Chuyển Dịch Quyền Sở Hữu Tài Sản Góp Vốn

ty muốn góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu để liên doanh phải ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu và đăng ký tại Cục SHTT để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, do vậy, thời điểm góp vốn phải được xác định kể từ thời điểm việc chuyển giao này được ghi nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng. Do vậy, vì thời điểm góp vốn và thời điểm chuyển dịch quyền tài sản từ thành viên góp vốn sang công ty không trùng nhau. Tài sản góp có thể bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng quyền tài sản, giữa các thành viên cần ký kết hợp đồng xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên theo từng giai đoạn làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên (nếu có).

1.2.7. Chuyển dịch quyền sở hữu tài sản góp vốn

Như đã phân tích thời điểm góp vốn vào công ty được thực hiện cả trước khi công ty được thành lập. Tuy nhiên, sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty chỉ có thể thực hiện sau khi công ty được thành lập. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, "thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty" [35, Điều 29]. Trường hợp góp vốn bằng tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, ví dụ như biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản, biên bản điều chuyển tài sản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty. Các biên bản này được coi là chứng từ hợp pháp để xác định nguyên giá TSCĐ và được trích

khấu hao TSCĐ theo quy định. Trường hợp giá trị TSCĐ do đơn vị tự định giá không phù hợp so với thực tế của TSCĐ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì đơn vị phải xác định lại giá trị hợp lý của TSCĐ; nếu TSCĐ vẫn chưa phù hợp với giá thực tế trên thị trường, cơ quan thuế có quyền yêu cầu đơn vị xác định lại giá trị TSCĐ thông qua Hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công ty phải xuất hóa đơn, trong hóa đơn ghi giá trị của tài sản đúng bằng giá trị góp vốn theo biên bản của Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, dòng thuế GTGT không ghi và gạch chéo. Hóa đơn này làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

Hầu hết các TSTT thuộc loại tài sản có đăng ký, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu lệ phí trước bạ. Việc mua cổ phần hay phần vốn góp bằng tài sản có đăng ký là quyền SHTT chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật SHTT, không phải TSTT nào cũng phải đăng ký mới phát sinh quyền sở hữu (Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005):

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam - 7

c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này [37].

Do vậy, một câu hỏi đặt ra là quyền SHTT có thể góp vốn là những quyền nào? Điều 142 Luật SHTT có quy định một số hạn chế đối với việc chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền SHTT mà khi thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cũng cần phải tuân thủ. Chẳng hạn: quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao, quyền sở hữu đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó (Điều 139 Luật SHTT năm 2005); quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu

tập thể đó; Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

1.2.8. Cấp giấy chứng nhận góp vốn và cổ phiếu

Việc góp vốn của các thành viên phải được ghi bằng văn bản để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, trung thực. Các chứng từ này là cơ sở ghi nhận việc góp vốn, tạo điều kiện thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế và lập báo cáo tài chính của công ty cũng như góp phần hạn chế tranh chấp xảy ra.

Vì hành vi góp vốn có thể thực hiện thành nhiều lần khác nhau, do đó trước khi cấp giấy chứng nhận chính thức, các thành viên góp vốn phải được cấp giấy cho những lần góp vốn, các giấy này là căn cứ để cấp giấy chứng nhận chính thức phần vốn góp khi đã chuyển dịch tài sản.

Đối với phần góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp. Trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, cháy…hoặc bị thiêu hủy dưới bất kỳ hình thức nào thì thành viên được cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp và phải trả chi phí do công ty quy định.

Đối với công ty cổ phần sau khi thanh toán đủ cổ phần đăng ký mua, công ty cấp cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể có ghi tên hoặc không ghi tên, nhưng phải đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần để xác lập quyền và nghĩa vụ cổ đông.

