Tư Tưởng Về Độc Lập Dân Tộc Gắn Liền Với Chủ Nghĩa Xã Hội, Kết Hợp Sức Mạnh Dân Tộc Với Sức Mạnh Thời Đại

cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán

bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân”9.

thật trung thành

Phù hợp với đối tượng học tập, trong giáo trình này chỉ khái quát ngắn gọn một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Trước ách xâm lược đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Năm 1930, Người đã xác định mục tiêu của Đảng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.Trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người khẳng định độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng

bất khả

xâm phạm của các dân tộc: “Tất cả

mọi người đều sinh ra bình

đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc... Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

sướng và quyền tự

do... Đó là những lẽ

Giáo dục chính trị - Trường CĐ Cơ giới Xây dựng - 5

phải không ai chối cãi được”10.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và

lực lượng, tính mệnh và của cải để

giữ

vững quyền tự

do, độc lập

ấy”11;

“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”12.

Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm lớn: Dù khó khăn, gian khổ, nhân dân Việt Nam nhất định đấu tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Người đã khái quát chân lý của các dân tộc “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập gắn bó chặt chẽ với tự do và hạnh phúc của

mọi người; chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân

tộc. Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập

cũng chẳng có nghĩa lý gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Cần phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành. Theo Người, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc phải gắn liền với bình đẳng dân


9 Đảng CSVN: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. CTQG, HN. 2001, tr.83,84


10 Hồ Chí Minh Toàn tập.t.4. Nxb. CTQG, HN, 2011, tr.1 11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.3‌

12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.53

tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình, tự do, cơm no, áo ấm, dân được học hành.

Quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội rất phong phú. Chủ nghĩa xã

hội là một chế độ hoàn chỉnh, nhân dân lao động thoát khỏi nghèo nàn, lạc

hậu, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc; có đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cao; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước.

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là một chế độ: Do nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được

giúp đỡ để

tiến kịp miền xuôi. Chủ

nghĩa xã hội là công trình tập thể

của

nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng. Để giành thắng lợi, tạo lập những cái mới mẻ tốt tươi cần phải động viên toàn dân, tổ chức giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân. Muốn giải phóng dân tộc phải đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Muốn giải phóng giai cấp phải đấu tranh xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Muốn giải phóng con người phải đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Hồ Chí Minh chỉ ra những đặc điểm bao trùm nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức

tạp, gian khổ

và lâu dài”13. “Ta xây dựng chủ

nghĩa xã hội từ

hai bàn tay

trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”14 . Đó là quá trình khó khăn, lâu dài, không thể một sớm một chiều, phải đấu tranh rất gay go, quyết liệt, lâu dài, phải tiến dần từng bước vững chắc.

Qua thực tiễn hoạt động, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Chúng ta cần kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là để tạo ra sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi


13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.11, tr.216 14 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.15.tr, 681‌

kẻ thù lớn mạnh. Theo Người, nước ta là một nước nhỏ, phải phát huy mọi yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa con người, sức mạnh của chính nghĩa của toàn dân tộc, vừa phải đoàn kết các đảng anh em, các nước anh em với tinh thần “Bốn phương vô sản đều là anh em”, “Giúp bạn là tự giúp mình”; “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không muốn gây thù oán với ai”...

Tư tưởng Hồ

Chí Minh về

chủ

nghĩa xã hội thể

hiện tập trung nhất

trong điều mong muốn cuối cùng trong Di chúc của Người là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

2. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân

Theo Hồ Chí Minh “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đại đoàn kết của nhân dân”15. Dân khí

mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại. Người nhấn

mạnh: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”16, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”17, “Nước ta là

nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”18. Dân là chủ, nghĩa là

mọi quyền hành đều ở nơi dân, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đày tớ và làm đày tớ cho dân. Dân chủ cần được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo Người, có dân thì có tất cả: “Dễ mười lần không dân cũng chịu,

khó trăm lần dân liệu cũng xong”. “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”19. Bởi vậy phải không ngừng

học dân. Nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo; cán bộ cần hiểu

rằng mình là công bộc, là đầy tớ của dân; phải chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.. Nhà nước của dân là tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhà nước do dân là nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý. Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu; ngoài ra, không có bất cứ một lợi ích nào khác.

Trong quan hệ giữa dân và Đảng, Hồ Chí Minh quan niệm: dân là chủ và dân làm chủ thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đầy tớ và làm đầy tớ

15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 453 16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr. 258 17 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr.382‌‌

18 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.7, tr. 434 19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 492‌

cho dân. Dân chủ cần được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, dân chủ trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước. Người yêu cầu dân chủ phải thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân; từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân, phải phục vụ nhân dân.

Theo Người, Nhà nước của dân là tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước

tất dẫn đến một hệ

quả

là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước. Cử

tri

bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh.

Nhà nước do dânlà Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”.

Nhà nước vì dân là Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu. Tất cả hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra, không có lợi ích nào khác. Một nhà nước vì dân là từ Chủ tịch nước đến

công chức bình thường là do dân ủy thác và phải tận tâm, tận lực phục vụ

nhân dân, là công bộc, đày tớ của nhân dân..

Theo Hồ Chí Minh cần xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Trong đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho quyền lợi của toàn dân, cả nước; Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân; xây dựng bộ máy tư pháp có tính độc lập tương đối, hoạt động chỉ tuân thủ luật pháp. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật, vì nó là “bà đỡ” cho nền

dân chủ

mới. Dân chủ

đích thực bao giờ

cũng đi liền với kỷ

cương phép

nước. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật; ngược lại, hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng một nền pháp chế xã hội

chủ nghĩa, bảo đảm được việc thực thi quyền lực của nhân dân. Người

khẳng định vai trò của pháp luật là: “Trăm đều phải có thần linh pháp

quyền”20 và có công lớn trong sự nghiệp lập hiến, lập pháp của nước ta.

Người thường chỉ rõ những tiêu cực trong xã hội và nhắc nhở mọi người đề phòng, khắc phục những tệ nạn trong bộ máy nhà nước như đặc quyền, đặc lợi; tham ô, lãng phí, quan liêu, chia rẽ, kiêu ngạo... Người yêu cầu tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đứccách mạng, đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp.



20 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 473

3. Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân

Trong đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ nền độc lập, xây dựng xã

hội mới, Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò quan trọng, quyết định của

nhân dân “Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc riêng của một số người”; kháng chiến là sự nghiệp của dân; có dân là có tất cả. Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng khối đoàn kết toàn dân: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc, dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”21. Đoàn kết toàn dân mới phát huy cao nhất sức mạnh

tổng hợp, đánh giặc trên tất cả kinh tế, tư tưởng, văn hóa...

các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao,

Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải xây dựng toàn diện vật chất và tinh thầnvững mạnh, trong đó, chú trọng xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của con người, của đoàn kết toàn dân.Người khái quát chân lý “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”22; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”23; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”... Theo Người, cần đoàn kết rộng rãi với tất cả những người yêu nước, không phân biệt tầng lớp, thành phần dân tộc, tín ngưỡng, chính kiến.... Đoàn kết phải lâu dài, vì mục đích chung là tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.“Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn

đoàn kết lâu dài… Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và

phục vụ

nhân dân thì ta đoàn kết với họ”24. Để

đoàn kết toàn dân tộc cần

phải có niềm tin vào nhân dân, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu

nước, nhân nghĩa, khoan dung. Đoàn kết toàn dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phải được thực hiện thông qua Mặt trận dân tộc thống nhất; đoàn kết trong Đảng là hạt nhân để đoàn kết mọi người trong toàn xã hội.

4. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải phát triển kinh tế. Tục ngữ có câu “Có thực mới vực được đạo”, vì thế kinh tế phải đi trước một bước. Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở cho sự phát triển văn hoá, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu. “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta”25. Nhưng sản xuất cần gắn với phân phối công

21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.179 22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.14.tr.27 23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.14.tr.186 24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr.244 25 Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.13, tr. 68‌‌‌‌

bằng, hợp lý: “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”26.

Mục tiêu phát triển kinh tế, theo Hồ Chí Minh là tất cả vì con người, để mọi người dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành. Muốn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và yếu hèn, phải phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa. Phát triển kinh tế, diệt giặc đói, đồng thời phải diệt giặc dốt, vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong Di chúc, Người dặn, Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành

công của sự nghiệp cách mạng “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ

nhỏ

đến to, từ

gần đến xa, đều thế

cả”27. Con người là mục tiêu của cách

mạng, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì

lợi ích chính đáng của con người, “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Theo

Người, không phải mọi người đều trở thành động lực của cách mạng, mà

phải là những người được giác ngộ, có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, biết kế thừa truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc; vừa có có tư tưởng, đạo đức cách mạng, có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ bản thân, gia đình và xã

hội; có lòng nhân ái, vị

tha, độ

lượng. Muốn thực hiện chiến lược “trồng

người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục­đào tạo là biện pháp quan

trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai

tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến

thanh niên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí,

thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Theo Người “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội một sớm một chiều và bản thân mỗi người đều phải tu dưỡng, rèn luyện suốt đời.

5. Tư tưởng về đạo đức cách mạng

Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức có vai trò rất quan trọng. Đạo đức là

gốc, là nền tảng của con người, của xã hội giống như gốc của cây, nguồn

của sông suối. Có đạo đức cách mạng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang. Đạo đức cách mạng là vũ khí sắc bén trong cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh của mình trong mọi hoàn cảnh. Đạo đức là tiêu chuẩn đánh giá sự tốt đẹp, cao quý của con người. Đạo đức cùng với tài năng của mỗi người đều quan trọng, nhưng




26 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr. 404 27 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 281‌

đạo đức giữ vai trò là cái gốc của người cách mạng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức là người vô dụng.

Về chuẩn mực đạo đức cách mạng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước hết, phẩm chất trung với nước, hiếu với dân. Đây là tiêu chí nền tảng, quy định hành vi ứng xử của cá nhân với đất nước và cộng đồng. Trung với nước

là yêu nước, độc lập dân tộc với yêu chủ nghĩa xã hội; trung thành với con

đường mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn; có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, lấy dân làm gốc; quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân; đấu tranh để giải phóng nhân dân để dân trở thành người chủ và làm chủ đất nước.

Thứ hai, yêu thương con người là yêu thương mọi người, trước hết là những người lao động nghèo khổ, bị bóc lột, áp bức và những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Yêu thương con người là phải quan tâm, chăm sóc mọi mặt đời sống con người và tạo điều kiện cho con người phát huy hết tài năng, sáng tạo của mình; phải hành động để bảo vệ lương tri, phẩm giá làm người, để con người phát triển toàn diện.

Thứ ba, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đây là chuẩn mực đạo đức trung tâm, là những đức tính cần thiết, là thước đo bản chất của mỗi con người. Hồ Chí Minh giải thích: Cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai; biết sắp xếp, phân công lao động hợp lý; lao động với năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả cao. Kiệm, là tiết kiệm, không lãng phí, không xa xỉ; tiết kiệm của mình và tiết kiệm của công; mình tiết kiệm và làm cho người khác tiết kiệm; tiết kiệm toàn diện từ tài nguyên, vật liệu, tiền tài của cải, thời gian đến sức lao động. Liêm, là liêm khiết, trong sạch, không tham lam địa vị,

tiền của, danh tiếng. Chính, là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, trung thực,

thật thà. Chí công vô tư, là đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết; hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung.

Thứ tư, có tinh thần quốc tế trong sáng, là biết tôn trọng, ủng hộ, quyền

bình đẳng dân tộc, chống áp bức, bất công, chống sự chủng tộc, đoàn kết quốc tế.

thù hằn, phân biệt

­ Về

con đường rèn luyện đạo đức, theo Hồ

Chí Minh, đạo đức cách

mạng không phải là thứ có sẵn, không phải trên trời sa xuống, mà do tu

dưỡng, rèn luyện mà nên, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Vì vậy, cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức cách mạng: Thứ nhất, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức trước mọi người. Mỗi người phải gương mẫu “miệng nói tay làm”; “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”; cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Thứ hai, xây dựng đạo đức cách mạng phải gắn liền với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn vì chủ nghĩa cá nhân là thứ giặc

“nội xâm”, là đồng minh của kẻ

thù, khó thấy, khó biết, gây

ảnh hưởng

nghiêm trọng đến chế độ. Thứ ba, phải tu dưỡng đạo đức thường xuyên, liên tục, suốt đời vì đây là quá trình rất gian khổ, phải kiên trì, tự giác, tự nguyện, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Muốn rèn luyện đạo đức phải lấy

phấn đấu tự mình làm mực thước; nêu tấm gương tốt để giáo dục lẫn nhau; gắn với việc rèn luyện đạo đức với thực tiễn công tác của mình.

6. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

Hồ Chí Minh khẳng định “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”28 Người coi trọng và đánh giá cao vai trò của tuổi trẻ “Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại”; thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị­xã hội, các thế hệ đi trước phải hiểu sâu sắc về vai trò quan trọng của giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trong Di chúc, Người dặn, “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Hồ Chí Minh yêu cầuphải chú trọnggiáo dục và học tập đủ các mặt đạo đức cách mạng, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Giáo dục thế hệ trẻ trên tất cả các mặt “đức, trí, thể, mỹ” gồm giáo dục lý tưởng cách mạng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, học để làm cho dân giàu, nước mạnh. Giáo dục ý chí, đạo đức cách mạng, trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật và quân sự; nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ.

Theo Hồ Chí Minh, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ phải phù hợp với đối tượng, giáo dục là một khoa học.

Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.

Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc

chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ

những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.

Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu.

Giáo dục nhi đồng là một khoa học, cách dạy trẻ phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm.

Với thanh niên thì phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần

có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ niên. Trong vui chơi cũng cần có giáo dục.

phận trong sinh hoạt của thanh

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục phải theo hoàn cảnh, điều kiện; phải ra sức làm việc nhưng không được vội vàng; phải có kế hoạch từng bước. Giáo dục


28 1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr. 528

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí