Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Giao Tiếp Trong Kinh Doanh

1.2.3. Mục đích của giao tiếp trong kinh doanh

Trong giao tiếp, mỗi người đều hướng tới một mục đích. Mục đích đó tùy thuộc vào công việc mà họ đang theo đuổi. Do vậy, giao tiếp có thể dẫn đến sự đồng thuận giữa hai người với nhau, nhưng cũng có thể dẫn đến sự đối lập, không tương đồng quan điểm.

Trong cuộc sống, giao tiếp ở khía cạnh trao đổi thông tin là để nâng cao nhận thức, giao lưu tình cảm là để tăng cường mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp; đàm phán thuyết phục để tạo ra niềm tin, sự đồng thuận và tăng cường hợp tác.

Trong kinh doanh cũng vậy, giao tiếp tạo cho sản xuất phát triển, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận cao. Thành công của kinh doanh chính là tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, khả năng đồng thuận, thỏa hiệp với đối tác, với khách hàng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

Do đặc tính của hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cố gắng càng tạo ra nhiều mối quan hệ càng tốt. Trong đó, không có sự phân biệt đối xử, không thiên vị, thành kiến; luôn quan hệ tốt, đối xử công bằng, tận tình, chu đáo với khách hàng.

Giao tiếp trong kinh doanh nhằm đạt được một số mục đích sau:

- Giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất và sản xuất có hiệu quả với tiêu chí là tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

- Giao tiếp với bạn hàng để ký kết được nhiều hợp đồng liên doanh, liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

- Giao tiếp với khách hàng để bán được nhiều sản phẩm.

- Quảng bá, khuyếch trương cũng là một hình thức giao tiếp trong kinh doanh để tăng uy tín của doanh nghiệp, tạo ra sự chú ý của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.2.4. Các nguyên tắc cơ bản của giao tiếp trong kinh doanh

Trong giao tiếp, con người muốn đạt kết quả thì ngoài việc hiểu mục đích, nội dung, cấu trúc, phương tiện giao tiếp, mỗi cá nhân cần nắm được nguyên tắc giao tiếp cơ bản trong hoạt động cụ thể. Nguyên tắc giao tiếp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người và nó mang tính hệ thống, tính định hướng, tính ổn định tương đối,… chỉ đạo hành vi, ứng xử, điều chỉnh thái độ cũng như các phản ứng của các cá nhân trong giao tiếp.

Giao tiếp trong kinh doanh Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 6

Để nâng cao hiệu quả của giao tiếp trong kinh doanh, đòi hỏi các nhà kinh doanh cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

- Hợp tác hai bên cùng có lợi

Kinh doanh là thực hiện trao đổi theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, đảm bảo đôi bên cùng có lợi, bình đẳng và ngang giá. Vì vậy, giao tiếp trong kinh

doanh cần phải quan tâm tới lợi ích của cả hai bên, biết điều hòa các quyền lợi cá nhân, tập thể, xã hội sao cho tương xứng, hợp với lẽ phải thì mới đảm bảo thành công. Nếu chỉ nghĩ tới lợi ích của mình, cuộc giao tiếp khó đạt đến thỏa thuận, quan hệ giữa các bên trở nên căng thẳng. Bí quyết thành công trong kinh doanh là hãy cho người khác được hưởng lợi lộc, bởi vì nhường họ cái này, họ sẽ nhường chúng ta cái khác.

- Tôn trọng đối tác giao tiếp

Trong giao tiếp phải tôn trọng đối tác như tôn trọng chính mình. Điều đó được thể hiện trong lời nói, thái độ cư xử đúng mực, bình đẳng. Không nên xúc phạm cấp dưới, tránh nói xấu cấp trên, không phân biệt đối xử với khách hàng.

- Lắng nghe và nói rõ mong muốn

Trong giao tiếp, việc trao đổi thông tin phải được diễn ra hai chiều. Lắng nghe hết từ đầu đến cuối, không ngắt lời, chối bỏ giữa chừng. Lắng nghe để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đối tác, nắm bắt được lý lẽ, quan điểm của họ. Nghe xong rồi mới trả lời để biểu hiện sự tôn trọng, đồng thời, khi hiểu đối tác, chúng ta mới đưa ra được những thông tin chính xác để thuyết phục họ. Khi nói phải thể hiện thái độ chân thực, ôn tồn, văn minh lịch sự, tạo thiện cảm với đối tác, nhưng cũng thẳng thắn thể hiện rõ mục đích, mong muốn của mình.

- Thảo luận và bàn bạc dân chủ

Thảo luận, bàn bạc dân chủ để tìm ra quan điểm chung, lợi ích chung, hiểu biết kỹ về nhau. Trên cơ sở đó, để có những thỏa thuận đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên. Thông thường, khi bàn bạc, mỗi bên đều có những lập luận để bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Tuy nhiên, sự bàn bạc công khai chắc chắn sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và đảm bảo hợp tác lâu dài.

- Thông cảm lẫn nhau

Trong giao tiếp phải có sự thông cảm về hoàn cảnh, khả năng, lợi ích của mỗi bên tham gia, phải tự đặt mình vào vị trí của đối tác mà xem xét. Người lãnh đạo tự đặt mình vào vị trí của nhân viên để hiểu hết được công việc và nỗi vất vả của họ. Ngược lại, nhân viên cũng phải thấy được những khó khăn của lãnh đạo, từ đó mà có sự thông cảm lẫn nhau và chỉ có trên cơ sở của sự thông cảm mới có được sự thỏa thuận, hỗ trợ nhau tốt nhất.

- Kiên nhẫn, biết chờ đợi lẫn nhau

Trong giao tiếp cũng cần có thời gian để hai bên trao đổi, bàn bạc mới có thể thống nhất được ý kiến. Vì vậy, mỗi bên tham gia cần có sự kiên nhẫn chờ đợi với thái độ thân thiện, thông cảm. Ngược lại, nóng vội, thiếu kiên nhẫn sẽ gây bất lợi trong giao tiếp.

- Biết chấp nhận trở ngại

Trong giao tiếp không phải lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi theo ý muốn. Vì vậy, phải biết chấp nhận những nhược điểm của cấp dưới, chấp nhận hoàn cảnh khó khăn của đối tác. Biết chấp nhận trở ngại sẽ giúp chúng ta chủ

động tìm được cách ứng xử tốt hơn đối với mọi người, đó cũng là thành công trong giao tiếp.

1.3. Một số hiện tượng tâm lý xã hội trong kinh doanh

1.3.1. Truyền thống

Kinh doanh là một dạng hoạt động mang tính xã hội cao, nó đòi hỏi sự hợp tác, liên kết chặt chẽ, trên mối quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình tương tác, trao đổi lẫn nhau giữa các thành viên trong những nhóm người ấy có rất nhiều các giá trị, hành vi, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội mang tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ví dụ: Mọi thành viên trong một doanh nghiệp luôn có ý thức kỷ luật tốt, phối hợp và tạo điều kiện cho nhau phát triển. Giá trị này được lưu giữ và truyền đạt lại cho các thế hệ sau trở thành truyền thống cho doanh nghiệp.

Như vậy, có thể hiểu, truyền thống là những giá trị xã hội, hành vi, cách ứng xử tương đối ổn định, được hình thành trong hoạt động và giao tiếp giữa các thành viên trong hoạt động kinh doanh, được lưu giữ và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi nói tới truyền thống bao giờ cũng phải nói tới nội dung (các giá trị), tính chất lịch sử và thể hiện của truyền thống trong hành vi, cách ứng xử của các thành viên trong nhóm (tập thể). Truyền thống luôn mang tính chất tiến bộ: những giá trị mà truyền thống phản ánh luôn mang tính chất tiên tiến, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển cá nhân, tập thể và xã hội. Truyền thống góp phần lưu giữ và truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, các chuẩn mực văn hóa của tập thể (nhóm) từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Con người thuộc cộng đồng (nhóm) xã hội nào đó, thì truyền thống của cộng đồng (nhóm) ấy có ảnh hưởng trực tiếp tới lời nói, hành vi, cách ứng xử của họ. Bởi thế, truyền thống của những tập thể sản xuất kinh doanh sẽ chi phối hành vi, cách ứng xử của thành viên trong tập thể, không những thế nó còn ảnh hưởng đến tâm trạng, tình cảm của các nhóm xã hội khác trong hoạt động kinh doanh.

Truyền thống của một tập thể sản xuất kinh doanh là chất keo dính gắn kết các cá nhân thành một khối thống nhất, tạo ra sức mạnh và thúc đẩy tập thể ấy phát triển. Trong hoạt động của mình, các thành viên thường ý thức rõ được trách nhiệm của mình đối với tập thể, coi tập thể là nhà, hết lòng vì công việc chung, trên cơ sở đó dễ thông cảm, chia sẻ và đoàn kết găn bó với nhau hơn trong việc thực hiện các mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh.

Truyền thống của một tập thể (nhóm) sẽ góp phần xây dựng những chuẩn mực, khuôn mẫu hành vi ứng xử cho các thành viên, đặc biệt cho những thành viên mới giúp họ thích ứng nhanh với môi trường sản xuất kinh doanh. Đồng thời, truyền thống còn duy trì các quan hệ xã hội, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của tập thể sản xuất kinh doanh.

Nắm bắt được chức năng, vai trò của truyền thống, trong sản xuất kinh doanh, người quản lý cần xây dựng, phát triển truyền thống doanh nghiệp. Dùng truyền thống để giáo dục, động viên, thúc đẩy các thành viên trong tập thể sản xuất kinh doanh tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác. Trong quan hệ với đối tác, khách hàng cần hiểu được truyền thống của họ để có biện pháp ứng xử tối ưu nhất, đồng thời cũng có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của họ từ đó thúc đẩy tiêu dùng trong xã hội.

1.3.2. Bầu không khí tâm lý xã hội trong kinh doanh

Lịch sử nhân loại đã chứng minh, con người không tồn tại và hoạt động một cách đơn lẻ mà luôn được gắn vào các nhóm xã hội. Hoạt động và giao tiếp trong nhóm là nhu cầu không thể thiếu của con người ngay từ khi sinh ra đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng vậy, việc con người liên kết lại với nhau thành những nhóm, tập thể để cùng nhau tiến hành những hoạt động lao động chung cũng là một tất yếu khách quan. Một trong những hiện tượng tâm lý được hình thành trong đời sống của nhóm, tập thể phản ánh trạng thái tâm lý của các thành viên đó là bầu không khí tâm lý.

Trong tập thể sản xuất kinh doanh, thì bầu không khí tâm lý là nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Vậy "Bầu không khí tâm lý" là gì? Bầu không khí có vai trò như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh?

Bầu không khí tâm lý trong tập thể sản xuất kinh doanh là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể phản ánh mức độ phát triển các mối liên hệ liên nhân cách, tâm trạng, xu hướng quan điểm, tình cảm, sự thoả mãn và cả thái độ của các thành viên đối với điều kiện, nội dung lao động, tiền lương và sự lãnh đạo tập thể. Đây là một hiện tượng rất linh động, dễ thay đổi nhưng nó vô cùng cần thiết cho đời sống của tập thể, giống như không khí cần cho cơ thể sống.

Bầu không khí tâm lý xã hội là mối quan hệ tình cảm, xúc cảm giữa các thành viên trong tập thể tạo nên một trạng thái tâm lý của tập thể hay tâm trạng chung của cả tập thể, phản ánh sự thoả mãn hay không thoả mãn của họ đối với các vấn đề liên quan tới sự tồn tại và phát triển của tập thể.

Trong tập thể sản xuất kinh doanh, luôn tồn tại các mối quan hệ giữa người lao động với lãnh đạo, giữa người lao động với người lao động, giữa lãnh đạo với lãnh đạo hoặc giữa các nhóm này với các nhóm khác trong tập thể; bầu không khí tâm lý của tập thể phản ánh trình độ phát triển của các mối quan hệ này và mức độ thoả mãn của các thành viên đối với các mối quan hệ đó. Các mối quan hệ trong tập thể có thể tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực khi mà các thành viên có sự thiện cảm, tin tưởng nhau và luôn vui vẻ, cởi mở trong quan hệ. Nó kích thích con người lao động hăng say hơn, tích cực hơn, sáng tạo hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động. Ngược lại, khi các thành viên trong tập thể


35

không còn tin tưởng, quan tâm đến nhau, thậm chí không có sự nhường nhịn dẫn đến những va chạm, xô xát, điều này sẽ tạo nên một bầu không khí nặng nề, căng thẳng, lạnh lùng. Bầu không khí tâm lý tiêu cực đó sẽ tạo ra cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành viên; dễ dàng hình thành nên các nhóm không chính thức, đối nghịch với tập thể; cá nhân ít gắn bó với tập thể; ít có sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ, hay xảy ra cãi lộn, đấu đá làm cho năng suất lao động giảm, mọi hoạt động trì trệ.

Thực tế cho thấy, những tập thể có bầu không khí tâm lý càng tích cực bao nhiêu, cá nhân trong tập thể quan hệ với nhau thân thiện bao nhiêu thì khối lượng và chất lượng sản phẩm càng cao bấy nhiêu, mối quan hệ của con người với lao động càng tốt hơn, việc thực hiện các quy chế lao động như kỷ luật lao động, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân đối với sản phẩm của mình, việc đảm bảo an toàn lao động ở tập thể đó càng tốt bấy nhiêu.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tới năng suất, chất lượng lao động của từng thành viên nói riêng và toàn tập thể nói chung.

Bầu không khí tâm lý có quan hệ chặt chẽ với các mối quan hệ người - người trong sản xuất kinh doanh như: Mối quan hệ giữa người cán bộ lãnh đạo quản lý với người lao động; giữa người lao động với người lao động và mối quan hệ giữa người lao động với công việc.

Thứ nhất, quan hệ giữa người lãnh đạo với người lao động cấp dưới

Trong mối quan hệ này, phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến bầu không khí tâm lý xã hội của tập thể. Khi người lãnh đạo đánh giá, khen thưởng hoặc xử phạt một cách công bằng, khách quan và đúng mực đối với các thành viên thì nó sẽ có tác dụng tạo ra các quan hệ tốt đẹp, khích lệ được người lao động hăng hái làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn. Mối quan hệ giữa người lãnh đạo với người lao động diễn ra theo hướng tích cực sẽ góp phần tạo nên bầu không khí tâm lý trong tập thể sản xuất kinh doanh đó tích cực.

Thứ hai, mối quan hệ giữa người lao động với người lao động

Trong các tập thể sản xuất kinh doanh, nếu mối quan hệ giữa người lao động với người lao động là thiện cảm, khoan dung nhân ái, đoàn kết thì sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh, thúc đẩy người lao động hoạt động tích cực, phát huy hết khả năng của mình, cống hiến cho tập thể và sức mạnh đó của từng người lao động lại được cố kết với nhau tạo nên một khí thế chung, thúc đẩy hoạt động chung của toàn tập thể. Trái lại, nếu mối quan hệ của những người đó là thù địch, ác cảm sẽ tạo ra một bầu không khí tâm lý nặng nề, u ám, căng thẳng và từng thành viên hoạt động trong bầu không khí đó sẽ mất dần ý chí làm việc, chán nản, năng suất lao động giảm sút, làm ra sản phẩm kém chất lượng, thậm chí sẽ dẫn tới những trường hợp bất hạnh.

Thứ ba, mối quan hệ giữa người lao động đối với công việc

Người lao động được phân công những công việc mà họ yêu thích, phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân sẽ tạo ra ở họ những trạng thái tâm lý phấn khích, hứng thú khiến họ vui vẻ, nhiệt tình, hăng say làm việc. Ngược lại, công việc được giao không phù hợp với năng lực chuyên môn, sở thích thì người lao động sẽ làm việc miễn cưỡng, bực bội, thiếu nhiệt tình và không kích thích sự sáng tạo, thậm chí còn nảy sinh trạng thái tiêu cực, chán ghét công việc dẫn tới năng suất lao động giảm sút. Bên cạnh đó, việc được tập thể nhìn nhận, đánh giá về công việc mà họ đang đảm nhiệm cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra thái độ tích cực hay tiêu cực đối với công việc.

Như vậy, trong mối quan hệ giữa người lao động đối với công việc thì việc người lao động được phân công, sắp xếp làm những công việc phù hợp với khả năng, năng lực và hứng thú của mình; đồng thời người lao động được đánh giá đúng công sức, năng lực mà họ đã bỏ ra sẽ là nhân tố quan trọng tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, phát huy hết khả năng của mình.

Bầu không khí tâm lý xã hội được xem như là “phông” và “nền” mà trên đó các hoạt động, quan hệ, giao tiếp của các thành viên được tiến hành, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của tập thể. Nên trong tập thể sản xuất kinh doanh, cần thiết phải tạo ra một bầu không khí tâm lý lành mạnh thoải mái. Việc này phải bắt đầu từ người lãnh đạo, họ là người đóng vai trò chủ đạo trong việc kiến tạo các quan hệ không chính thức. Họ có thể tạo ra bầu không khí lành mạnh bằng cách tổ chức tốt các hoạt động tập thể như: sản xuất kinh doanh, tổ chức các ngày lễ, ngày kỷ niệm của dân tộc hoặc tổ chức sinh nhật cho người lao động.

Thưởng phạt công khai, dân chủ và khách quan dựa trên cơ sở đóng góp và cống hiến thực sự của từng thành viên, từ đó tạo được sự thoả mãn của người lao động, góp phần tạo nên bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể.

Tăng cường thông tin, trao đổi, tiếp xúc giữa các thành viên trong tập thể, giúp họ có điều kiện làm quen, tâm sự, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau tốt hơn. Tổ chức hoạt động nghỉ mát, du lịch, sinh nhật, phát động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giúp các thành viên có thể gần gũi, chia sẻ, thông cảm, hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng nếp sống văn hóa trong tập thể, đưa ra chuẩn mực hành vi cách ứng xử trong tập thể, quan tâm tới việc giáo dục các phẩm chất đạo đức, lối sống cho các thành viên, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, trong việc kiến tạo bầu không khí lành mạnh.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, thường xuyên quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần cho họ như: Tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến, học tập nâng cao trình độ.

1.3.3. Lây lan tâm lý trong kinh doanh

Lây lan tâm lý là một hiện tượng khá phổ biến trong tập thể sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Đó là những hiện tượng vui lây, buồn lây từ người này sang người kia, từ nhóm này sang nhóm khác trong doanh nghiệp. Nếu nhà kinh doanh nắm được đặc điểm và cơ chế của những hiện tượng lây lan tâm lý thì có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Lây lan tâm lý là sự lây truyền trạng thái xúc cảm, tình cảm từ cá nhân này sang các nhân khác hoặc từ nhóm người này sang nhóm người khác nhanh chóng, mạnh mẽ một cách có ý thức hoặc không có ý thức. Sự lây lan tâm lý theo những cơ chế sau đây:

Thứ nhất, lây lan tâm lý vận hành theo nguyên tắc cộng hưởng mang tính chất tự phát, theo cơ chế này trạng thái tâm lý nào đó được tích lũy dần dần ở chủ thể (cá nhân hoặc nhóm) và khi đủ mạnh chúng bắt đầu lây lan. Cường độ xúc cảm được lây lan tỉ lệ thuận với số lượng người trong nhóm.

Thứ hai, lây lan được vận hành theo cơ chế quy nạp, những xúc cảm của con người được biểu lộ ra bằng các hành vi phi ngôn ngữ như: Điệu bộ, nét mặt, cử chỉ,... Những hành vi này sẽ tạo ra các phản ứng tương tự ở người bên cạnh, cứ như vậy trạng thái tâm lý được lây lan.

Thứ ba, lây lan tâm lý được giải thích theo cơ chế phản ứng vòng, cá nhân trong đám đông thường kích thích người xung quanh bằng hành vi của mình và khi họ nhìn thấy, nghe thấy phản ứng của người khác lại làm tăng thêm hứng khởi của chính họ, cứ như vậy trạng thái tâm lý của nhóm phát triển và lây lan không ngừng.

Bản chất xã hội của tâm lý người là cơ chế quan trọng cho việc lây lan tâm lý trong nhóm. Các nhà kinh doanh có thể sử dụng hiện tượng lây lan tâm lý để phổ biến, quảng cáo hàng hoá, chủ động lan truyền các trạng thái tâm lý tích cực, thúc đẩy người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình. Nhà kinh doanh có thể chủ động làm lây lan các trạng thái tâm lý phấn khởi, thoải mái cho người lao động, bằng việc tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động xã hội một cách tích cực như: Lễ kỷ niệm, khen thưởng, biểu dương trước tập thể, hoặc tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể, thúc đẩy họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Hiện tượng lây truyền tâm lý có ảnh hưởng lớn đến bầu không khí của tập thể. Vì vậy, người lao động cần phải nhận thức được trạng thái tâm lý của bản thân và biết điều khiển nó sao cho có lợi cho công việc của tập thể, luôn tạo cho mình một tâm trạng, xúc cảm thoải mái, vui vẻ để truyền những cảm xúc này sang người khác. Đồng thời, phải có biện pháp dập tắt sự lây lan những cảm xúc tiêu cực làm làm vẩn đục bầu không khí trong tập thể.

1.3.4. Thị hiếu

Trong cuộc sống, mỗi người có một sở thích, một cái “gu” riêng của mình, không ai giống ai. Người này thích màu đỏ, nhưng người kia lại thích màu xanh, có người thích nhạc trẻ, có người thích nhạc trữ tình,... đó chính là thị hiếu của mỗi người. Nhờ sự khác nhau ấy mà tạo nên sự phong phú và sinh động của thị hiếu xã hội.

Thị thiếu là sở thích của con người hướng vào đối tượng nào đó. Nó là một hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến, lôi cuốn số đông cá nhân trong những nhóm xã hội nhất định vào một cái gì đó (một sản phẩm tiêu dùng, một dịch vụ, một cách nghĩ, một cách trang trí, một hoạt động,…) trong một thời gian mà người ta cho là hấp dẫn và có giá trị.

Thị hiếu là một hiện tượng gần như là “mốt”, như sự “đua đòi” như sự thể hiện tính “sành điệu”. Thị hiếu không có tính bền vững, nó phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân. Tại mỗi thời điểm, trong mỗi cá nhân thường tồn tại nhiều thị hiếu khác nhau.

Trong lĩnh vực kinh doanh, thị hiếu ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Thực tế cho thấy, nhiều quyết định tiêu dùng dựa vào thị hiếu, vì ngày nay con người thường tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa dựa trên sở thích.

Trong kinh doanh, việc thu hút được nhiều khách hàng đến với các sản phẩm, dịch vụ của mình là việc làm hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó có thể đưa ra được các chính sách kinh doanh như chính sản phẩm (chất lượng, mẫu mã, chủng loại,…), chính sách marketing.

1.3.5. Xung đột trong kinh doanh

Xung đột là một hiện tượng tâm lý xã hội thường xuyên có mặt trong mọi loại hình tổ chức. Trong cấu trúc của tổ chức chính thức, có xung đột theo chiều “dọc” và xung đột theo chiều “ngang”. Xung đột có thể diễn ra giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác hoặc giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với nhóm. Nếu xung đột được giải quyết một cách khoa học, khách quan, công bằng thì nó trở thành động lực quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Trong sản xuất kinh doanh, xung đột là sự mâu thuẫn, sự cọ xát về lợi ích, bất đồng quan điểm của cá nhân (hay nhóm người) về một vấn đề, sự việc nào đó có liên quan tới sự tồn tại và phát triển của họ.

Kinh doanh là một dạng hoạt động mang tính xã hội cao, nó đòi hỏi sự hợp tác, liên kết chặt chẽ trên mối quan hệ giữa con người với con người như: Trong sản xuất giữa cấp trên với cấp dưới; nhân viên với nhân viên; giữa nhà đầu tư với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với nhà phân phối và người tiêu dùng. Quá trình thực thi những mối quan hệ này mâu thuẫn, xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi và nó do nhiều nguyên nhân gây ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023