Trách Nhiệm Pháp Lý Về Những Khoản Nợ Và Chi Phí Trong Quá Trình Hoạt Động Của Doanh Nghiệp


đơn vị.

+ Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan,


- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng

của người đó không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản ký nhà nước.

Như vậy, công chức chỉ bị hạn chế việc góp vốn kinh doanh vào những ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước, hạn chế này không áp dụng đối với các ngành nghề khác.

Công chức không có quyền thành lập và quyền quản lý doanh nghiệp theo Điều 13 LDN. Do đó, công chức không thể góp vốn vào công ty TNHH vì người góp vốn đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên và được coi là người quản lý công ty; công chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà không được tham gia Hội đồng quản trị, được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn.

Ngoài ra, chủ thể có quyền góp vốn kinh doanh bằng TSTT phải là chủ sở hữu quyền TSTT được dùng vào việc góp vốn kinh doanh tại thời điểm góp vốn. Cụ thể là: chủ bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích/kiểu dáng công nghiệp, chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang trong thời hạn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam; chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký quốc tế được chấp nhận bảo hộ và đang trong thời hạn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam; chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại đáp ứng các điều kiện được bảo hộ tại Việt Nam, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan; chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng... Hơn nữa, việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền SHTT phải được thực hiện trong thời hạn quyền SHTT bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên tham gia góp vốn bằng giá trị quyền SHTT và bên nhận góp vốn phải ký kết hợp đồng chuyển giao quyền SHTT tương ứng và phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định của Luật SHTT năm 2005, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký; quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh; quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Như vậy, chủ thể được tham gia góp vốn kinh doanh bằng TSTT là chủ sở hữu của TSTT được pháp luật cho phép tham gia góp vốn.

1.2.5. Trách nhiệm pháp lý về những khoản nợ và chi phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam - 6

Trong đời sống thực tế, trước khi một doanh nghiệp được thành lập, thì những nhà đầu tư (sáng lập viên công ty) đã có những ý tưởng cho sự ra đời của nó. Trước khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư đã phải bỏ một khoản phí

tổn về công sức cũng như một lượng vật chất nhất định như chi phí về nghiên cứu thị trường, tư vấn đầu tư, khách hàng, tham quan để nghiên cứu thiết bị và công nghệ cho dây chuyền sản xuất, chi phí thành lập doanh nghiệp v.v... Thường thì những bước chuẩn bị ban đầu để thành lập một công ty, nhà đầu tư không thể một mình làm được tất cả, họ phải thông qua các công ty tư vấn, kiểm toán, các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan… để nắm bắt thông tin và đi đến quyết định. Để có được sự thành công, hầu hết các doanh nghiệp được thành lập đều gắn liền với quá trình chuẩn bị trước đó, trong đó có vấn đề về vốn và góp vốn. Nhìn dưới khía cạnh kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp là công việc tiếp theo của một quá trình trước đó và chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Về mặt thời gian, thời điểm góp vốn thường được thực hiện trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh.

Thực tế đã cho thấy những chi phí trước sản xuất, kinh doanh (trước khi doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh) cũng rất quan trọng và cần thiết cho việc tạo lập những cơ sở đi đến tính khả thi và hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp sau này. Mặc dù những chi phí này bỏ ra nhưng không phải lúc nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp được thành lập.

Một vấn đề khác đặt ra là công ty không được thành lập nhưng có sự tranh chấp về tài sản giữa một trong các thành viên có cùng mục đích thành lập công ty với người thứ ba. Quy định nào giải quyết vấn đề này? Theo Khoản 3 Điều 14 LDN 2005, trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.

Có hai trường hợp có thể xảy ra. Trường hợp thứ nhất, nếu một hay một số thành viên có cùng mục đích tham gia thành lập công ty được sự ủy quyền của cả nhóm ký kết hợp đồng với người thứ ba cho mục đích thành lập công ty thì các thành viên còn lại có nghĩa vụ liên đới. Trường hợp thứ hai

xảy ra nếu một trong các thành viên giao kết một giao dịch dân sự với người thứ ba mà không được sự ủy quyền của cả nhóm nhưng việc giao kết giao dịch dân sự này vì mục đích thành lập công ty thì trước tiên người tham gia giao dịch đó phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba, sau đó có quyền yêu cầu các thành viên còn lại hoàn trả những chi phí mà mình đã bỏ ra, nhưng đồng thời người đó phải có nghĩa vụ chứng minh rằng việc tham gia giao kết vì mục đích thành lập công ty và phù hợp với ý chí của các thành viên còn lại, để giải quyết sự việc này có thể áp dụng quy định tại Chương IV BLDS 2005 "Giao dịch dân sự". Như vậy, để giải quyết các tranh chấp về những chi phí tài sản, vật chất hay công việc đã thực hiện vì mục đích thành lập công ty nhưng công ty không được thành lập được dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật dân sự: tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện và tự định đoạt và các quy định của BLDS được áp dụng để giải quyết các tranh chấp.

Trong trường hợp công ty được thành lập, điều này được dựa trên những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau: các sáng lập viên công ty có sự thống nhất ý chí cho việc thành lập công ty, những nghiên cứu về thị trường, công nghệ, khả năng tài chính cho thấy việc thành lập công ty là khả thi. Khi công ty được thành lập sẽ có sự chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn của các thành viên tham gia thành tài sản của công ty, đồng thời những chi phí về tài sản, vật chất và công việc đã thực hiện có thể được tính thành tài sản góp vốn của các thành viên công ty thể theo điều lệ công ty. Do vậy, "trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết bởi các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh" [35, Khoản 2 Điều 14].

Việc các thành viên có cùng mục đích thành lập công ty được dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự do ý chí, tự nguyện và bình đẳng. Do đó, khi công ty được thành lập, sẽ có sự chuyển quyền sở hữu đối

với tài sản góp vốn của các thành viên tham gia thành tài sản của công ty, đồng thời những chi phí về tài sản, vật chất và công việc đã thực hiện có thể được tính thành tài sản góp vốn của các thành viên công ty theo điều lệ công ty. Công ty sẽ là người tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự đã được ký kết bởi các thành viên sáng lập vì mục đích thành lập công ty. Nếu tranh chấp không thể tự giải quyết trên cơ sở tự thỏa thuận, tự định đoạt thì có thể đưa ra giải quyết tại tòa án. Những sáng lập viên đã thực hiện những công việc hay những khoản chi phí về tài sản vì mục đích thành lập công ty phải có nghĩa vụ chứng minh về những công việc hoặc những chi phí đã bỏ ra để được hoàn trả, trước đó họ là một nguyên đơn dân sự, những chứng cứ cho những chi phí về tài sản hoặc công việc được thực hiện vì mục đích thành lập công ty là: hóa đơn, hợp đồng công việc đã làm… và phải là những chi phí về tài sản hoặc công việc thực hiện đã được sự thỏa thuận từ trước hay phù hợp với ý chí của các thành viên, phải hợp pháp, công khai và tính được giá trị. Khi công ty được thành lập, nếu có tranh chấp về góp vốn kinh doanh thì những nguyên tắc và các quy định của BLDS cũng như hợp đồng góp vốn và điều lệ công ty là cơ sở để áp dụng giải quyết, chi phí về vật chất, tài sản, công việc đã thực hiện được tính vào vốn góp vào công ty và trong trường hợp không đạt sự thống nhất ý chí giữa các thành viên trong công ty thì cần có phán quyết của tòa án rằng chi phí đã bỏ ra, công việc đã thực hiện là vì mục đích thành lập, hoạt động của công ty.

Một vấn đề nữa đặt ra là sau khi công ty đã được thành lập đi vào hoạt động kinh doanh, do đòi hỏi của thị trường, công ty cần mở rộng sản xuất, điều này dẫn đến việc công ty cần tăng vốn kinh doanh, việc tăng vốn có thể thực hiện bằng cách công ty vay vốn, trích từ các quỹ của công ty hoặc các thành viên góp thêm vốn, hay tăng số lượng thành viên. Việc tăng vốn của công ty sau khi công ty được thành lập bằng cách tăng thêm số lượng thành viên hoặc các thành viên góp thêm vốn có sự khác biệt so với thời điểm góp

vốn khi công ty chưa được thành lập vì khi công ty đã đựơc thành lập thì các quan hệ về góp vốn chủ sở hữu chủ yếu sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của điều lệ công ty.

1.2.6. Thời điểm góp vốn

Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có vốn: vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích ở trên thì trước khi doanh nghiệp được thành lập, do phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định cho việc chuẩn bị thành lập doanh nghiệp nên việc góp vốn có thể phải thực hiện trước khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, LDN ghi nhận thời điểm góp vốn khi doanh nghiệp được thành lập: "Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty" [35, Khoản 4 Điều 4], thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty (Khoản 1 Điều 39, Khoản 1 Điều 42 LDN năm 2005).

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn trong từng thời điểm, tùy thuộc vào quy mô sản xuất, nhu cầu thị trường, tiến độ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, việc góp vốn không nhất thiết phải đóng đủ vốn ngay sau khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, số vốn mà các thành viên cam kết góp trong một thời hạn cụ thể đã được ghi vào Điều lệ công ty, các thành viên phải góp đủ số vốn đã cam kết góp vào vốn điều lệ trong thời gian không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên (Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010). Đây là một điểm mới được quy định tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết LDN. Quy định này, một mặt nhằm bảo vệ quyền lợi của tất cả các thành viên mặt khác nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba. LDN 2005 còn quy định: "Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được

sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi" [35].

Việc góp vốn của công ty không chỉ được giám sát bởi các thành viên trong công ty mà còn nằm dưới sự quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh vì vốn góp và cam kết góp vốn phải được ghi vào điều lệ công ty và người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách: một là một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; hai là huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; ba là các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Sau khi số vốn còn lại được góp đủ, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Như vậy, LDN 2005 cũng đã dự liệu được hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp về việc góp vốn giữa các thành viên.

Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên góp vốn được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp ghi nhận phần vốn góp và giá trị vốn góp của thành viên. Giấy chứng nhận phần vốn góp là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ góp vốn của thành viên đã hoàn thành, thông qua đó cũng xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của thành viên đối với công ty cũng như đối với bên thứ ba.

Như vậy việc góp vốn thành lập doanh nghiệp là một quá trình mà thời điểm góp vốn thường được thực hiện trước khi doanh nghiệp được thành lập, việc xác định thời điểm góp vốn có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

- Vì việc thừa nhận thời điểm góp vốn vào doanh nghiệp được thực hiện trước khi doanh nghiệp được thành lập điều này đi đến một hệ quả những chi phí về vật chất, tài sản, công việc đã được thực hiện một cách hợp pháp vì mục đích thành lập và duy trì hoạt động của doanh nghiệp được sự thỏa thuận hay phù hợp với ý chí của các thành viên tham gia khác, được chuyển thành vốn của doanh nghiệp, khi đã trở thành vốn của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì tài sản đó tách biệt với tài sản của các thành viên tham gia góp vốn.

- Khi có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên với nhau hoặc một trong các thành viên với người thứ ba về các giao dịch dân sự được ký kết và thực hiện vì mục đích thành lập doanh nghiệp hay phục vụ cho sự hoạt động của doanh nghiệp thì hợp đồng được ký kết là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh, nếu không có hợp đồng thì các nguyên tắc và các quy định của luật dân sự được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

- Việc góp vốn sau khi công ty được thành lập thì quan hệ về góp vốn được điều chỉnh chủ yếu bởi các quy định của điều lệ công ty.

Tuy nhiên, quyền SHTT là quyền tài sản, thời điểm quyền tài sản được chuyển dịch quyền tài sản từ thành viên góp vốn sang công ty phải thực hiện sau khi công ty được thành lập. Theo quy định tại Điều 148 Luật SHTT, đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ, một công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024