Giấy chứng nhận phần vốn góp là loại giấy tờ xác nhận người góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã góp đủ số vốn đã cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp. Giấy chứng nhận phần góp vốn do công ty cấp và có nội dung chủ yếu như sau:

Tên, trụ sở công ty

Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Vốn điều lệ của công ty

Tên, địa chỉ thành viên

Phần vốn góp giá trị phần vốn góp của thành viên Sổ và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty

Giấy chứng nhận phần vốn góp là giấy xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu công ty [35, khoản 4, Điều 39].

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu các thành viên của công ty thay đổi tài sản góp vốn nhưng không làm tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì công ty không cần thay đổi vốn điều lệ nhưng ngay khi thay đổi tài sản góp vốn, công ty phải gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh danh sách thành viên công ty theo mẫu do pháp luật quy định.

1.2.9. Chuyển nhượng phần vốn góp

Theo quy định tại Điều 44 LDN 2005, trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng một điều kiện; chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền

và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ. Nếu người thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty có thể chuyển nhượng phần vốn góp cho công ty. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên. Khi chuyển nhượng phần vốn góp, người nhận chuyển nhượng được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp mới, công ty thu lại giấy chứng nhận phần vốn góp của người chuyển nhượng. Nếu người chuyển nhượng vẫn còn phần vốn góp tại công ty thì công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp mới phù hợp với phần vốn còn lại của thành viên đó.

Theo Điều 77 LDN năm 2005, trong công ty cổ phần, vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác theo quy định tại khoản 3 Điều 81 và trừ trường hợp hạn chế đối với cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là

người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông. Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

1.2.10. Hợp đồng góp vốn

Ngày nay, hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết mọi nhu cầu của mình. Luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay nằm rải rác trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau, tính hệ thống của chúng còn ít được nghiên cứu. Hiện nay, người ta vẫn xem các quy định về hợp đồng được quy định tại các điều từ Điều 388 đến Điều 427 BLDS là luật chung cho tất cả các loại hợp đồng chuyên biệt. Dựa trên quy định chung đó, BLDS và nhiều văn bản pháp luật khác quy định riêng các hợp đồng chuyên biệt. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền SHTT. BLDS quy định "Hợp đồng là Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" [34, Điều 388]. Xét về bản chất, "hợp đồng là sự thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó, trong quan hệ hợp đồng, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia, quyền; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thường đối lập nhau một cách tương xứng" [26].

Hợp đồng là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên. Hợp đồng khi đã được ký kết thì các bên đều phải có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện đúng những gì đã cam kết. Khi các bên muốn thỏa thuận về việc góp vốn nhưng không thành lập công ty hoặc công ty chưa được thành lập thì hợp đồng góp vốn sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên có thể đưa ra tòa án giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, nội dung của hợp đồng góp vốn cần quy định đầy đủ các điều khoản cơ bản như:

- Tên, địa chỉ của các bên;

- Thông tin cơ bản về tài sản góp vốn (quyền sở hữu trí tuệ được góp vốn)

- Thời hạn góp vốn;

- Giá trị tài sản góp vốn (quyền sở hữu trí tuệ được góp vốn);

- Tỷ lệ vốn góp

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Quyền của người thứ ba đối với quyền sở hữu trí tuệ được góp vốn được góp vốn;

- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Ngoài việc tạo ra hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và người thứ ba trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng góp vốn cũng có giá trị pháp lý đối với các cơ quan tài phán và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trong việc thực hiện các hành vi pháp lý liên quan tới hợp đồng. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng, tòa án và các trọng tài phải căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng để ra bản án hoặc quyết định công bằng, đúng đắn. Nếu trong hợp đồng, các bên đã có những cam kết, thỏa thuận cụ thể về những nội dung cơ bản thì sự ghi nhận cụ thể đó trong hợp đồng là căn cứ pháp lý để tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi giải quyết tranh chấp.

Như vậy, góp vốn kinh doanh bằng TSTT được ghi nhận là một hoạt động hợp pháp hiện nay. Để hoạt động này có thể phát triển theo xu thế của thời đại, chúng ta cần có một hành lang pháp lý đầy đủ và hoàn thiện hơn để có thể giúp các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này, hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra cho thị trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024