Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 6


- Theo pháp luật Anh Quốc, đạo luật về quyền của người tiêu dùng 2015 quy định về thương nhân như sau: "thương nhân là người thực hiện những mục đích có liên quan đến: hoạt động thương mại, kinh doanh, thủ công, nghề nghiệp của người đó, cho dù tự mình thực hiện hoặc nhờ người khác thực hiện dưới tên của thương nhân hoặc nhân danh thương nhân" [141]. Pháp luật của Anh quốc định nghĩa rất hẹp về thương nhân, tuy nhiên trong phần ghi chú có giải thích đối với đối tượng buôn bán cá thể. Trong một số trường hợp, người mua máy in, sử dụng 95% thời gian cho mục đích kinh doanh thì không gọi là NTD [141]. Xem họ là người thực hiện công việc kinh doanh. Ví dụ như: mua một photo về in tài liệu dùng cho khách, không phải là NTD. Ví dụ mua 1 tủ lạnh về, dùng để đựng thức ăn cho khách cũng không phải là NTD.

- Theo pháp luật Bồ đào nha định nghĩa: "nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ là bất kỳ thể nhân, hoặc pháp nhân, công hoặc tư, trong nước hoặc ngoài nước thực hiện khâu sản xuất, khâu lắp ráp, sáng tạo, xây dựng, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối, hoặc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, cung cấp dịch vụ" [142]. Pháp luật quy định đối với nhà cung cấp, mở rộng ra nhiều đối tượng, nhà cung cấp có thể thực hiện một trong các khâu trên thì chính là nhà cung cấp, hoặc chỉ cần thực hiện sáng tạo sản phẩm hàng hoá, cũng trở thành nhà cung cấp hàng hoá. Định nghĩa này cũng cho thấy nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân thực hiện một trong các chuỗi trong khâu sản xuất hoặc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

- Theo pháp luật Canada tại bang Québec, Đạo luật bảo vệ NTD tại Điều 1

(g) nêu rõ: “Nhà sản xuất là người thực hiện công đoạn của quá trình lắp ráp, sản xuất, hoặc tiêu thụ hàng hóa". i. Người tự mình tuyên bố đến công chúng mình là nhà sản xuất hàng hoá; ii. Tại nơi mà nhà sản xuất không có cơ sở ở Canada, người nhập khẩu hoặc phân phối những hàng hóa được người ta sản xuất bên ngoài nước Canada, hoặc người cho phép thương hiệu của mình được in trên hàng hoá" [143]. Đây cũng là điểm đặc biệt của pháp luật, thứ nhất chỉ cần công bố mình là nhà sản xuất là được, thứ hai nếu nhà sản xuất không có cơ sở thì in nhãn mác lên hàng thì trở thành nhà sản xuất.


- Theo pháp luật Đu Bai, theo quy chế điều hành luật Liên bang số 24 năm 2006 về vấn đề bảo vệ NTD tại Điều 1 có quy định: "nhà cung cấp là thể nhân hoặc pháp nhân thực hiện cung ứng dịch vụ hoặc thông tin, hoặc thực hiện công đoạn sản xuất, phân phối, giao dịch, bán hàng, cung cấp, hoặc xuất khẩu mọi hàng hoá hoặc liên quan đến sản xuất hoặc công việc kinh doanh của các dịch vụ đã nêu trên" [144]. Đặc biệt ở Dubai ngoài nhà cung cấp được định nghĩa như trên, còn có định nghĩa về nhà cung cấp chủ lý. “Nhà cung cấp chủ lý là nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, thực hiện công việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ đến tay nhà phân phối, trừ người tiêu dùng". Tức là chỉ cung cấp trực tiếp cho các nhà phân phối, và không cung ứng trực tiếp cho NTD.

- Theo pháp luật Ecuador, luật bảo vệ NTD 2000 Điều 2 quy định: “Nhà cung cấp là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào thuộc công hay tư (công ty quốc doanh hoặc công ty tư nhân) phát triển hoạt động sản xuất, chế tạo, nhập khẩu, xây dựng, phân phối, cho thuê hoặc thương mại hóa hàng hóa, cũng như cung ứng dịch vụ cho người dùng để lấy tiền”. “Định nghĩa này bao gồm những ai mua hàng hóa và dịch vụ, hợp lại tạo thành sản phẩm (sản xuất sản phẩm), hoặc thích hợp chúng lại dùng cho các quy trình sản xuất, hoặc chuyển đổi, cũng như những người cung cấp dịch vụ công bằng phương thức ủy quyền hoặc nhượng quyền” [145]. Pháp luật quy định và mở rộng công việc của thương nhân cụ thể: quy định này bao gồm công ty quốc doanh hoặc công ty tư nhân cũng có thể là nhà cung cấp và đặc biệt là đối với vấn đề mua hàng hoá và sử dụng kết hợp chúng lại dùng cho sản xuất, cũng là nhà cung cấp.

- Theo pháp luật Việt Nam đối với người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, hay còn gọi chung là đối tượng cung ứng hàng hoá và dịch vụ bao gồm thương nhân, thì có cách hiểu như sau: theo từ điển tiếng Việt năm 2018 do giáo sư Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: "Thương nhân là người làm nghề buôn bán” [91, tr.1236]. Còn “cung ứng là cung cấp những thứ cần thiết để đáp ứng nhu cầu, thường của khách hàng hoặc của sản xuất. Cung ứng hàng tiêu dùng. Cung ứng vật tư” [91, tr.281]. Vậy người cung ứng hàng hóa, dịch vụ là người cung cấp những thứ cần thiết gồm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của hành khách hoặc của sản xuất. Tuy nhiên theo tinh thần của LBVQLNTD 2010 tại Điều 3 khoản 2, quy định đối tượng cung ứng hàng hóa và dịch vụ bao gồm hai đối tượng phục vụ: “tổ chức, và cá nhân kinh doanh”. Trong đối tượng tổ chức và cá nhân kinh doanh này lại chia làm hai loại khác biệt, loại thứ nhất là thương nhân, loại thứ hai là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

- Đối với thương nhân thì phải theo quy định Luật Thương mại, vì LBVQLNTD 2010 không có quy định riêng.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 6

- Điều kiện để người cung ứng hàng hóa và dịch vụ trở thành tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ như sau: chỉ cần thực hiện một trong các khâu sau đây hoặc tất cả các khâu do luật quy định thì gọi là tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Một là, thực hiện một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, từ việc sản xuất ra hàng hóa cho đến khâu tiêu thụ hàng hóa, hoặc chỉ sản xuất hàng hóa, hoặc chỉ sử dụng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Hai là, tổ chức hoặc cá nhân chỉ việc cung ứng dịch vụ trên thị trường.

Ba là, tổ chức và cá nhân trên thực hiện các công việc có liên quan đến kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.

- "Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ" trong đó có hai loại. Thứ nhất là thương nhân và thứ hai không phải là thương nhân mà là cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Loại thứ nhất: thương nhân theo Luật Thương mại 2005 quy định gồm: i, tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; ii, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh [10]. Loại thứ hai: “cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh”. Cá nhân chỉ cần có hoạt động thương mại độc lập và phải có yêu tố thường xuyên thì trở thành cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Việc đăng ký kinh doanh đối với đối tượng này là không cần thiết.

Trên thực tế, vẫn có 1 đối tượng chưa biết sắp xếp vào nhóm nào. Trong trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập nhưng không thường xuyên


không có đăng ký kinh doanh thì có được xem là cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ hay không. Ví dụ: một cá nhân lâu lâu gom tất cả các vật dụng mà họ không sài đến, họ đem ra để bán vì lợi nhuận, nhưng không phải thường xuyên. Trong trường hợp này có thể thấy, không phải lúc trong quan hệ tiêu dùng đều xuất hiện chủ thể một cách rõ ràng. Vậy đối tượng trên là gì. Theo quy định PLBVQLNTD hiện nay vẫn chưa tính đến đối tượng này. Tuy nhiên có thể hiểu và suy ra theo pháp luật Việtnam như sau: nếu không có tính chất thường xuyên sẽ theo Luật Dân sự, còn có tính chất thường xuyên sẽ theo Luật Thương mại.

Tổng quan về quan điểm “đối tượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ” trong quan hệ tiêu dùng có thể nhận thấy, mỗi quốc gia, mỗi tác giả đều có những quan điểm riêng, tuy nhiên quan điểm chung mang tính phổ biến nhất hiện nay bao gồm các tiêu chí sau: Một là, người cung ứng dịch vụ, hàng hoá cho đối tượng chính là NTD. Hai là, người thực hiện 1 trong những công đoạn sản xuất hoặc tiêu thụ. Ba là, vì mục tiêu lợi nhuận. Bốn là, người thực hiện mục đích đối lập với mục đích NTD. Năm là, thời gian dùng món hàng, cho mục đích kinh doanh nhiều hơn. Sáu là, người thực hiện những mục đích có liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Bảy là, xem việc kinh doanh là nghề nghiệp chính trên thị trường. Tám là, sản phẩm sản xuất ra có thể đưa ra thị trường.

Từ các khái niệm, phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa về người cung ứng hàng hoá và dịch vụ như sau: thương nhân là người cung ứng hàng hoá, dịch vụ thực hiện những mục đích có liên quan đến hoạt động thương mại vì mục tiêu lợi nhuận, không liên quan đến mụch đích tiêu dùng.

2.1.3. Đặc điểm của quan hệ tiêu dùng

Đặc điểm của quan hệ tiêu dùng chính là quan hệ tư giữa người tiêu dùng với thương nhân, được hình thành chủ yếu thông qua hợp đồng mua bán, và có một bên tham gia vào mối quan hệ này chính là NTD, NTD đóng vai trò là một chủ thể đặc biệt, và không thể thiếu. Trong đặc thù của quan hệ tiêu dùng gồm có những đặc điểm ngoại lệ của quan hệ dân sự truyền thống như: đặc điểm ngoại lệ về chủ thể,


về đối tượng, về vấn đề bất bình đẳng, không tự do khế ước, việc áp dụng điều kiện giao dịch chung…

- Tính đặc thù về chủ thể: trong quan hệ tiêu dùng, NTD đóng vai trò then chốt, khác với các quan hệ dân sự khác, một khi phát sinh giao dịch mua bán trong tiêu dùng bắt buộc một bên phải có sự tham gia của NTD, vì NTD mua và /hoặc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa do chính các nhà cung ứng đưa ra. NTD ở đây là một loại chủ thể đặc biệt trong quan hệ tiêu dùng. Như đã nói, NTD theo quan niệm của các nước có thể là pháp nhân hoặc thể nhân, hoặc cả hai, hay chỉ đơn thuần là tự nhiên nhân, hay bao gồm tổ chức [104, tr.40], và tính đặc thù về đối tượng điều chỉnh: quan hệ mua bán giữa người tiêu dùng với nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ chính là đối tượng điều chỉnh của pháp Luật Dân sự truyền thống, và đặc biệt một bên tham gia chính là NTD [26, tr.22]. Nhìn chung Luật Dân sự truyền thống điều chỉnh mối quan hệ tư này là phù hợp vì quan hệ này là quan hệ mua bán, là một loại quan hệ dân sự. Việc xác định được loại chủ thể đặc biệt này đóng vai trò quan trọng để pháp luật xác định đối tượng được hưởng ưu đãi, được bảo vệ, có ý nghĩa to lớn trong việc áp dụng pháp luật, vì pháp luật có khuynh hướng bảo vệ cho chủ thể đặc biệt này, chủ thể này luôn có thể bị mọi nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ xâm phạm.

- Tính đặc thù về đối tượng của giao dịch: là các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ hợp pháp (theo quy định của từng quốc gia). Đáp ứng cho nhu cầu của đời sống hằng ngày của người sử dụng [26, tr.23]. Tuy nhiên PLBVNTD 2010 không có đề cập về định nghĩa hàng hóa và dịch vụ là gì, gồm những mặt hàng dịch vụ nào, cụ thể hàng tiêu dùng là gì là những loại hàng gì, và dịch vụ trong tiêu dùng được hiểu ra sao. Việc xác định được như thế nào là dịch vụ hàng hóa hợp pháp trong tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định được đối tượng của giao dịch. Đặc biệt khi sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ phải dùng cho mục đích tiêu dùng trong đời sống hằng ngày, không dùng cho mục đích ngoài tiêu dùng, ví dụ như để kinh doanh, bán lại.


- Tính đặc thù liên quan đến thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) được thể hiện: NTD buộc phải tham gia vào quan hệ về "thông tin bất cân xứng" (Asymmetric Information) trong xã hội ngày nay, NTD khó có cơ hội bình đẳng với các thương nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ [86]. Trong quan hệ tiêu dùng cụ thể là quan hệ mua bán hàng hóa, các nhà cung ứng luôn có ưu thế hơn so với người tiêu dùng, khi thuyết phục người tiêu dùng mua hàng hóa theo các điều khoản do chính người cung ứng đã tạo ra. Nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ, họ có mức độ am hiểu về hàng hóa và dịch vụ của chính mình rất nhiều, còn NTD thì không am hiểu bằng họ. Đây là một tình trạng bất cân xứng về các chủ thể tham gia giao dịch, bao gồm người tiêu dùng và nhà cung ứng về thông tin bất cân xứng [104, tr.41]. Thông tin bất cân xứng này được thể hiện rất nhiều trong các mối quan hệ tiêu dùng. Trên thực tế, “thông tin bất cân xứng nổi trội” (prevailing asymmetry of information) các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các thương nhân thì biết rõ ràng về hàng hóa hoặc dịch vụ của mình, hoặc do mình sản xuất ra, còn NTD thì không hề biết về thông tin hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất, hoặc có biết cũng không là bao [131, tr.11]. Việc tham vấn của một cá nhân là NTD thì không thể tốt bằng cả một tổ chức, cả một bộ máy, có cơ cấu, có quy định hẳn hoi khi kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường để cung cấp cho NTD [26, tr.24]. Đồng thời, trong quan hệ mua bán NTD bị lấn áp "không tự do khế ước". Điều này đối với thương nhân, họ đã cố tình sử dụng sức mạnh của mình lấy đi quyền tự do, tự nguyện thực hiện hợp đồng của NTD. Vi phạm các nguyên tắc cơ bản của BLDS 2015 Điều 3 K2, quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận [6].

Nhìn tổng quát vấn đề, người cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có sự hiểu thấu đáo về hàng hóa và dịch vụ do chính mình sản xuất, có sự am hiểu sâu về các sản phẩm của mình so với NTD, họ không có sự hiểu thấu đáo về các dịch vụ, hàng hóa, hoặc các sản phẩm của người cung ứng.

Ví dụ: 1 trường hợp, các nhà sản xuất, kinh doanh biết rất rõ hàng hóa của mình, họ sản xuất ra kem trong kem có một chất lấy từ tuyến hậu môn của những chú hải ly. Một số Castoreum trong tuyến hậu môn đã tạo ra một số hương vị đặc


trưng như vani, dâu tây hoặc trái mâm xôi [164]. Các nhà kinh doanh, biết rõ hàng hóa của mình tuy nhiên khi được hỏi họ có vẻ e ngại không muốn tiết lộ, còn về phía NTD không hề hay biết hoặc biết không nhiều. Ví dụ 2: mì ống và một số thực phẩm khác có nguyên liệu từ than đá. Màu vàng từ mì ống được chiết suất từ than đá có tên khoa học Tartrazine, nó cũng là các chất có trong thuốc nhuộm. Nó có thể tác động gây ảnh hưởng đến trẻ em, nhóm NTD tin rằng sử dụng chất Tartrazine sẽ gây hại [165]. Ví dụ khác: nhóm bảo vệ động vật Peta cảnh báo, trong một số loại rựơu có rất nhiều thành phần tủy xương, prôtêin sữa, chất Chitin (chất xơ có từ vỏ của các loại giáp xác), Gelatin và Isinglass từ bong bóng cá [166]. Các nhà sản xuất không tiết lộ thông tin về các thành phần. Họ biết rõ hàng hóa của mình có các thành phần gì, tuy nhiên NTD không hề biết.

- Tính đặc thù về năng lực thỏa thuận của các bên tham gia là không hề như nhau, “Tính bất bình đẳng” thể hiện NTD luôn ở vị thế yếu hơn so với thương nhân. Trên thực tế, kẻ mạnh luôn bắt nạt kẻ yếu, lấy một ví dụ: NTD trong nước khi mua hàng với gói "giá chuẩn hay giá niêm yết", họ không hề có cơ hội thỏa thuận về mặt giá cả, không thể trả giá [121, tr.7]. Còn tại Việtnam thì có những nơi kinh doanh không hề cho NTD có cơ hội thoả thuận, ví dụ: “hàng miễn trả giá”, hoặc “hàng mua rồi không cho đổi, không cho trả”, “hàng mua rồi miễn trả lại”.

Ngày nay hàng hóa, dịch vụ phát triển đa dạng, phương thức giao dịch, thủ đoạn càng ngày càng tinh vi hơn, NTD không thể nào am hiểu hết được mọi việc, ngay cả các nhà quản lý hàng hóa và dịch vụ cũng khó có thể lường trước mọi vấn đề. Chính vì lý do trên, các nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng sự hiểu biết của mình và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NTD tước đoạt đi quyền cơ bản của NTD trong hợp đồng, tước đi nghĩa vụ của NTD. Ví dụ: hiện nay các công ty bán hàng có tiếng được quảng cáo rầm rộ trên tivi như là công ty shopee, hoặc các công ty giao nhận hàng hóa như: công ty "giao hàng tiết kiệm", "Lazada". Các công ty này đều có nội qui quy định hàng hóa giao cho khách hàng, khách hàng không được phép kiểm tra hàng hóa mà mình mua trước khi nhận hàng. Đây là quy định của


công ty, vi phạm Điều 9 LBVQLNTD 2010 về nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi nhận của NTD [13].

Nếu NTD am hiểu về pháp luật yêu cầu kiểm tra hàng trước khi nhận, thì phía công ty vẫn dùng quyền lực của kẻ mạnh, tuyên bố không cho người tiêu dùng kiểm tra. NTD bị buộc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ như trên, họ không có sự lựa chọn khác. NTD mất đi sự tự do khế ước, mất đi quyền và nghĩa vụ cơ bản của NTD. Vấn đề nêu trên khó có thể giải quyết nếu không có sự can thiệp của pháp luật. NTD cũng không thể tự mình biết hết tất cả để lường trước mọi sự việc, và nguyên tắc Caveat Emptor đã không còn phù hợp trên thực tế [104, tr.42]. Ý nghĩa câu châm ngôn “Caveat Emptor” mang ý nghĩa “let the buyer beware” [139, tr.245] điều này có nghĩa là “hãy để cho người mua tự nhận thức” ý muốn nói người mua phải tự mình nhận thức và tự mình quyết định tất cả, và người mua buộc phải thực hiện theo cam kết, theo nguyên tắc không thể chối bỏ (Pacta Sunt Servanda) có từ thời La Mã cổ đại [27, tr.22]. Tuy nhiên châm ngôn “Caveat Emptor” này cũng không phù hợp từ rất lâu, theo Thượng nghị sĩ Úc Lionel Murphy, khi giới thiệu Luật Thương mại, ông phát biểu nguyên tắc “Caveat Emptor” không phù hợp tình hình bấy giờ, chỉ phù hợp với mô hình chợ làng. Vì lý do tiếp thị hàng hoá, dịch vụ được thực hiện có qui mô, có tổ chức bởi các giám đốc điều hành có đào tạo hẳn hoi, còn NTD chưa được đào tạo, NTD cần pháp luật [151]. Nguyên tắc này chỉ thích hợp với mô hình nhỏ, giao dịch nhỏ, nên pháp luật cần phải thể hiện, cần phát huy vai trò của mình nhiều hơn nữa để bảo vệ quyền và lợi ích NTD

Đặc điểm cuối cùng là việc áp dụng điều kiện giao dịch chung. Theo tinh thần của pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ NTD thì Việt Nam xây dựng: điều kiện giao dịch chung với NTD được Nghị Định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 chương 3, Điều 7-16 quy định về kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung, về nội dung, phạm vi xem xét nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện chung không được trái với LBVQLNTD 2010 [18], và LBVQLNTD 2010 được quy định tại Điều 16-19. Ngày nay hợp đồng theo mẫu, việc áp dụng điều kiện giao dịch chung ngày càng phổ biến cụ thể có thể nhìn thấy thông qua các loại hợp đồng như

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí