Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rò những vấn đề lý luận và thực trạng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tổng quan một số công trình tiêu biểu ở Lào và nước ngoài liên quan đến đề tài, đồng thời, xác định rò những nội dung cơ bản luận án cần tập trung làm rò.

Thứ hai, làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào.

Thứ ba, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Thứ tư, đề xuất một số quan điểm, những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Giới hạn về nội dung: Luận án không nghiên cứu toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân của Lào mà chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề - một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước CHDCND Lào.

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề này ở các trường, trung tâm và các cơ sở dạy nghề của Lào; tập trung chủ yếu ở Thủ đô Viêng Chăn và một số tỉnh lớn của Lào (Luông Pha Băng, Sa Văn Na Khết và Chăm Pa Sắc…), ngoài ra, còn tham khảo các tư liệu, số liệu thống kê của các cơ quan liên quan như: Bộ Giáo dục và Thể thao, Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội…


- Giới hạn về thời gian: Luận án nghiên cứu giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào từ năm 2006 đến nay (Năm 2006 - là dấu mốc thời gian diễn ra Đại hội VIII của Đảng, trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới đất nước, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã đề ra mục tiêu CNH, HĐH, trong đó nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực có chất lượng cao để đảm bảo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước).

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cayxon PHOMVIHAN về con người, về giáo dục và đào tạo; đồng thời, trên cơ sở chủ trương đường lối, các quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược giáo dục và đào tạo, giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào. Ngoài ra, luận án có tham khảo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nghiên cứu.

- Cơ sở thực tiễn của luận án là những nhân tố tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở Lào và thực trạng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào.

- Luận án kế thừa các tài liệu, các công trình của các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở Lào, Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế liên quan đến đề tài nghiên cứu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp nghiên cứu lý luận chính trị trong nghiên cứu, luận giải các vấn đề liên quan đến luận án.

- Luận án sử dụng các phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài.

Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để điều tra 6 đối tượng:

1) Đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm 100 phiếu


và 8 câu hỏi); 2) Đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm 100 phiếu và 7 câu hỏi); 3) Cán bộ quản lý của các cơ sở sử dụng nhân lực (gồm 50 phiếu và 5 câu hỏi); 4) Giáo viên ở các trường trung học phổ thông (gồm 50 phiếu và 8 câu hỏi); 5) Học sinh ở các trường trung học phổ thông (gồm 200 phiếu và 14 câu hỏi); 6) Học sinh ở các trường trung học cơ sở (gồm 100 phiếu và 7 câu hỏi). Mỗi đối tượng điều tra thực hiện thông qua các mẫu phiếu ở phụ lục từ 6 - 11. Trên cơ sở kết quả thu thập được tiến hành phân tích số liệu thống kê để định lượng, định tính nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của luận án.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp khảo cứu, so sánh kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học trên góc độ khác nhau có liên quan đến đề tài luận án để nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào dưới góc độ chính trị - xã hội.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình khoa học đầu tiên, mới mẻ trong nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào. Qua đó, luận án sẽ góp phần làm rò những vấn đề chung cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực như:

- Khái niệm giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực.

- Góp phần làm rò vai trò và những nhân tố tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, từ đó thấy được sự cần thiết khách quan của nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.

- Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào thời kỳ từ năm 2006 đến 2020.

- Đề xuất một số quan điểm, những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Góp phần phát triển lý luận về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực.

- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Đồng thời, góp phần cung cấp các giải pháp khả thi để các cấp, bộ, ngành có thể vận dụng trong quá trình quản lý, điều hành, tổ chức giáo dục - đào tạo nghề.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên và học sinh, sinh viên trong các trường, trung tâm và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước CHDCND Lào hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá, các nước trên thế giới, trong đó có Lào ngày càng chú ý đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học các nước ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề

Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề rất đa dạng, phong phú, tiêu biểu như:

Cayxon PHOMVIHAN (1995), Quyết tâm lấy giáo dục tiến lên một bước, Nxb Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn. Tác giả của cuốn sách đã khái quát tình hình giáo dục của Lào trong thời gian qua, cụ thể như: 1). Từ một nước thuộc địa, nay đất nước được giải phóng, nhân dân các bộ tộc Lào từ độ tuổi 15 đến 45 tuổi (chiếm 60% của dân số) mà thời trước không biết chữ, nay đã biết đọc, biết viết và khoảng hơn 200 nghìn người được bồi dưỡng ở trình độ phổ thông và dần dần làm cho hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào có sự thống nhất trên toàn quốc; 2). Từng bước đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng và các tổ chức cơ sở đảng ở các trường học đối với giáo dục đi đôi với củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Có thể nói, đây là một công trình rất quan trọng đối với luận án, vì nó là cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển của nền giáo dục của Lào; các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Lào về giáo dục và đào tạo. Những vấn đề đó, tác giả sẽ nghiên cứu và vận dụng trong quá trình thực hiện luận án của mình.


Nguyễn Đức Trí (2010), Giáo dục nghề nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách tổng hợp một số kết quả nghiên cứu chủ yếu của tác giả, có kế thừa thành tựu nghiên cứu và triển khai về lĩnh vực này. Cuốn sách được kết cấu thành 6 chương: Chương 1: Một số khái niệm chung về giáo dục nghề nghiệp; Chương 2: Về cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp; Chương 3: Tập trung làm rò về chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Chương 4: Về chương trình dạy học trong giáo dục nghề nghiệp; Chương 5: Về nhà giáo trong giáo dục nghề nghiệp và Chương 6: Về hệ thống công nhận kỹ năng nghề nghiệp quốc gia [53].

Soulikhamkone SYSOULATH (2013), Cải tiến công tác phát triển chương trình và phương tiện dạy - học ở Trung tâm Phát triển giáo dục nghề nghiệp, Nxb Giáo dục Lào. Trong cuốn sách này, tác giả đã làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc cải tiến, phát triển chương trình và phương tiện dạy - học ở Trung tâm Phát triển giáo dục nghề nghiệp; làm rò vai trò, tầm quan trọng trong việc cải tiến, phát triển chương trình và phương tiện dạy - học; chỉ rò quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm và khuyến khích không ngừng trong việc cải tiến, phát triển chương trình và phương tiện dạy - học. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần cải tiến, phát triển chương trình và phương tiện dạy - học ở Trung tâm Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới.

Kritsman Wattana Narong (2013), Tầm quan trọng và các nhân tố liên quan về giáo dục và đào tạo nghề, Báo điện tử Thairath của Thái Lan (https://www.thairath.co.th/content/237956), đăng ngày 13 tháng 2 năm 2013. Tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề trong thời gian qua; chỉ ra xu hướng biến đổi trong nước và nước ngoài về nhu cầu sử dụng lực lượng lao động tay nghề cao. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở Thái Lan trong thời gian tới [131].

Bùi Thị Ngọc Lan (Chủ nhiệm đề tài), (2014): Chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ. Đề án


nhánh số 7, thuộc Đề án cấp bộ "Tổng thể về chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Đề án đã làm rò cơ sở lý luận và vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời, phân tích hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục - đào tạo và nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng hệ thống chính sách về giáo dục - đào tạo ở vùng; từ đó, đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách về giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 [20].

Bùi Thị Ngọc Lan (2014), Những yếu tố tác động đến giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10/2014. Bài viết phân tích những yếu tố tác động đến giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer cũng như phát triển nguồn nhân lực ở khu vực Tây Nam Bộ; từ đó, khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vấn đề giáo dục và đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu phát triển ở vùng các dân tộc sinh sống [19].

Vò Thành Trí (2016), Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Báo điện tử Long An đăng ngày 16 tháng 3 năm 2016. Trong bài viết của mình, tác giả cho rằng chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII xác định: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá cần triển khai thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2020. Trên tinh thần đó, tác giả đưa ra những giải pháp về phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Long An [54].

Kumudini Rosa (2017), Thực trạng kỹ năng tay nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Dự án Phát triển Giáo dục nghề nghiệp CHDCND Lào, (Tổ chức Hợp tác Lào - Đức), Nxb Sysavath. Tác giả đã đưa ra quan niệm và nhu cầu về lao động có tay nghề, đặc biệt là lao động có tay


nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến. Tác giả cho rằng, lao động có tay nghề là lao động sở hữu kỹ năng nhất định, là lao động có chuyên môn, được đào tạo và có kinh nghiệm để thực hiện các công việc thể chất hoặc tinh thần phức tạp hơn các chức năng công việc thông thường [115, tr.52].

Phouvieng KEOSIMIXAY (2017), Phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Alunmay, số 6 năm 2017, tr.32-37. Bài viết đã đánh giá thực trạng công tác giáo dục và đào tạo nghề của Lào trong những năm qua, phân tích và chỉ ra những thành tựu - hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng, từ đó, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển công tác giáo dục và đào tạo nghề góp phần đào tạo nguồn lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong những năm tới [120].

Vongpheth KHOUNPHOME (2018), Giáo dục là nhân tố quyết định phát triển nguồn nhân lực giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, số 161. Bài viết đã phân tích yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ở Lào giai đoạn hiện nay, đồng thời, chỉ rò phải coi trọng công tác giáo dục và đào tạo vì đó là nhân tố quyết định để đào tạo ra nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động hiện nay và tương lai.

Hoàng Thị Minh Phương (2018), Xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong bối cảnh mới, Tạp chí Giáo dục Nghề nghiệp, số 65, bài viết trình bày những nghiên cứu về vai trò của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nhân lực, đồng thời, làm rò những đặc trưng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, những điều kiện xây dựng hệ thống giáo dục mở là cơ sở xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong bối cảnh mới [39].

Outhong PHETSALATH (2019), Nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong bài tham luận của mình, tác giả đã làm rò ba nội dung chính như: Một là, cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp; Hai là, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện công tác đào tạo cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở CHDCND Lào trong thời

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí