Quan Hệ Về Tiêu Dùng Và Các Yếu Tố Cấu Thành


Về vấn đề hoàn thiện pháp luật đối với PLBVQLNTD và PLTTDS phải có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế.

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu mà luận án dùng để nghiên cứu và trả lời cho những câu hỏi được đề ra cụ thể như sau:

- Lý thuyết bất cân xứng trong quan hệ tiêu dùng. Lý thuyết này rất quan trọng, lý thuyết đề cập vấn đề kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu. Có thể thấy bất kỳ thời đại nào, chế độ nào, để bảo vệ các bên trong quan hệ pháp luật. Pháp luật nhân đạo luôn luôn ưu tiên bảo vệ người ở vị thế yếu. Với lý do trên, pháp luật cần phải bảo vệ NTD vì NTD luôn ở vị thế yếu. Chính vì điểm đặc thù của quan hệ trên, kéo theo điểm đặc thù của quan hệ NTD.

- Lý thuyết đảo nghĩa vụ chứng minh, lý thuyết về đảo nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng, lý thuyết này làm giảm gánh nặng việc chứng minh đối NTD ở vị thế yếu.

- Lý thuyết về quyền của người tiêu dùng, lý thuyết này đóng vai trò quan trọng để phân định về quyền của người tiêu dùng được phép làm gì, cần được bảo vệ, tôn trọng, và được bảo đảm từ nhiều góc độ.

- Lý thuyết bóc lột (exploitation theory) [130, tr.572], đề cập đến vấn đề bảo vệ NTD, sử dụng sức mạnh thị trường, lý thuyết này chỉ ra rằng NTD cần phải được bảo vệ vì 2 nguyên nhân chính sau: thứ nhất NTD không có nhiều sự chọn lựa, chỉ việc phải mua hàng và ký hợp đồng có các điều khoản do các công ty ở vị thế mạnh lập sẵn. Thứ hai các công ty có thể bóc lột, khai thác những thông tin quan trọng và sự bất bình đẳng trong quan hệ tiêu dùng.

Dựa vào những lý thuyết trên, luận án xác định và giải quyết được câu hỏi nghiên cứu, giải thuyết nghiên cứu, đồng thời so sánh, đối chiếu, rà soát những quy định hiện tại của pháp luật Việtnam nói chung và pháp luật liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng nói riêng từ đó dưa ra kiến nghị để hoàn thiện.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Kết luận chương 1


Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 5

Đối với tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án, tác giả nêu lên tổng quan tình hình nghiên cứu trong đó bao gồm những công trình nghiên cứu về lý luận bảo vệ người tiêu dùng và liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng. Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng chuyên sâu bẳng Toà án liên quan đến đề tài của luận án, cụ thể các phương thức giải quyết ngoài Toà án và Toà án

Một số các công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp tiêu dùng, và giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án thông qua tác giả bài viết đã đưa ra quan điểm rất quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp trong bối cảnh hiện nay. Thông qua các tổng quan trên, tác giả đánh giá tình hình nghiên cứu, nêu lên những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề chưa được nghiên cứu và quyết định nghiên cứu đề tài "giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay" và đề tài này không trùng lắp với các công trình khoa học nghiên cứu trước đó ở cấp độ tiến sĩ. Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu dùng để sử dụng cho việc nghiên cứu và viết cả bài luận án. Trên cơ sở kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, so sánh, đối chiếu, phân tích quy định pháp luật và nghiên cứu thực trạng, thực tiễn của việc GQTC tiêu dùng với thương nhân bằng Tòa án, đồng thời kiến nghị các phương thức cụ thể để nâng cao và hoàn thiện việc GQTC tiêu dùng bằng Tòa án hiện nay. Các vấn đề được đề cập ở trên sẽ được luận án tiếp tục phát triển nghiên cứu làm rõ trong đề tài này.


Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN


2.1. Quan hệ về tiêu dùng và các yếu tố cấu thành

Quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ dân sự đặc biệt, là quan hệ tư hay nói cách khác là quan hệ mua bán được xây dựng trên nền tảng của hợp đồng mua bán, theo đó, NTD mua, sử dụng hoặc mua và sử dụng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ phía nhà cung cấp, nhưng không vì mục đích kinh doanh hoặc cho tặng người khác, chỉ dùng trong mục đích tiêu dùng. Thực ra, quan hệ tiêu dùng chính là một mảng của quan hệ dân sự, được tách riêng ra từ quan hệ dân sự. Quan hệ tiêu dùng thiên về lĩnh vực tiêu dùng nhiều hơn, chuyên sâu hơn được tách riêng ra từ pháp luật dân sự truyền thống. Có thể thấy, quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ dân sự. Quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ mang tính chất tư nên có nhiều ngoại lệ hơn so với quan hệ dân sự theo phương thức truyền thống, chẳng hạn về mặt chủ thể, về đối tượng, về sự bất bình đẳng trong quan hệ, và được hình thành dựa trên hợp đồng mua bán trong tiêu dùng. Hợp đồng mua bán trong lĩnh vực tiêu dùng có các chủ thể then chốt sau: NTD, thương nhân, người phân phối, người cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung.

2.1.1. Khái niệm người tiêu dùng

- Theo pháp luật Anh Quốc, một quốc gia nằm ở Tây Bắc lục địa Châu Âu có Đạo luật về quyền của NTD 2015 s.2(3), quy định NTD như sau: "người tiêu dùng là (1 cá nhân) thực hiện những mục đích hoàn toàn độc lập (ngoài, hoặc không liên quan đến) hoạt động thương mại, kinh doanh, nghề thủ công hoặc nghề nghiệp của cá nhân đó”[141]. NTD ở đây được hiểu là người thực hiện mục đích đối lập với mục đích thương nhân. Định nghĩa này rộng hơn, và dựa trên nền tảng của định nghĩa tại “điều khoản bất cân xứng trong quy định hợp đồng tiêu dùng 1999, reg 3(1)”. Định nghĩa này quy định “NTD là bất kỳ thể nhân nào, trong hợp đồng được pháp luật quy định, thực hiện cho các mục đích trừ việc thương mại,


kinh doanh, nghề nghiệp của mình” [159]. Định nghĩa của Đạo luật về quyền của NTD 2015 ra đời giải quyết triệt tiêu các mâu thuẫn của việc diễn giải về khái niệm tình trạng NTD mà cá nhân các thành viên công ty khi giao dịch các sản phẩm, mà các sản phẩm này có quyền được sử dụng trừ việc sử dụng cho mục đích thương mại hoặc nghề nghiệp của họ [139, tr.7]. “Một người không phải là NTD có liên quan đến hợp đồng mua bán, nếu hàng hóa là hàng đã qua sử dụng "second-hand" được người ta đem ra bán đấu giá ở công cộng, và các cá nhân đều có cơ hội đích thân mình tham gia buổi đấu giá đó”. Đặc biêt mặc dù có việc mua bán hàng nhưng vẫn không phải là NTD.

- Theo pháp luật Bồ Đào Nha, một quốc gia ở Tây nam Châu Âu định nghĩa, "người tiêu dùng là bất kỳ pháp nhân nào hoặc tự nhiên nhân mua, hoặc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ với tư cách là người nhận sau cùng". "Người tiêu dùng là tập thể người, (dù không xác định được), đã tham gia can thiệp vào mối quan hệ tiêu dùng" [142]. Định nghĩa này, tập trung người nhận sau cùng là một điểm quan trọng để xác định chủ thể là NTD.

- Theo pháp luật Canada, một quốc gia ở Bắc Mỹ, cụ thể tại bang Québec, trong đạo luật bảo vệ NTD tại Điều 1 (e) quy định: "người tiêu dùng là tự nhiên nhân, ngoại trừ nhà buôn mang hàng hóa và dịch vụ cho mục đích kinh doanh" [143]. Định nghĩa này chỉ nêu ra chung chung, không cụ thể vấn đề, chỉ nhấn mạnh tính tự nhiên nhân, và loại trừ các nhà buôn, kinh doanh hàng, hóa dịch vụ kiếm lời thì không phải là NTD.

- Theo pháp luật Đu Bai, một quốc gia phía nam vịnh Ba Tư (UAE) tiểu vương quốc Ả Rập, theo quy chế điều hành của luật Liên bang số 24 năm 2006, Điều 1: quy định bảo vệ NTD, có định nghĩa như sau: “Người tiêu dùng là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân (Juridical person) tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ, (có lý do hoặc không có lý do) nhằm mục đích để thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc các nhu cầu của người khác" [144]. Luật quy định chỉ cần tiếp nhận hàng cho mình hoặc cho người khác, không cần biết lý do sử dụng, nhưng chỉ cần dùng thỏa mãn nhu cầu thì chính là NTD.


- Theo pháp luật Ecuador, một quốc gia ở Nam Mỹ có đạo luật cơ bản bảo vệ NTD năm 2000. “El 10 de julio de 2000 entró en vigencia la ley orgánica de defensa del consumidor, superando la anterior que fue aprobada en 1990. La ley orgánica de defensa del consumidor contiene 15 capitulos y ha sido reformada enuna ocasión en el ano 2006” (Tiếng Tây Ban Nha) Ngày 10 / 7/ 2000, luật cơ bản bảo vệ NTD có hiệu lực, thay luật trước đó được phê duyệt vào năm 1990. Luật cơ bản bảo vệ NTD có 15 chương và đã được sửa đổi vào năm 2006.” Đạo luật cơ bản bảo vệ người tiêu dùng của Ecuador tại Điều 2 quy định: “Người tiêu dùng: bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào là người nhận hàng cuối cùng, mua, sử dụng hoặc có được (tham gia) hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc được cho tặng để sử dụng” [145]. Pháp luật Ecuador coi người nhận hàng sau cùng là NTD hoặc chỉ cần tham gia vào dịch vụ nào đó thì chính là NTD.

- Theo pháp luật Fiji một quốc gia nằm ở Châu Đại Dương có đạo Luật Hội Đồng Tiêu Dùng "The Consumer Council of Fiji Act 1976" làm chủ đạo trong việc bảo vệ NTD. Đặc biệt hiện nay khái niệm NTD ở Fiji được định nghĩa ở ba nguồn khác nhau: "The Consumer Commission Decree 2010, The Consumer Council of Fiji Act 1976, and The Consumer Credit Act 1999". Trong ba định nghĩa này có những định nghĩa còn gây tranh luận, tuy nhiên, có những định nghĩa chuẩn mực được quy định tại đạo luật Hội đồng tiêu dùng, tại phần II về NTD quy định như sau: “Người tiêu dùng là người mua, thuê ngắn hạn, thuê dài hạn, hoặc là một người mua, người thuê ngắn hạn hoặc thuê dài hạn có tìm năng, hàng hóa trừ trường hợp bán lại, hoặc cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn, và bao gồm người sử dụng với mục đích khác, trừ mục đích giao dịch kinh doanh, hoặc trừ người có tìm năng thực hiện mục đích giao dịch kinh doanh, và bất kỳ dịch vụ nào được người ta thuê nhầm để lấy chi phí hoặc tiền thưởng" [149]. Đây là định nghĩa lâu đời ở Fiji, được đưa vào dùng loại trừ những nhà sử dụng hàng hóa khác dịch vụ nhằm để kinh doanh lại hoặc cho thuê để định nghĩa NTD. Đối với Luật Tín dụng tiêu dùng sửa đổi 2006 có nội dung: “Người tiêu dùng là tự nhiên nhân, mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho mục đích cá nhân, cho gia đình, hoặc trong nước". Điều luật này đã có


thêm một số chi tiết bao gồm việc mua hàng hoá sử dụng cho mục đích đối với hộ gia đình và cả đối tượng là NTD trong nước, đồng thời họ đã thêm vào chi tiết tự nhiên nhân trong luật.

- Theo pháp luật Việt Nam cũng có nhiều tác giả đưa ra quan điểm về NTD, cụ thể: người tiêu dùng theo quan điểm của tác giả Phương Châu cũng nên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm kể cả tổ chức, giả sử tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của nhân viên thì cũng nên gọi là người tiêu dùng [40, tr.7]. Tuy nhiên vẫn có một số nhà nghiên cứu cho rằng không nên để đối tượng tổ chức trở thành NTD. Tổ chức suy cho cùng khó có thể ở vị thế yếu, vì tổ chức có cơ cấu, có sự phân công, có quản lý, có trợ lý, nhìn chung là có nhiều người, vì thế không thể từ vị thế có sức mạnh như vậy lại phải cần bảo vệ nhiều, từ góc độ ở vị thế mạnh tổ chức lại trở thành người ở vị thế yếu, điều này hơi mâu thuẫn. Xét về mặt chữ nghĩa, tổ chức là từ trừu tượng, không phải là con người cụ thể. Vậy cần được sự bảo vệ không, cũng sẽ không có ốm đau bệnh tật gì, nên không cần pháp luật bảo vệ về tính mạng sức khỏe theo quy định về "quyền của người tiêu dùng". Một tác giả khác cho rằng nếu chủ thể NTD, ở đây được định nghĩa theo nghĩa rộng bao gồm cả tổ chức, nhưng nếu tổ chức là bên ở vị thế yếu không có khả năng tự bảo vệ quyền lợi ích chính mình thì chẳng khác biệt gì so với môt cá nhân bình thường [104, tr.40].

Theo pháp luật Việt Nam, Điều 3 LBVQLNTD 2010, “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. quan điểm này cũng có nhũng phần tương đồng với quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên đối với cụm từ “sinh hoạt của cá nhân” vẫn chưa có văn bản hướng dẫn hoặc định nghĩa như thế nào gọi là sinh hoạt cá nhân trong LBVQLNTD 2010. Vì thế cần phải làm rõ sinh hoạt cá nhân là các hoạt động sinh hoạt như thế nào, để có thể xác định được đối tượng chính là NTD hay không phải là NTD. Sinh hoạt có rất nhiều loại ví dụ: sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần. Còn quy định hiện nay chỉ nói sinh hoạt chung chung, chưa cụ thể, và cũng không giải thích rõ. Đối với mục đích theo Điều 3 LBVQLNTD 2010 quy


định việc mua, sử dụng cho “mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức”. quy định này mở rộng cho cả gia đình và tổ chức. Nếu đem quy định này so sánh với quy định của “đạo luật các điều khoản hợp đồng bất cân xứng 1977” trước đây của Anh quốc thì quy định Việtnam rộng hơn, trong khi đạo luật của Anh quy định về mục đích: “NTD là người mua hàng hoá thường xuyên, sử dụng cho các mục đích cá nhân” [139, tr.29]. Thật ra việc sử dụng cho mục đích cá nhân là đã đầy đủ ý nghĩa, không thiếu cũng không thừa.

Đối với chủ thể là NTD: “cũng cần lưu ý là người tiêu dùng có thể không có quan hệ trực tiếp với nhà cung cấp, họ có thể được người mua tặng, cho, cấp phát. Chẳng hạn, người mẹ hoặc cha mua sữa cho con uống, đứa con không tham gia vào giao dịch mua bán nhưng nó vẫn là người tiêu dùng” [104, tr.41], [26, tr.26]. Người mua chưa chắc là người sử dụng, hoặc chưa hẳn là NTD như trường hợp “người mẹ mua đồ chơi cho con chơi…đứa con là người sử dụng” [105, tr.6]. Tuy nhiên cũng cần xem xét đối với nội dung trên: trường hợp người mẹ mua sữa cho con “đứa con không tham gia vào giao dịch mua bán nhưng nó vẫn là người tiêu dùng”… điều này chưa chắc, mẹ mua cho con uống nhưng con có uống chưa. Phải xem xét đối tượng là đứa con trên có sử dụng sản phẩm sữa hay không, nếu đứa con không sử dụng thì nó vẫn chưa phải là NTD. Một trường hợp khác đối với vấn đề trên, nếu đứa bé đó lại đem sản phẩm sữa đó lại tặng sinh nhật cho một người bạn khác, thì lúc bây giờ đứa bé đó cũng không thể là NTD, mà người bạn được nó tặng sữa và sử dụng sữa đó mới là NTD. Chỉ có người cuối cùng sử dụng được sản phẩm mới gọi là NTD. Như vậy đối tượng có phải là NTD hay không, còn tùy thuộc vào phần lớn đối tượng đó có sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà họ được người khác tặng, cho, hoặc mua được hay không. Lấy ví dụ làm minh chứng, một tác giả đã nêu: một công ty mua nước uống cho người làm việc tại công ty đó uống, mà không phải để công ty uống, nếu người uống nước bị thiệt hại về sức khỏe, thì người uống nước đó có thể kiện nhà cung cấp nước uống cho công ty với tư cách là NTD, trường hợp này là được công ty cấp phát nước uống, công ty mua cho uống [26, tr.25].


Tổng quan về quan điểm NTD trong quan hệ tiêu dùng có thể nhận thấy, mỗi quốc gia, mỗi tác giả đều có những quan điểm riêng, có những nhận định riêng, tuy nhiên quan điểm chung mang tính phổ biến nhất. Một là, NTD là người sử dụng của cải vật chất gồm hàng hóa, dịch vụ. Hai là, sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Mục đích tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Ba là, không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì mục tiêu lợi nhuận chỉ nằm trong mục tiêu kinh doanh. Bốn là, người sử dụng sau cùng hàng hóa và dịch vụ. Yếu tố sau cùng trong việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ phải do NTD sử dụng. Năm là, người thực hiện mục đích đối lập với mục đích thương nhân. Sáu là, thời gian dùng món hàng, cho mục đích tiêu dùng nhiều hơn. Một quan điểm khác đối với khái niệm về NTD: khái niệm định nghĩa về NTD nói chung, chỉ mang tính chất chung nhất, và tương đối. Tuy nhiên, định nghĩa chuẩn mực và hoàn hảo về NTD trên thực tế không có, chưa tìm ra được [139, tr.4].

- Ngoài NTD đã được định nghĩa, pháp luật Việtnam lại còn có khái niệm về khách hàng trong đó có khách hàng mua lẽ, khách hàng mua sĩ.

- Bên cạnh vấn đề trên, theo định nghĩa NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho những mục đích sau: Một là, mục đích tiêu dùng. Hai là, mục đích sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Trên thực tế có người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đời sống con người.

- Đối với tiêu dùng cho cá nhân, còn có tiêu dùng qua hộ gia đình. Hiện nay tiêu dùng qua hộ gia đình rất phức tạp, nếu phát sinh tranh chấp cũng khó giải quyết ví dụ: hộ gia đình nông dân mua giống cây trồng, nhưng giống cây đó không như thông tin như quảng cáo, 10 năm sau cây mới cho ra trái. Sau 10 năm, NTD là hộ gia đình mới phát hiện được không như thông tin về cây trồng đó. Việc giải quyết tranh chấp rất khó.

Từ các phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa như sau: NTD là người mua, sử dụng hoặc mua và sử dụng hoặc thuê bao gồm thuê ngắn hạn, thuê dài hạn hàng hoá, dịch vụ sau cùng cho mục đích tiêu dùng. Trừ mục tiêu kinh doanh

2.1.2. Khái niệm người cung ứng hàng hoá và dịch vụ

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí