Bốn là: Tăng cường quyền hạn trách nhiệm chủ đầu tư, theo quy định của điều lệ, chủ đầu tư là người trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư, quản lý sử dụng tài sản sau đầu tư nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm từ khâu lập dự án đến quá trình khai thác sử dụng. Để tăng cường quyền hạn và trách nhiệm chủ đầu tư, ngăn ngừa thất thoát lãng phí cần chấn chỉnh khâu này theo hướng sau:
- Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với hoạt động đầu tư. Quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập Ban quản lý dự án, trong việc lựa chọn nhà thầu, trong đấu thầu và chỉ định thầu, phân chia gói thầu, việc thay đổi thiết kế và các phát sinh sau đấu thầu, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán, việc quản lý giá cả và thời gian xây dựng. Ban hành cơ chế kiểm tra và ràng buộc Chủ đầu tư nhằm hạn chế sự chi phối các hoạt động đấu thầu, lựa chọn Nhà thầu theo Luật đấu thầu và thanh quyết toán công trình. Đây là khâu quan trọng để hạn chế thất thoát kém hiệu quả.
3.2 Yếu tổ thể chế
Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006, sau một số năm cũng đã dần xuất hiện một số bất cập trong triển khai và thực hiện. Vai trò Chủ đầu tư EVN và CQCQ Bộ Công Thương trong một số trường hợp là không rõ ràng, chồng chéo, làm kéo dài thời gian xử lí thông tin giữa hai bên. Đã đến lúc lấy ý kiến tất cả các Bên liên quan để đóng góp ý kiến, sửa đổi Nghị định 131 cho phù hợp hơn với tình hình hiện nay.
3.3 “Các giải pháp nóng” nâng cao hiệu quả và giải ngân ODA vay vốn
Ngân hàng Thế giới
Bảng 3.1: Các giải pháp nhanh chóng nâng cao hiệu quả giải ngân ODA
Giải pháp "nóng" | Cơ quan xử lý | ||
A. Đẩy nhanh quy trình, chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án | |||
Quy trình thủ tục không nhất | Đồng bộ quy trình phê duyệt | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | |
quán giữa Chính phủ và | và các tài liệu hỗ trợ: | ||
Ngân hàng Thế giới | • Hài hoà đề cương chi tiết dự | ||
án của Chính phủ và Ngân | |||
hàng Thế giới. | |||
• Thể chế hoá tài liệu hướng |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Dự Án Đầu Tư Sử Dụng Vốn Vay Oda
- Các Nhân Tố Chính Làm Kéo Dài Thời Gian Thực Hiện Dự Án Oda Vay Vốn Ngân Hàng Thế Giới
- Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức nguồn vốn ngân hàng thế giới của tập đoàn điện lực Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
dẫn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi, Văn kiện dự án đầu tư • Đồng bộ quy trình phê duyệt của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới: (a) Xem xét phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ của Thủ tướng Chính phủ, (b) Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của CQCQ trước khi đàm phán | ||
Bố trí không đủ ngân sách cho khâu chuẩn bị dự án, bao gồm cho các hoạt động tái định cư | Đưa vào đề cương chi tiết dự án trình Thủ tướng Chính phủ vốn chuẩn bị dự án, bao gồm vốn đối ứng, các khoản viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật và các thiết bị khác | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Quy trình phê duyệt các chương trình/ vốn vay theo ngành cồng kềnh và kéo dài | Căn cứ vào phê duyệt khung chương trình/ vốn vay theo ngành cho các chương trình/ vốn vay Cho phép trao quyền quản lý đối với danh mục tiểu dự án Xem xét áp dụng cho các dự án đang được triển khai | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
B. Đẩy nhanh khởi động dự án | ||
Vẫn hạn chế trao quyền cho các tổ chức đơn vị chuẩn bị và khởi động dự án | Xác định chủ dự án đối với tất cả dự án của Ngân hàng Thế giới Đảm bảo việc phân quyền được thể chế hoá theo tinh thần Nghị định 131 và Thông tư 03 | CQCQ/ WB Công văn trao đổi |
Tách rời nhóm chuẩn bị và thực hiện dự án trong các CQCQ và hạn chế trao quyền cho các tổ chức đơn vị chuẩn bị dự án | Chủ dự án sớm thành lập Ban QLDA • Đảm bảo cùng Ban QLDA triển khai chuẩn bị và thực hiện dự án • Sớm bổ nhiệm Giám đốc dự |
án và các bộ chủ chốt • Cấp đủ Ngân sách cho hoạt động của Ban QLDA hoặc tiếp tục trong trường hợp dự án có nhiều giai đoạn | ||
Nhiều chậm trễ trong việc lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu do vẫn còn những khác biệt giữa Luật Đấu thầu, văn bản dưới luật và các hướng dẫn của nhà tài trợ. | Xác định rõ những điểm không nhất quán giữa Chính phủ và nhà tài trợ Hướng dẫn rõ ràng/tập huấn trong thời gian khởi động dự án cho các chủ dự án, đơn vị kiểm toán, thanh tra về cách thức xử lý vấn đề trên. Đảm bảo nhận thức về sự khác biệt giữa quy định của Chính phủ và nhà tài trợ và các quy trình thủ tục đã được 2 bên thống nhất trong hiệp định. | |
C. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án | ||
Lệ thuộc quá nhiều vào định mức chi phí xây dựng trong việc chuẩn bị dự toán chi phí trong quy trình đấu thầu mua sắm (theo quy định tại Điều 37, 38 "nhà thầu thắng thầu phải có giá thầu không vượt quá giá dự toán được duyệt của gó thầu") | Áp dụng Điều 3.3 trong Luật Đấu thầu cho các chương trình, dự án ODA: Cải thiện hệ thống định mức và dự toán thông qua việc xây dựng hệ thống trong đó các chi phí được kiểm soát ở cấp độ tổng thể của dự án hơn là các gói thầu đơn lẻ (điều này cho phép tự cân đối trong khuôn khổ dự án). Cho phép thắng thầu vượt quá giá dự toán được duyệt (không áp dụng điều 37, 38). Giá bỏ thầu cao hơn không phải là lý do chính để loại thầu. Cho phép đấu thầu với giá khác nhau (xem xét điều khoản điều chỉnh giá trong các hợp đồng). | Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi Luật Đấu thầu (N.61) và Nghị định 111. Trong khi chờ đợi ban hành quyết định mới áp dụng cho các dự án ODA phù hợp với Điều 3 |
Chậm trễ trong việc lựa | Bãi bỏ/sửa đổi các quy | Bộ Tài chính/WB |
định về mức lương tư vấn đối | Quyết định mới. | |
mức lương theo quy định | với các chương trình, dự án | |
của Chính phủ quá thấp so | ODA để có thể áp dụng mức | |
với giá thị trường. | giá thị trường đối với các dịch | |
vụ tư vấn có chất lượng cao. |
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã nêu lên định hướng phát triển của EVN giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Để nâng cao tốc độ triển khai thực và giải ngân dự án ODA vay vốn Ngân hàng Thế giới, chương đã đưa ra 10 giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, đó là các giải pháp:
Giải pháp khắc phục những chậm trễ trong quá trình ký kết Hiệp định Tín
dụng
Giải pháp khắc phục những chậm trễ về hoàn thành các điều kiện hiệu lực
Giải pháp khắc phục những chậm trễ trong việc thuê các chuyên gia tư vấn
Giải pháp khắc phục những khó khăn cản trở do các định mức chi phí gây ra
Giải pháp giữa lại những nhân viên có hiểu biết về dự án
Giải pháp giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng
Giải pháp khắc phục vướng mắc trong mua sắm đấu thầu
Giải pháp khắc phục những vướng mắc trong giải ngân
Giải pháp khắc phục những vướng mắc trong điều chỉnh dự án, vốn dư
Giải pháp khắc phục vướng mắc trong quá trình trao đổi, cập nhật thông tin
Các giải pháp đưa ra là đúng hướng và có tính khả thi cao. Ngoài ra, chương 3 cũng đề xuất một số giải pháp tức thời để gỡ một số vướng mắc thường gặp trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án ODA vay vốn Ngân hàng Thế giới của ngành điện Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua (giai đoạn 2002-2012), ngành điện đã đầu tư một lượng vốn khổng lồ vào xây dựng các công trình điện cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một lượng lớn nguồn vốn ODA do Ngân hàng Thế giới đã được Chính phủ ưu tiên dành cho EVN để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do kinh nghiệm trong công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ODA còn chưa nhiều nên công tác vận động, chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án còn nhiều chậm trễ, kéo dài tiến độ, làm giảm hiệu quả dự án. Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu giải pháp: cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nguồn vốn Ngân hàng Thế giới của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ״.
. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Luận văn đã tập trung hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về QLDA . Đây là đề tài khá phức tạp, có quy mô rộng, cùng với những hạn chế không thể tránh khỏi về mặt thời gian và trình độ của học viên, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung phân tích, cách thức trình bày. Tuy vậy, tác giả mong muốn đây sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ có liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án, đặc biệt là dự án sử dụng nguồn vốn Ngân hàng Thế giới.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, với những kiến thức chuyên sâu trong quá trình thực hiện đề tài, trang bị thêm được nhiều kiến thức đáp ứng cho nhu cầu công tác của bản thân hiện tại và sau này, sự quan tâm tạo điều kiện của Viện đào tạo Sau đại học Trường đại học Bách khoa Hà Nội, chỉ bảo tận tình của các Thầy, cô giáo trong Viện Kinh tế Quản lý, đặc biệt em xin cảm ơn TS Nguyễn Đại Thắng – Viện trưởng viện Kinh tế & Quản lý Trường đại học Bách khoa Hà Nội, tận tình chỉ bảo và hướng dẫn trong việc nghiên cứu, viết đề tài và hoàn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 do Chính phủ ban hành qui chế Quản lý và Sử dụng ODA.
2. Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế vay và trả nợ nước ngoài.
3. Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 về việc ban hành Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA.
4. Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg, ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010".
5. Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 về việc Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức.
6. Quyết định số 61/2006/QĐ-BTC ngày 2/11/2006 của Bộ Tài chính về định
mức chi phí cho các chương trình dự án ODA.
8. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
24. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội (có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006).
25. Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
26. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội (có liệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006).
27. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
28. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
29. NĐ số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt hành chính vi phạm trong các hoạt động xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà ở.
30. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 về qui hoạch xây dựng.
31. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình.
33. Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình.
34. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về Ban
hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
36. Nghị định số 07/2003/NÐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ bổ sung một số điều trong qui chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng ban hành kèm theo NĐ số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ.
37. Luật số 41/2005/QH11 ngày 14/6/2005 do Quốc hội ban hành về ký kết,
gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
38. Pháp lệnh về ký kết, gia nhập và thực hiện thỏa thuận quốc tế, có hiệu lực
kể từ ngày 01/07/2007.
Các tài liệu quản lý dự án của Ngân hàng Thế giới
39. Hướng dẫn Mua sắm dùng khoản vay IBRD và IDA.
40. Hướng dẫn chọn lựa và thuê Tư vấn cho Bên vay.