Các Học Thuyết Có Giá Trị Luận Giải Cơ Sở Khoa Học Của Giao Dịch Dân Sự Có Điều Kiện


Điều kiện huỷ bỏ có nhiều tên gọi khác nhau như điều kiện giải tiêu. Và cũng có nhiều cách giải thích khác nhau về điều kiện này. Điều kiện này được hiểu là các đương sự thoả thuận là hành vi pháp lý sẽ mất hiệu lực nếu biến cố dự liệu xảy ra. Tình trạng do điều kiện giải tiêu tạo ra sẽ trái ngược với tình trạng vừa mô tả. Trong khi điều kiện chưa thực hiện thì hành vi có hiệu lực như một hành vi đơn thuần. Nếu điều kiện bất thành (biến cố không xảy ra), thì hiệu lực của hành vi còn mãi mãi. Nếu điều kiện thực hiện thì hành vi pháp lý bị giải tiêu. Những hậu quả về trước cũng bị xoá bỏ49.

Giao dịch có điều kiện huỷ bỏ là trường hợp ngược lại của giao dịch có điều kiện phát sinh. Giao dịch có điều kiện đã phát sinh hiệu lực và các bên thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch có điều kiện đó theo thời hạn đã được xác định. Tuy nhiên, nếu điều kiện huỷ bỏ được xác định trong giao dịch xảy ra thì giao dịch đang được thực hiện sẽ bị huỷ bỏ và quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ bị xoá bỏ. Do vậy, giao dịch có điều kiện huỷ bỏ được hiểu là khi điều kiện là sự kiện được đáp ứng thì hiệu lực của giao dịch đó sẽ bị huỷ bỏ.

Đối với giao dịch có điều kiện huỷ bỏ có sự khác biệt với huỷ bỏ giao dịch do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch về hậu quả pháp lý giữa các bên. Nếu vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. Do đó, bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trường hợp này, bên có quyền có thể yêu cầu tuyên huỷ bỏ giao dịch bởi mục đích của việc giao kết giao dịch không đạt được và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng đối với giao dịch có điều kiện huỷ bỏ là giao dịch đang thực hiện,


49TS.Nguyễn Quang Quỳnh (1967), Dân luật, quyển 1, trang 125.


chưa hết thời hạn nhưng xuất hiện điều kiện huỷ bỏ thì giao dịch bị huỷ bỏ. Trường hợp này, bên có quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào, trừ trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra. Ở đây cần xác định khi điều kiện huỷ bỏ xảy ra thì hậu quả pháp lý giữa các bên xác định như thế nào? Giả sử A sẽ không cho B ở nhờ nhà nữa nếu có người thuê nhà của A. Trường hợp này điều kiện huỷ bỏ là có người đến thuê nhà của A thì hợp đồng mượn tài sản giữa A và B bị huỷ bỏ. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ chấm dứt từ thời điểm phát sinh điều kiện huỷ bỏ. Do vậy, các bên sẽ có nghĩa vụ đối ứng với nhau trên cơ sở xác định khối lượng công việc các bên đã thực hiện trong giai đoạn giao dịch đó được thực hiện.

1.3. Các học thuyết có giá trị luận giải cơ sở khoa học của giao dịch dân sự có điều kiện

1.3.1. Học thuyết về tự do ý chí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.


Học thuyết này bắt nguồn từ quan niệm tự nhiên pháp của phương Tây. Tự nhiên pháp do ở người và yếu tính của người mà có. Yếu tính ấy là vĩnh viễn, hằng cửu và quy nhất vì các nhu cầu khẩn thiết và lý trí của loài người vốn bất di –dịch50. Hệ thống pháp luật hình thành từ bản tính tự nhiên của con người, lấy lí trí làm nền tảng, không phụ thuộc vào nhà nước, vào các điều kiện kinh tế- xã hội, thể hiện những quy tắc, tiêu chuẩn về công bằng, lẽ phải, lương tri, tôn trọng nhân cách, phẩm giá, các quyền con người. Theo J.J Rousseau cho rằng: “quyền uy của Chính phủ sở dĩ có được là do ở sự hy sinh của các phần tử trong xã hội vui lòng chịu mất một phần tự do của mình, tự câu thúc theo mệnh lệnh của Chính phủ, của Quốc gia. Vì vậy, sự can thiệp

Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam - 10


50 Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, trang 85.


của Chính phủ vào địa hạt cá nhân phải hết sức hạn chế”51. Về phương diện triết học, học thuyết tự do sở dĩ coi ý chí là căn bản của các nghĩa vụ, là vì tin tưởng rằng khi các cá nhân được tự do thương thuyết không vướng một trở ngại nào thì sự quyết định của họ sẽ phản chiếu được sự công bằng52. Các quan điểm này đều cho rằng mọi giao dịch được xác lập giữa con người đều xuất phát từ tự do ý chí của con người và không có yếu tố nào có thể ngăn cản được.

Học thuyết này xuất phát từ thế kỷ 18 tại Pháp và được lan truyền mạnh mẽ. BLDS Đức năm 1900 và BLDS Pháp năm 1804 là hình mẫu cho tư tưởng của học thuyết này. Đối với hệ thống pháp luật Common Law, tự do hợp đồng được thừa nhận là học thuyết của trung tâm luật hợp đồng cổ điển53. Học thuyết này cho phép các chủ thể tự do thể hiện ý chí của mình không phụ thuộc hoặc cản trở bởi bất kỳ một yếu tố nào khác, kể cả pháp luật. Quy định này xuất phát từ những lợi ích cá nhân và cho rằng nếu để các chủ thể tham gia giao dịch thể hiện rò ý chí thực sự của các bên thì bảo đảm sự công bằng và bình đẳng của các chủ thể. Khi giao dịch được xác lập thì không ai có quyền thay đổi, cả Nhà nước cũng không có quyền can thiệp và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia.

Học thuyết này có ảnh hưởng khá lớn tới giao dịch có điều kiện. Bởi giao dịch có điều kiện xuất phát từ giao dịch nói chung nên giao dịch có điều kiện do các chủ thể xác lập. Do đó, giao dịch sẽ thể hiện quyền tự quyết của các bên.


51 Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, trang 85.

52 Vũ Văn Mẫu (1963) Việt Nam dân luật lược khảo, quyển II: nghĩa vụ và khế ước, trang 84.

53Nguyễn Trọng Điệp, Cao Thị Hồng Giang (2016), Những giới hạn của tự do ý chí và vấn

đề bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 2 - 11-15, trang 12.


Thứ nhất, tự do ý chí là căn cứ xem xét tính tự nguyện của các bên khi giao kết giao dịch có điều kiện. Tính tự nguyện của các bên được hiểu là các bên tự mình, theo ý chí của mình xác lập giao dịch có điều kiện, không ai được áp đặt, cưỡng ép hoặc ngăn cấm bên nào. Nếu một trong các bên cho thấy có sự cưỡng ép, ép buộc phải giao kết giao dịch có điều kiện thì coi như giao dịch có điều kiện không tồn tại.

Thứ hai, tự do ý chí trong giao dịch có điều kiện còn thể hiện ở việc các bên được phép đưa ra các điều khoản, điều kiện theo mong muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, tự do ý chí luôn được đề cao và là nền tảng để các bên xác lập trong giao dịch có điều kiện. Tự do ý chí là “mục đích thật” của các chủ thể tham gia giao dịch có điều kiện hướng tới trong tương lai gần. Khi “mục đích thật” bị che giấu bởi các mục đích giả tạo thì giao dịch có điều kiện đó không có giá trị pháp lý và tự do ý chí của các bên không tồn tại.

Thứ ba, tự do ý chí trong giao dịch có điều kiện thể hiện trong việc tự quyết giao kết, thực hiện và chấm dứt giao dịch có điều kiện đó. Các bên có quyền giao kết giao dịch với bất kỳ chủ thể nào, quá trình thực hiện giao dịch được thực hiện như thế nào và khi nào thì giao dịch sẽ chấm dứt.

1.3.2. Học thuyết về sự dung hoà giữa tự do ý chí và lợi ích xã hội


Lợi ích xã hội được hiểu là học thuyết phái xã hội. Theo học phái xã hội thì pháp luật được xây dựng từ các quan hệ xã hội, không phải chỉ dựa trên quyền tự do ý chí của các cá nhân. Học thuyết tự do ý chí với tư tưởng tự do cá nhân vô giới hạn không thể điều chỉnh các mối quan hệ xã hội một cách công bằng khi mà con người sống quá phụ thuộc vào nhau với nhiều mối quan hệ phức tạp đan xen lẫn nhau. Do đó, nhằm giải quyết vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng, cần phải dung hòa thuyết tự do với thuyết xã hội bằng cách tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng và chỉ giới hạn sự tự do này bởi


những nguyên nhân chính đáng mà tiêu biểu là trật tự công cộng và đạo đức xã hội54. Theo Luật gia Duguit trong học phái xã hội đã chủ trương rằng ý chí của các cá nhân không thể nào tạo thành các nghĩa vụ. Nguồn gốc của nghĩa vụ là xã hội; ý chí của các cá nhân chỉ có thể coi như một cái nút bấm điện để cho luồng điện có thể chạy qua được, nhưng trung tâm phát điện thì ở nơi khác. Hơn nữa, nếu các cá nhân được hoàn toàn tự do cạnh tranh, tình trạng này sẽ đưa đến kết quả bất công là những phần tử yếu hèn sẽ bị những người mạnh giỏi uy hiếp và trục lợi55. Ngày nay, nguyên tắc coi ý chí tự do của cá nhân là trên hết chỉ mang tính chất hình thức, không tồn tại được lâu. Bởi giao dịch có điều kiện sẽ không còn ý nghĩa nếu giao dịch đó được xác lập nhằm mục đích phi lý hoặc có thể dẫn tới thiệt hại cho người khác hoặc lợi ích công cộng. Đây có thể được hiểu là sự giới hạn của tự do ý chí. Nhà nước cho phép các bên được tự do xác lập giao dịch có điều kiện. Việc can thiệp này là cần thiết bởi trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự đan xen phức tạp của lợi ích chung và lợi ích riêng, tự do ý chí dường như không giải quyết ổn thoả một số giao dịch có điều kiện mà đời sống thực tiễn đặt ra. Ví dụ như các bên xác lập điều kiện “hái sao trên trời”. Nhà nước chỉ can thiệp để xác định điều kiện đó là có trong phạm vi hợp pháp hay không? Có vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hay không? Học thuyết về sự dung hoà giữa tự do ý chí và lợi ích xã hội có thể được hiểu là cá nhân được tự do xác lập giao dịch theo ý chí của mình nhưng không được ảnh hưởng tới lợi ích công cộng hoặc lợi ích cộng đồng, xã hội.

Trong Dân Luật Việt Nam quy định hai sự hạn chế: ý niệm trật tự công cộng và ý niệm thuần phong mỹ tục; các sự hạn chế trong việc kén chọn


54Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, trang 30.

55Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo, quyển II: nghĩa vụ và khế ước, trang 84.


người cộng ước. Hạn chế này cho đến nay vẫn được ghi nhận trong pháp luật dân sự Việt Nam liên quan tới điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và giao dịch có điều kiện nói riêng. Bởi có quan điểm cho rằng nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm cho rằng ý chí của con người là tối thượng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của con người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Một người chỉ bị ràng buộc theo cách mà người đó muốn. Tuy nhiên, mỗi bên tham gia hợp đồng nhằm thoả mãn những lợi ích riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung. Còn luật pháp chỉ là sự tiêu biểu ý chí chung của các cá nhân trong xã hội nên quy định của luật pháp có nghĩa là một sự thúc buộc mà cá nhân đã gián tiếp ưng thuận56. Đến nay, Bộ luật dân sự của Việt Nam xây dựng theo hướng bảo vệ tối đa quyền tự do của các chủ thể trong xã hội, bảo đảm tính ổn định của các giao dịch, thông qua các quy định hạn chế việc tuyên bố vô hiệu một cách tuỳ tiện các giao dịch có điều kiện. Tại Điều 3 BLDS năm 2015 đã quy định: “… Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. Mọi cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Các cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực…”. Trên tinh thần đó, chỉ trong những trường hợp đặc biệt và phải có căn cứ rò ràng nhà nước mới được phép can thiệp vào ý chí của các bên.

Vì vậy, giới hạn của tự do ý chí có ý nghĩa tích cực nhất định trong việc xây dựng pháp luật như: (i) cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của toàn xã hội; (ii) bảo vệ người yếu thế trong giao dịch nhất định; (iii) đảm bảo


56Vũ Văn Mẫu (1962), Việt Nam dân luật lược khảo, Quyền II: nghĩa vụ và khế ước, Sài Gòn, trang 84.


trật tự và có định hướng trong sự phát triển của đời sống phản ánh ý định và lợi ích mong đợi của các bên57. Điều này có ảnh hưởng tới giao dịch có điều kiện khi các bên được quyền lựa chọn các điều kiện hoặc điều khoản trong giao dịch có điều kiện.

Thứ nhất, trường hợp các bên trong giao dịch có điều kiện được quyền lựa chọn và xác lập điều kiện trong giao dịch là những sự kiện mang tính phi lý hoặc hoang tưởng thì giao dịch có điều kiện không tồn tại. Học thuyết này giới hạn quyền lựa chọn của các bên nhằm đảm bảo hợp lý và có tính thực tiễn. Nếu các bên được quyền tự do lựa chọn bất cứ sự vật gì hoặc sự kiện gì nhưng không có trên thực tiễn thì sự lựa chọn này không có giá trị. Pháp luật quy định nhằm đảm bảo loại trừ những trường hợp này.

Thứ hai, nếu điều kiện là sự kiện được xác lập trong giao dịch có điều kiện vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì giao dịch có điều kiện sẽ không tồn tại. Học thuyết này phần nào kiểm soát quyền tự do của cá nhân và đảm bảo được trật tự xã hội. Nghĩa rằng, các bên được quyền lựa chọn xác lập điều kiện là sự kiện nhưng cần đảm bảo điều kiện đó không gây ảnh hưởng tới xã hội, thuần phong mỹ tục hoặc quyền lợi của các chủ thể khác.

1.4. Hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện


1.4.1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện


Không phải bất cứ giao dịch có điều kiện nào được xác lập cũng đảm bảo có hiệu lực theo pháp luật. Các bên muốn thiết lập một giao dịch có điều


57Nguyễn Trọng Điệp, Cao Thị Hồng Giang (2016), Những giới hạn của tự do ý chí và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, Tap chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 2 -11-15, trang 12.


kiện trên thực tế thì trước tiên phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch nói chung.

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch có điều kiện có những điểm chung và riêng so với điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thông thường. Theo quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015, điều kiện có hiệu lực của giao dịch nói chung phải thoả mãn các điều kiện về chủ thể, tự nguyện của chủ thể, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp luật có quy định.

Giao dịch có điều kiện cũng thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo các quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015, ngoài ra còn có những điều kiện riêng biệt của loại giao dịch này. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện căn cứ vào giao dịch là hợp đồng hoặc giao dịch là hành vi pháp lý đơn phương.

Đối với giao dịch dân sự có điều kiện là hợp đồng: trình tự, điều kiện, thời điểm giao kết hợp đồng cũng tuân theo những quy định về hợp đồng theo quy định của BLDS. Tuy nhiên, giao dịch dân sự có điều kiện là hợp đồng phụ thuộc vào sự kiện do các bên thoả thuận là điều kiện phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự hoặc huỷ bỏ quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đối với giao dịch dân sự có điều kiện là hành vi pháp lý đơn phương: là việc một bên đơn phương xác định sự kiện là điều kiện phát sinh, huỷ bỏ giao dịch thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc huỷ bỏ.

Do vậy, giao dịch có điều kiện đã được xác lập, có hiệu lực nhưng quyền và nghĩa vụ chỉ được thực hiện hoặc huỷ bỏ khi sự kiện các bên thoả thuận hoặc một bên đưa ra là điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch.

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí