Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Có Điều Kiện Bị Huỷ Bỏ


Thứ nhất, điều kiện có hiệu lực của giao dịch có điều kiện phát sinh: Trường hợp, giao dịch có điều kiện do các bên xác lập sự kiện phát sinh thì việc giao dịch có hay không phát sinh hiệu lực phụ thuộc vào việc có hay không xảy ra sự kiện phát sinh đó. Giao dịch có điều kiện phát sinh đáp ứng các điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch thông thường nhưng chưa thể phát sinh hiệu lực bởi sự kiện phát sinh chưa xảy ra. Hiệu lực của giao dịch có điều kiện chưa phát sinh hiệu lực và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch chưa thể thực hiện được bởi còn phụ thuộc vào điều kiện phát sinh được thoả thuận trong giao dịch đó. Khi điều kiện phát sinh này xảy ra thì giao dịch mới phát sinh và quyền, nghĩa vụ của các bên sẽ bắt đầu được thực hiện. Ngược lại nếu điều kiện phát sinh không đạt được coi như giao dịch chưa xảy ra. Giao dịch có điều kiện phát sinh chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Vì vậy, đối với giao dịch có điều kiện phát sinh thì hiệu lực của giao dịch phát sinh sau thời điểm các bên giao kết. Mặt khác, cần xét tới tính hợp pháp của sự kiện phát sinh được thể hiện trong việc có hay không có sự tác động nhằm mục đích thúc đẩy sự kiện phát sinh của các bên hoặc bên thứ ba. Tính khách quan của sự kiện là một trong những căn cứ để xác định hiệu lực của giao dịch có điều kiện phát sinh. Nếu các bên có hành vi tác động vào điều kiện (hành vi chủ quan của con người) được xác lập trong giao dịch có điều kiện nhằm mục đích làm cho sự kiện đó không xảy ra thì coi như hiệu lực của giao dịch có điều kiện sẽ phát sinh hiệu lực. Giai đoạn điều kiện phát sinh chưa xảy ra được gọi là “giai đoạn đợi chờ” nên tính hiệu lực của giao dịch có điều kiện chưa phát sinh.

Thứ hai, điều kiện có hiệu lực của giao dịch có điều kiện huỷ bỏ: Trường hợp các bên xác lập điều kiện là sự kiện huỷ bỏ thì giao dịch có điều kiện được các bên thực hiện cho đến khi điều kiện huỷ bỏ phát sinh. Giao dịch có điều kiện đó không còn hiệu lực khi điều kiện huỷ bỏ xảy ra. Đây có


thể hiểu là trường hợp giao dịch có điều kiện “có hiệu lực treo”. Trường hợp này, hiệu lực của giao dịch có điều kiện phát sinh hiệu lực tại thời điểm các bên giao kết nhưng có thể bị huỷ bỏ bất cứ lúc nào nếu điều kiện huỷ bỏ giao dịch xảy ra. Ngoài ra, cũng giống như giao dịch có điều kiện phát sinh, trường hợp các bên có hành động làm cho điều kiện huỷ bỏ xảy ra thì coi như hiệu lực của giao dịch có điều kiện vẫn tồn tại. Tính khách quan của điều kiện huỷ bỏ không còn thì giao dịch có điều kiện vẫn phát sinh hiệu lực. Khi một trong các bên có hành động thúc đẩy, cố ý làm cho điều kiện huỷ bỏ xảy ra để giao dịch có điều kiện bị huỷ bỏ thì hành vi tác động này không có ảnh hưởng tới hiệu lực của giao dịch có điều kiện.

Mặt khác, thời điểm xác định hiệu lực của giao dịch có điều kiện không giống như thời điểm xác định hiệu lực của giao dịch nói chung. Với giao dịch nói chung thì thời điểm phát sinh hiệu lực thường tại thời điểm các bên giao kết. Nhưng với giao dịch có điều kiện thì thời điểm xác định hiệu lực còn phụ thuộc vào điều kiện được xác lập trong giao dịch đó và không phải tại thời điểm các bên giao kết. Xác định hiệu lực của giao dịch có điều kiện vừa căn cứ vào hiệu lực của giao dịch có điều kiện vừa căn cứ vào tính hợp pháp của sự kiện là điều kiện trong giao dịch có điều kiện. Trên cơ sở xác định sự kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ thì giao dịch có điều kiện có thời điểm xác định hiệu lực cũng khác nhau. Với điều kiện phát sinh, giao dịch có điều kiện chỉ phát sinh hiệu lực khi điều kiện phát sinh xảy ra. Tại thời điểm giao kết giao dịch, mặc dù giao dịch có điều kiện đã đáp ứng đủ các điều kiện phát sinh hiệu lực của một giao dịch nói chung nhưng trên thực tế chưa thể thực hiện được giao dịch đó bởi sự kiện là điều kiện xác lập trong giao dịch chưa phát sinh. Thời điểm xác định hiệu lực của giao dịch có điều kiện trong điều kiện phát sinh là sau thời điểm các bên giao kết giao dịch. Ngược lại, với điều kiện huỷ bỏ thì giao dịch có điều kiện phát sinh hiệu lực tại thời điểm giao kết. Nhưng với


giao dịch này thì sẽ bị huỷ bỏ khi điều kiện huỷ bỏ xảy ra. Nếu điều kiện huỷ bỏ không xảy ra thì giao dịch có điều kiện sẽ có hiệu lực.

1.4.2. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự có điều kiện bị huỷ bỏ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

(i) Nhận diện giao dịch có điều kiện bị chấm dứt và giao dịch có điều kiện bị huỷ bỏ.

Việc các bên xác lập điều kiện chấm dứt trong GDDS được hiểu là các bên thoả thuận trường hợp sẽ chấm dứt giao dịch. Như phân tích tại mục

Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 11

1.2.3.2 thì điều kiện chấm dứt sẽ rộng hơn điều kiện huỷ bỏ trong GDDS có điều kiện. Điều kiện huỷ bỏ trong GDDS có điều kiện đảm bảo tính khách quan. Nghĩa là sự kiện huỷ bỏ xảy ra không theo mong muốn của các bên. Nhưng khi sự kiện huỷ bỏ xảy ra thì giao dịch bị huỷ bỏ. Ngược lại, điều kiện chấm dứt trong giao dịch vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Sự kiện chấm dứt do các bên xác lập có thể lường trước được hoặc không thể lường trước được. Khi sự kiện chấm dứt xảy ra thì giao dịch bị chấm dứt. Hậu quả của giao dịch chấm dứt là kết thúc việc thực hiện các thoả thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào giao dịch, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch ngừng hẳn, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Mặt khác, giao dịch sẽ chấm dứt hiệu lực từ thời điểm xảy ra sự kiện nếu các bên có thoả thuận hoặc đối tượng của giao dịch không còn.

Đối với giao dịch có điều kiện bị huỷ bỏ thì điều kiện làm phát sinh quyền và nghĩa vụ do các bên thoả thuận trong giao dịch dân sự có điều kiện bị huỷ bỏ. Sự kiện do các bên trong giao dịch thoả thuận là điều kiện làm huỷ bỏ quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi điều kiện đó xảy ra, các quyền và nghĩa vụ của các bên bị huỷ bỏ từ giao dịch dân sự có điều kiện. Nghĩa là,


trước khi điều kiện huỷ bỏ xảy ra thì việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự có điều kiện cũng theo nguyên tắc chung của việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng.

Vì vậy, hậu quả pháp lý của hợp đồng có điều kiện và hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện huỷ bỏ được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

+ Hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng có điều kiện: Sự kiện hủy bỏ hợp đồng do các bên thoả thuận và khi sự kiện là điều kiện huỷ bỏ hợp đồng xảy ra, hợp đồng bị huỷ bỏ. Hợp đồng có điều kiện được giao kết hợp pháp, có hiệu lực pháp luật. Đối với hợp đồng có điều kiện huỷ bỏ, là khi sự kiện do các bên thoả thuận làm điều kiện huỷ bỏ hợp đồng xảy ra. Như vậy, huỷ bỏ hợp đồng có điều kiện là trường hợp hợp đồng được giao kết có hiệu lực nhưng chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện thì bị huỷ bỏ khi có điều kiện huỷ bỏ hợp đồng. Hậu quả của hợp đồng bị hủy bỏ căn cứ vào điều kiện huỷ bỏ do các bên thoả thuận xảy ra cần xác định những hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng này.

Thứ nhất, trường hợp hợp đồng có điều kiện được xác lập có hiệu lực nhưng chưa được thực hiện mà sự kiện là điều kiện huỷ bỏ hợp đồng xảy ra, thì hợp đồng bị huỷ bỏ. Các bên trong quan hệ hợp đồng không phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng cho nhau hoặc cho người thứ ba. Do hợp đồng có điều kiện chưa được thực hiện, các bên không có nghĩa vụ thanh toán cho nhau vì hợp đồng có điều kiện chưa được thực hiện.

Thứ hai, trường hợp hợp đồng có điều kiện đang được thực hiện mà sự kiện là điều kiện huỷ bỏ hợp đồng xảy ra, thì hợp đồng không được thực hiện nữa. Hợp đồng có điều kiện bị huỷ bỏ tại thời điểm điều kiện huỷ bỏ xảy ra, mà các bên hoặc một bên đã thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này,


thì các bên có nghĩa vụ thanh toán cho nhau những gì đã thực hiện trước đó theo quy định về giải quyết hậu quả đối với việc huỷ bỏ hợp đồng.

+ Hậu quả của việc huỷ bỏ hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện: trường hợp hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện do một bên chủ thể của giao dịch xác định sự kiện là điều kiện huỷ bỏ giao dịch, thì khi điều kiện huỷ bỏ xảy ra, giao dịch bị hủy bỏ. Bên có quyền phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện, nhưng sự kiện là điều kiện hưởng quyền không được thực hiện hoặc không xảy ra thì bên có quyền phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương có quyền bị huỷ bỏ. Quyền của chủ thể phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện và khi điều kiện đó không đáp ứng được những điều kiện của chủ thể xác định hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện, thì chủ thể hưởng quyền không được bảo vệ (thừa kế theo di chúc có điều kiện). Chủ thể có hành vi pháp lý không chịu trách nhiệm về tài sản đối với chủ thể thực hiện điều kiện trong nội dung của hành vi pháp lý đơn phương có điều kiện, mà không thực hiện được những điều kiện của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương xác định trong một khoảng thời gian nhất định (hứa thưởng, thi có giải).

(ii) Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba trong giao dịch dân sự có điều kiện bị huỷ bỏ

Nếu người thứ ba biết được về giao dịch có điều kiện huỷ bỏ mà vẫn tiến hành giao dịch khác thì khi điều kiện huỷ bỏ xảy ra, người thứ ba phải chịu rủi ro từ giao dịch này. Bởi họ đã phải lường trước được khả năng có thể xảy ra điều kiện huỷ bỏ. Trái lại, nếu người thứ ba không được biết hoặc không thể biết về giao dịch có điều kiện huỷ bỏ. Khi điều kiện huỷ bỏ xảy ra, người thứ ba trong trường hợp này cũng được xác định là người thứ ba ngay tình. Bởi khi tham gia vào giao dịch có liên quan tới giao dịch có điều kiện,


người thứ ba không biết và không thể biết việc đó là không có căn cứ pháp luật, khác với trường hợp không ngay tình là biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật mà vẫn chiếm hữu như trường hợp người mua phải của gian mà không biết và không thể biết đó là của gian khác với trường hợp biết là của gian mà vẫn cố mua. Khi tham gia vào giao dịch, người thứ ba này hoàn toàn tin rằng người giao dịch là người có quyền giao dịch và giao dịch đáp ứng các điều kiện để giao dịch có hiệu lực. Với giao dịch có điều kiện huỷ bỏ (giao dịch thứ nhất) thì giao dịch đã đáp ứng các điều kiện có hiệu lực. Do vậy, các bên trong giao dịch có quyền xác lập giao dịch khác (giao dịch thứ hai) với người thứ ba. Trường hợp này, người thứ ba tham gia giao dịch hoàn toàn là hợp pháp. Tuy nhiên, nếu điều kiện huỷ bỏ xảy ra đồng nghĩa với giao dịch thứ nhất bị chấm dứt. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch thứ nhất sẽ trở lại trạng thái ban đầu như chưa xác lập giao dịch. Nhưng giao dịch thứ hai với người thứ ba có đương nhiên cũng bị vô hiệu hay không? Quyền lợi của bên thứ ba trong giao dịch thứ hai được đảm bảo như thế nào? Vấn đề này hiện nay chưa có công trình nào đề cập tới. Nhưng nhìn chung quy định hiện nay đã bảo vệ tốt quyền lợi của người thứ ba ngay tình – được coi là bên yếu thế khi tham gia vào các giao dịch. Theo NCS, đối với giao dịch có điều kiện huỷ bỏ thì bên thứ ba tham gia vào giao dịch thứ hai cũng được xác định là người thứ ba ngay tình. Bởi, bản thân người thứ ba tham gia giao dịch thứ hai không chắc chắn biết được điều kiện huỷ bỏ có thể xảy ra khi nào. Họ đã tham gia giao dịch với tinh thần thiện chí, ngay tình. Trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình, chỉ khi điều kiện huỷ bỏ xảy ra và các bên trong giao dịch có điều kiện cũng không lường trước được thì quyền lợi của người thứ ba tham gia vào giao dịch thứ hai cần thiết được đảm bảo. Giao dịch có điều kiện huỷ bỏ xảy ra không đồng nghĩa với


giao dịch thứ hai với người thứ ba ngay tình bị vô hiệu và quyền lợi của người thứ ba ngay tình vẫn được bảo vệ.

1.5. Điều kiện trong giao dịch có điều kiện


Theo Từ điển Tiếng Việt: “Điều kiện” là “thứ cần phải có để cho cái khác có thể tồn tại” hay “điều cần thiết phải có để đạt một mục đích, cơ sở của một sự thoả thuận”. BLDS chưa có khái niệm cụ thể về điều kiện trong hợp đồng có điều kiện, vậy khái niệm này có thể được hiểu như thế nào? Vào thời La Mã cổ đại, cũng đã tồn tại những quy định về giao dịch có điều kiện (condicio) “là những tình huống được đặt ra trong hợp đồng gắn với những hậu quả pháp lý nhất định”. Theo đó, điều kiện là sự kiện có thể xảy ra và không chắc chắn phải xảy ra58.

Điều kiện là sự kiện có thể là sự kiện pháp lý, sự kiện do các bên thoả thuận, sự kiện khách quan, sự kiện từ hành động của bên thứ ba.

- Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh những hậu quả pháp lý. Sự kiện pháp lý nghĩa là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định. Để đảm bảo một sự kiện được xem là có tính pháp lý khi sự kiện đó có thật trong thực tế, nhưng một sự kiện có thật chỉ có thể trở thành sự kiện pháp lý khi được pháp luật quy định mà trở thành cơ sở làm nảy sinh quan hệ pháp luật…

- Sự kiện do các bên thoả thuận là sự kiện được xác lập dựa trên sự thống nhất ý chí của các bên. Đối với sự kiện này thì thường áp dụng trong


58Lê Thị Diễm Hương, Khái niệm về điều kiện trong loại hợp đồng có điều kiện, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/khai-niem-ve-dieu-kien-trong-loai-hop-dong-co-dieu-kien, cập nhật ngày 3/7/2020


hợp đồng có điều kiện. Bởi sự kiện này có tính pháp lý cần dựa trên ý chí tự nguyện của các bên.

- Sự kiện khách quan là những sự vật, hiện tượng xuất hiện và diễn ra hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người. Phạm trù “khách quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào một chủ thể xác định, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó. Sự kiện khách quan là những sự kiện tồn tại độc lập, bên ngoài và không lệ thuộc vào hành động của các chủ thể.

- Sự kiện từ hành động của bên thứ ba là sự kiện xảy ra do hành vi của bên thứ ba mà không phụ thuộc vào hành động của các chủ thể xác lập giao dịch. Đối với hành động của bên thứ ba có thể là hành động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hành động của chủ thể được hướng tới, không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó, căn cứ vào tâm lý, trạng thái của bên thứ ba hoặc tình hình thực tế của vấn đề, các bên xác lập giao dịch có điều kiện có thể dự liệu được trước về vấn đề này.

Đối với điều kiện trong giao dịch có điều kiện, hiện nay có khá nhiều quan điểm xác định vấn đề này. Điều kiện trong hợp đồng dân sự có điều kiện là sự kiện và sự kiện phát sinh trong đời sống xã hội được các bên thoả thuận. Vì vậy, sự kiện này là khách quan và thuộc về tương lai59. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ phù hợp với hợp đồng dân sự có điều kiện mà chưa đủ căn cứ xác định giao dịch có điều kiện. Điều kiện là một thể thức của nghĩa vụ. Điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng hay giao dịch có điều kiện không phụ


59Trần Thị Thu Quỳnh (2011), Luận văn thạc sỹ: Hợp đồng dân sự có điều kiện, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 22.

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí