của người đi vay hay không, theo nhìn nhận của tác giả trong quá trình nghiên cứu và quan sát thì hầu như các ngân hàng thương mại đều gặp cả hai nguyên nhân gây nên tình trạng nợ xấu của ngân hàng này.

Bảng 4.5. Thống kê mô tả về các nguyên nhân từ phía khách hàng

Descriptive Statistics

Các nguyên nhân

N

Minimum

Maximum

Mean

Std.

Deviation

Trình độ quản lý, sản xuất hạn chế

250

3

5

4.84

.513

Năng lực tài chính hạn chế

250

3

5

4.06

.353

Đạo đức của khách hàng

250

3

5

4.00

.358

Mục đích sử dụng vốn vay

250

2

5

4.71

.726

Valid N (listwise)

250






Nguồn: Điều tra tính toán

* Nguyên nhân khách quan


Trong nhóm các nguyên nhân khách quan gây nên nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu thì nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất trong nhóm này là nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng tài chính tác động đến các tác nhân trong nền kinh tế, trong đó có ngân hàng và khách hàng của ngân hàng TMCP Á Châu. Chính cuộc khủng hoảng tài chính này đã kéo theo rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam và ngành tài chính tại Việt Nam. Đây là nguyên nhân bị động mà ngân hàng buộc phải chấp nhận và khó có thể tránh khỏi. Các nguyên nhân còn lại của nhóm nguyên nhân khách quan có mức độ ảnh hưởng trên mức trung bình. Điều đó chứng tỏ cuộc khủng hoảng tài chính có mức độ tác động ghê gớm đến tình trạng hình thành nên nợ xấu của ngân hàng so với những nguyên nhân còn lại trong nhóm nguyên nhân khách quan.


Bảng 4.6. Thống kê mô tả về các nguyên nhân khách quan Descriptive Statistics


N

Minimum

Maximum

Mean

Std.

Deviation

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

250

3

5

4.81

.469

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ

250

3

5

3.97

.400

Môi trường tự nhiên

250

2

5

3.97

.473

Môi trường kinh tế xã hội

250

2

5

3.87

.490

Valid N (listwise)

250





Nguồn: Điều tra tính toán

Hầu hết các nguyên nhân thuộc nhóm này ngân hàng chỉ có các giải pháp để né tránh và cố gắng vượt qua chứ ngân hàng hoàn toàn bất lực trong việc khắc phục những nguyên nhân khách quan này. Vì vậy hầu hết các mục hỏi của những nguyên nhân này được đáp viên trả lời rằng họ đồng ý cao với nguyên nhân do tác động của “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” với mức điểm trung bình lên đến 4,81, đồng nghĩa với việc nguyên nhân này hầu như người được hỏi gần như hoàn toàn đồng tình. Đối với nguyên nhân do “Môi trường pháp lý chưa đầy đủ”, hay “Môi trường tự nhiên” và “Môi trường kinh tế xã hội” đều được đáp viên trả lời họ gần như đồng ý với những nguyên nhân này, vì mức điểm trung bình trên 3 và gần đạt 4.

Bên cạnh đó, luận văn còn tiến hành đánh giá xem ngân hàng TMCP Á Châu có những hạn chế nào trong công tác xử lý nợ xấu. Hầu hết những người được hỏi đều đồng ý đến đồng ý rất cao các nguyên nhân do chính sách tín dụng của ngân hàng còn hạn chế, do quy trình tín dụng còn mang tính chung chung, công tác quản trị nợ xấu chưa được quan tâm đúng mức, công tác xử lý tài sản đảm bảo chưa cao của ngân hàng ACB, điều đó được thể hiện qua mức điểm trung bình của những người được hỏi đều đạt mức 4 trở lên, nghĩa là từ mức đồng ý do nguyên nhân đó gây ra.


Bảng 4.7. Thống kê mô tả về các hạn chế trong xử lý nợ xấu của ngân

Các hạn chế

N

Minimum

Maximum

Mean

Chính sách tín dụng hạn chế

250

3

5

4.06

Quy trình tín dụng còn mang tính chung chung

250

3

5

4.00

Công tác quản trị nợ xấu chưa được quan tâm đúng mực

250

2

5

4.71

Công tác xử lý tài sản đảm bảo chưa cao

250

3

5

4.81

Valid N (listwise)

250




hàng TMCP Á Châu Descriptive Statistics


Nguồn: Điều tra tính toán

4.3. Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á Châu

4.3.1. Giám sát chặt chẽ các khoản nợ xấu đã phát sinh một cách hiệu quả thông qua quản lý, phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ

Để việc kiểm soát nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ xấu sau này. Việc xử lý nợ xấu cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có thể được thực hiện theo các hướng: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng.

Kiểm soát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những biện pháp đối phó, ngăn chặn kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Cần phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính của khách hàng nhằm đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng thường xuyên đi thực tế khách hàng để có một bức tranh rõ nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Kiểm soát một cách tổng thể danh mục tín dụng, phân tích danh mục tín dụng nhằm đánh giá chất lượng danh mục, phân loại danh mục tín dụng theo từng


nhóm với các tiêu chí để có thể đánh giá mức đọ rủi ro của từng nhóm nhằm xác định các giải pháp xử lý thích hợp. Vì vậy, cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên để có thể phát hiện sớm sự phát sinh của nợ xấu, dựa vào đó có thể đưa ra các biện pháp giải quyết hợp lý, kịp thời, tránh tình trạng ngân hàng phải chịu tổn thất, biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng do nợ xấu phát sinh.

Ở Việt Nam, tình hình thực hiện các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn, phân loại nợ và quản lý rủi ro, trích lập dự phòng tại các TCTD ở Việt Nam được xem là còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, riêng vấn đề phân loại nợ theo phương pháp định lượng hay định tính vẫn chưa được triển khai áp dụng đồng bộ cho tất cả các TCTD. Bởi vậy, cần phải có giải pháp để tất cả các TCTD Việt Nam đều áp dụng phân loại nợ theo điều 7 trong thời gian tới.

4.3.2. Rà soát lại quy trình nội bộ cho vay, chính sách cho vay và khả năng thu hồi nợ

- Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý

- Tổ chức đánh giá lại các khoản cấp tín dụng, uỷ thác đầu tư để tiến hành phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý. Trong đó ưu tiên các khoản nợ xấu không có TSĐB, khách hàng vay không còn tồn tại và nợ xấu thuộc nhóm 5.

- Chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại lại nợ, xem xét miễn, giảm lãi để giảm bớt khó khăn cho khách hàng.

- Tiếp tục đầu tư cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng có nợ xấu có khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phục hồi và phát triển.

- Rà soát, đánh giá lại TSĐB, thoả thuận với khách hàng bổ sung TSĐB hợp pháp, phối hợp với khách hàng và các cơ quan tổ chức liên quan hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với những món vay, TSĐB chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý.

- Tích cực đôn đốc thu hồi nợ, xử lý TSĐB, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ...

- Tăng cường trích lập RPRR để tạo nguồn xử lý nợ xấu.


- Kiên quyết chấm dứt hoạt động, sáp nhập, giải thể các điểm giao dịch, phòng giao dịch kinh doanh không hiệu quả.

- Rà soát mọi hoạt động thu, chi, kiên quyết không được để phát sinh nợ nần mới. Các hoạt động này phải minh bạch, công khai, phát huy vai trò tự kiểm tra, giám sát của tập thể.

- Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, công tác kiểm soát nội bộ, thường xuyên quan tâm phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, nâng cao trình độ chuyên môn, tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu giám sát hoạt động cho toàn hệ thống, hỗ trợ và nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa.

- Phát triển dự án Business modeling: Xây dựng báo cáo ngành, mô hình dự báo doanh nghiệp để chuẩn hóa phân tích rủi ro ngành; lượng hóa và chuẩn hóa việc xác định giới hạn tín dụng với khách hàng.

4.3.3. Mở rộng và tăng cường các giải pháp thu hồi nợ vay


Theo quy định hiện hành, ngân hàng phải trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ trên 3 tháng và nợ phải thu chưa quá hạn, nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như không có khả năng thu hồi, ngân hàng phải sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn tiếp tục phần theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ.

Điều đó cho thấy, các khoản nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng, họ sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền của để đôn đốc thu hồi nợ. Do đó, để có thể đòi được nợ trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động luôn bị lỗ đòi hỏi ngân hàng phải áp dụng các biện pháp hết sức linh hoạt và mềm dẻo. Tại ACB hiện đang có một số hướng đi cơ bản như sau:

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí