Những Công Trình Nghiên Cứu Về Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Và Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Chuyên Sâu Bẳng Toà Án Liên Quan Đến


số 03 (34) 2016 [29]. Tác giả để cập đến vấn đề về khái niệm người tiêu dùng bao gồm cá nhân, gia đình, và tổ chức. Quan điểm của tác giả khó có thể cho rằng tổ chức là bên ở vị thế yếu cho việc cần được bảo vệ, bởi lẽ tổ chức mang tính chất quy mô, nó là tập hợp người có bộ máy, cơ cấu chặt chẽ rất vững chắc. Hơn thế nữa, tổ chức có sự am biết nhất định ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổ chức có khả năng xử lý thông tin và tìm lực kinh tế, dù gì thì tổ chức cũng tốt hơn nhiều so với mỗi cá nhân đơn lẽ, vì vậy không có lý do gì cho rằng, tổ chức cũng là người tiêu dùng, và không có lý do gì cho rằng tổ chức từ ở vị thế mạnh lại chuyển sang thành người tiêu dùng ở vị thế yếu cần phải được bảo vệ...điều này rất phi lý.

- Bài viết: "Một số vấn đề lý luận xung quanh luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", tác giả Nguyễn Như Phát, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2 (262), 2010. Tác giả đề cập đến vấn đề tự do và bình đẳng khó có thể đạt được trong quan hệ tiêu dùng vì "thông tin bất cân xứng" mà NTD tham gia vào [86, tr28]. Pháp luật BVQLNTD là loại pháp luật thiên về pháp luật tư đặc biệt, điều chỉnh các mối quan hệ tư, quan hệ tư tức là quan hệ về mua bán, nên nó có nhiều ngoại lệ hơn so với pháp luật thông thường. Đơn giản là vì nó có yếu tố chi phối, có cả yếu tố can thiệp thiên về quan hệ tiêu dùng nhiều hơn quan hệ dân sự truyền thống. Quan hệ tiêu dùng có các tiềm ẩn về yếu tố ngoại lệ của pháp luật dân sự thông thường nên việc tạo ra PLBVQLNTD cần phải có yếu tố ngoại lệ ở pháp luật dân sự. PLBVQLNTD là loại pháp luật có tính chất can thiệp, nó can thiệp vào quyền tự do của nhà cung cấp...còn quan hệ tiêu dùng chính là quan hệ dân sự được Bộ Luật dân sự điều chỉnh, vì thế cần phải tuân theo các quy tắc dân sự như các nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc tự do thoả thuận, cho đến nguyên tắc tuân theo pháp luật và cả nguyên tắc hòa giải. Pháp luật tạo sự công bằng cho các bên. Tác giả đề cập vấn đề kiện tập thể - tức là nhân danh vì lợi ích chung, cụ thể lợi ích tập thể, chứ không phải tập thể là có nhiều người. Để tạo ra được tính công bằng, và để bảo vệ NTD cần chung tay góp sức của toàn xã hội.

- N.Reich, “Protection of Consumers' Economic Interests by the EC”, 1992. Tác giả đề cập tới vấn đề hội đồng ghi nhận một xúc tiến mới trong chính sách bảo


vệ người tiêu dùng, nhắm vào ba mục tiêu chính: những sản phẩm mà người ta trao đổi có thể tuân theo tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn, người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ thị trường chung, các mối quan tâm của người tiêu dùng cũng phải được quan tâm đến trong các chính sách Châu Âu khác. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề việc thảo luận xem việc tiêu dùng như là một tiến trình hợp nhất thị trường, sự lựa chọn của người tiêu dùng, hơn hẳn các quyền lợi người tiêu dùng, việc sắp nhập lại sẽ nổi trội hơn, vào tháng 12/1986 Hội đồng chấp nhận giải pháp đối với vấn đề hợp nhất về chính sách tiêu dùng trong các chính sách chung khác [153].

- Mudah Murah & Cepat, “Consumer Protection (TTPM) Tribunal Tuntutan Pengguna, Malaysia”, 2008. Trong cuốn sách này tác giả đề cập vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng phương thức tối ưu nhất, tiết kiệm về thời gian. Tác giả đề cập đến phương thức thủ tục rút gọn của Toà án vì những thủ tục thưa kiện bằng Toà án theo dân luật thông thường quá dài dòng, người tiêu dùng một khi khởi kiện tốn rất nhiều thời gian, công sức, và chi phí rất lớn, nên cần phát huy thủ tục rút gọn của Toà án. Tác giả đề cập đến vấn đề qui định phương thức thay thế lựa chọn của người tiêu dùng yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá và dịch vụ được người tiêu dùng mua với chi phí thấp không đáng kể. Nguyên nhân chính mà người tiêu dùng không thích kiện tụng ở Toà dân sự thông thường bao gồm thủ tục rườm rà phức tạp, chi phí cao, tốn thời gian, đặc biệt đối với hàng hoá và dịch vụ có giá trị thấp. [152]

- Giesela Ruhl, “Consumer Protection in Choice of Law”, 2011. Nhìn chung trong cuốn sách này tác giả đề cập tới vấn đề bảo vệ tiêu dùng thông qua phương thức chọn luật để giao dịch, giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, tác giả so sánh đối chiếu một số mô hình về việc chọn pháp luật bao gồm bên không được phép chọn luật, bên được phép chọn luật có giới hạn, bên giảm bớt tác động của việc chọn pháp luật. Ví dụ mô hình ở Thuỵ Sĩ không cho phép lựa chọn pháp luật để giao dịch trong hợp đồng tiêu dùng. Trong khi đối chiếu với mô hình tồn tại ở liên minh Châu Âu thì lại không cấm tất cả, nhưng giới hạn quyền lựa chọn pháp luật của các bên và chỉ được quyền lựa chọn pháp luật trong một số trường hợp do pháp


luật quy định, chẵn hạn như quyền lựa chọn pháp luật đối với vấn đề cư trú thường xuyên, nơi cư ngụ của người chuyên chở, nơi hành chính trung ương…mô hình cuối mà tác giả đề cập là mô hình khác hoàn toàn với hai mô hình trên, nó không bao gồm phương thức không cho phép lựa chọn hoặc giới hạn luật mà nó là một mô hình làm giảm bớt tác động, ảnh hưởng của việc chọn luật [130].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng chuyên sâu bẳng Toà án liên quan đến đề tài của luận án

Một số các công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp tiêu dùng, và giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án thông qua tác giả bài viết đã đưa ra quan điểm rất quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp trong bối cảnh hiện nay, cụ thể như tác giả:

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 3

- "Một số vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ bằng phương thức thương lượng", tác giả Phan Thị Thanh Thuỷ, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật số 11/2016 [101]. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến chủ thể trong giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng, đánh giá, so sánh pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Singapore, Philippines, Áo, Đức, Ba Lan, Trung Quốc về khái niệm NTD, thương nhân, nhà cung cấp. Đề cập đến các đối tượng tranh chấp tiêu dùng, bàn về vấn đề hàng hóa khuyết tật, tác giả đề cập đến mặt hạn chế của pháp luật, luật vẫn chưa có định nghĩa về khái niệm "dịch vụ không đạt chuẩn". Tác giả cho rằng vì thiếu định nghĩa này làm cho NTD không có căn cứ pháp lý để NTD khiếu kiện thuận tiện hơn. Đây là mặt hạn chế của pháp luật. Tác giả còn đề cập đến vấn đề về "quyền thương lượng và giới hạn của thương lượng trong giải quyết tranh chấp", "quyền thương lượng và yêu cầu bồi thường thiệt hại." Tác giả còn đưa một số tình huống thực tế để làm rõ các vấn đề như vấn đề của Tân Hiệp Phát, phân tích những nghĩa vụ của ông Minh người thưa kiện Tân Hiệp Phát cần phải làm, cuối cùng tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với NTD, một số lưu ý khi đề xuất giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.


- Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay, hiện thực và triển vọng. Tác giả Bùi Nguyên Khánh, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/ 2010 [66]. Trong bài viết này tác giả đề cập đến NTD chính là "thượng đế", tuy nhiên các thiết chế liên quan đến thị trường vẫn còn hạn chế, nên "thựơng đế" luôn trong tình trạng trở thành "nạn nhân" của các thương nhân. Thông qua các cách thức kinh doanh gian dối, không trung thực nhiều thủ đoạn che đậy tinh vi. Việc bảo vệ NTD là nhiệm vụ của cả nước cũng là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không riêng một ai. Vấn đề tiếp theo là "vị thế bất cân xứng", NTD luôn ở vị thế yếu, bất cân xứng về thông tin, bất cân xứng về kinh nghiệm, hiểu biết. Để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các bên, để bảo vệ được quyền lợi của NTD một cách có hiệu qủa thì cần phải cải thiện các thiết chế và thể chế, vì hiện nay vẫn còn rất nhiều lỗ hổng, và những điều bất cập chưa hoàn thiện hết. Đặc biệt đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án, Tòa án là một phương thức giải quyết cứu cánh cuối cùng, khi các phương thức giải quyết khác không mang lại kết quả như mong muốn, và cũng là phương thức hữu hiệu để giải quyết triệt để các vấn đề, tuy nhiên một số vụ việc vẫn không thể giải quyết được vì gặp phải một số vấn đề khó khăn chẳng hạn: NTD kiện với tư cách cá nhân, NTD phải đối mặt với một số vấn đề trước khi kiện ra Toà, ví dụ: khởi kiện chủ thể nào, khả năng trả các loại phí ra sao, thực hiện nghĩa vụ chứng minh như thế nào. Ngoài các vấn đề trên tác giả còn đề cập đến thủ tục xét xử rút gọn đơn giản để quyền thưa kiện của NTD được đơn giản hóa, nhanh chóng hơn, tiết kiệm hơn về tiền tài cũng như về thời gian.

- Pablo Cortes, “Online Dispute Resolution for Consumers in the European Union”, 2011. Trong sách này tác giả để cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp theo phương thức truyền thống rất bất tiện, tốn thời gian và tốn kém đối với các giao dịch có giá trị nhỏ. Thế nên pháp luật hiện đại phải lựa chọn: chấp nhận phương thức giải quyết truyền thống phù hợp, hoặc tìm ra những phương thức mới tốt hơn, không bị kìm hãm, không phụ thuộc vào biên giới lãnh thổ. Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR), nguồn gốc của nó chính là phương thức thay thế giải


quyết tranh chấp, có nhiều ưu điểm về tốc độ, tính tiện lợi của internet, là sự lựa chọn tốt nhất, và duy nhất để nâng cao chính sách bảo vệ, cũng cố niềm tin NTD. Phương thức ODR này đủ khả năng giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử và trong việc thực thi các quyền của NTD [156]. Nhiều người đã hiểu lầm rằng ODR chỉ có thể giải quyết những yêu cầu nhỏ lẻ, và các hàng hóa, dịch vụ có giá trị thấp. Tuy nhiên theo tác giả quan niệm đó sai lầm khi xem ODR chỉ đơn thuần có hiệu quả đối với các khiếu nại yêu cầu bồi thường nhỏ, hoặc ODR chủ yếu dựa vào công nghệ tự động, hoặc chỉ có thể giải quyết trực tuyến. Trên thực tế, ODR đã giải quyết thành công các tranh chấp có giá trị lớn ví dụ: các tranh chấp có giá trị cao được giải quyết bởi tổ chức CyberSettle [156, tr.2]. Một điều chắc chắn rằng ADR hổ trợ cho việc liên lạc được ở khoảng cách xa, gia tăng tính tiếp cận được với công lý [156, tr.3].

- Professor Hodges, Christopher and Benohr, Iris and Creutzfeldt, Naomi, “Consumer-to-Business Dispute Resolution”, 2012. Trong bài này, tác giả đề cập về phương thức giải quyết tranh chấp CADR và Tòa án. CADR là phương thức giải quyết tranh chấp mới liên quan đến tiêu dùng. Phương thức này đang lan rộng ra khắp nơi. Nhiều khiếu nại C2B với số tiền không lớn, hệ thống CADR có thể thực hiện được với mức giá tương đối hợp lí. CADR giải quyết được rất là nhiều vụ kiện tiêu dùng nhỏ lẻ mà các vụ kiện này khó có thể kiện ở Tòa án. Trong tương lai hệ thống CADR, Tòa án, nhà quản lý và kể cả các hệ thống thông tin tiêu dùng sẽ được sắp xếp phối hợp lại để trở nên đơn giản và đồng nhất với nhau. Sự phát triển đối với phương thức CADR đòi hỏi xem xét lại cơ quan nào phù hợp để giải quyết các vấn đề tranh chấp lớn và nhỏ như là cơ quan lập pháp, Tòa án, điều hành, hiệp hội thương mại...hệ thống CADR áp dụng pháp luật rõ ràng đơn giản, rút gọn tiến trình tranh luận, xem xét quyết định quy tắc nào phù hợp. Cơ hội mới cho CADR và Toà án kết hợp thủ tục pháp lý tố tụng, bao gồm toàn bộ cơ hội cho tất cả các bên tham gia giải quyết tranh chấp, điều tất yếu là phải cần đến các quy trình của Tòa án bao gồm các quy trình liên quan đến kháng nghị, thời gian, chi phí… một số cách thức mà hệ thống CADR đã bắt đầu tham chiếu đưa ra những quan điểm về pháp luật


dành cho Tòa án, Tòa án cũng đưa về lại các trường hợp đơn giản cho hệ thống CADR giải quyết phù hợp [132].

- Pablo Cortes, “The New Regulatory Framework For Consumer Dispute Resolution”, 2016. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập vấn đề về việc giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng, còn thiếu phương thức cưỡng chế trong việc bồi thường thiệt hại. Đối với NTD để có được tiền bồi thường thì rất khó khăn vì thiếu cơ quan cưởng chế riêng mà cơ quan cưỡng chế này chỉ do Tòa án đề xuất mới có. Việc khác nữa khi NTD theo đuổi vụ kiện đòi bồi thường cá nhân tại Toà án, về cơ bản, họ dựa vào thủ tục kiện tụng dân sự thông thường là chủ yếu. Nếu những khiếu nại có giá trị tài sản cao, đòi bồi thường với số tiền lớn, thì họ phải có khả năng về mặt tài chính để tham gia vào thủ tục tư pháp. Đối với thủ tục khiếu nại có khoảng tiền bồi thường nhỏ, các thủ tục khiếu nại sẽ có mẫu sẵn dành cho NTD. Tuy nhiên phần lớn các tranh chấp tiêu dùng thì không kiện ở Toà án, vì hầu hết NTD được khuyên không nên kiện đòi bồi thường các tài sản có giá trị nhỏ và vừa tại Tòa án. Vì vừa tốn tiền, vừa rất chậm chạp trong khâu ra quyết định và ở Châu Âu cũng vậy. Trong thực tế, vi phạm hợp đồng thì NTD và thương nhân tự giải quyết với nhau, hoặc nhờ sự trợ giúp của cơ quan độc lập ngoài Toà án. Ngoài ra CADR - là phương thức mới mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Châu Âu, cũng là phương thức thiên về phần hổ trợ hơn là phương thức thay thế, hỗ trợ cho hệ thống Toà án, khắc phục rào cản cho NTD khi tiếp cận Toà án [155].

- Amy J Schmidtz and Colin Rule, “The New handshake: Online Dispute Resolution and the Future of Consumer Protection”, 2018. Tác giả đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp thông qua mạng online và viễn cảnh của việc bảo vệ NTD. Tác giả đề cập việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình mua bán trực tuyến. Đề xuất quy định tạo ra giải pháp giải quyết tranh chấp đối với những khiếu nại về hàng hóa và dịch vụ có giá trị thấp, hầu hết xảy ra giữa "B2C". Cơ cấu giải quyết tranh chấp này phải hoạt động một cách độc lập ngoài Toà án, với mục đích loại bỏ tính phức tạp và thủ tục rườm rà của Toà án. Phương thức này cũng mang lại cho NTD có thể tiếp cận các phương thức GQTC và đồng thời xây dựng lại được


niềm tin đối với thị trường. ODR làm giảm chi phí khi khởi kiện, làm giảm gánh nặng phải theo đuổi các khiếu nại. Nếu NTD gặp phải các vấn đề vướng mắc về việc mua hàng hóa và dịch vụ, họ có thể dễ dàng tiếp cận được việc giải quyết tranh chấp trong cùng một hệ thống website nơi mà họ đã mua hàng hóa và dịch vụ. Tác giả cũng đề cập việc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hầu hết NTD có khuynh hướng đọc các bản hợp đồng rồi tự mình hiểu trong hợp đồng nói gì, nhưng hầu hết NTD phớt lờ đi những điều kiện và điều khoản trong hợp đồng khi ký kết dẫn đến xảy ra tranh chấp [120].

- “Giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng”, Bùi Nguyên Khánh, báo cáo tại tọa đàm khoa học, được tổ chức bởi Viện khoa học xã hội Việt Nam, 10/2012 [69]. Trong báo cáo có đề cập một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực trong tiêu dùng, cụ thể các vấn đề tranh chấp diễn ra trong cuộc sống hàng ngày về tiêu dùng. Các tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng phát sinh, các vấn đề mâu thuẫn mà bản thân các bên không thể giải quyết, nguyên nhân chủ yếu là quyền của người tiêu dùng bị xâm phạm. Quyền của NTD chưa được thực hiện hết chức năng, còn bị hạn chế và chưa phát huy được hết vai trò của nó. Trách nhiệm của các doanh nghiệp là một trong các vấn đề quan trọng cần phải thực hiện, trách nhiệm này cũng chưa thể hiện đầy đủ và hết vai trò của mình, nên xảy ra các tranh chấp giữa các bên. Việc GQTC rất quan trọng, nên cần phải sử dụng phương thức phù hợp để giải quyết cho các bên.

- “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”, Đặng Thanh Hoa, báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 2012 [56]. Trong bài báo cáo tổng kết đề tài khoa học này, các thành viên có đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp tiêu dùng ở Việt Nam, cụ thể có bốn phương thức giải quyết bao gồm: thương lượng phụ thuộc thiện chí và tính tự nguyện của các bên, hòa giải thì cần có hoài giải viên, trọng tài cần phải có sự đồng thuận của các bên, Toà án tuân theo thủ tục tố tụng. Tác giả đã nhận định trong PLBVQLNTD không có quy định về thủ tục tố tụng riêng cho bản thân để giải quyết các tranh chấp một khi phát sinh vậy thế nên các


tranh chấp này được giải quyết như thế nào, tốt hay không, hiệu quả ra sao, chúng đều dựa vào các điều luật trong BLTTDS chung, và để giải quyết tranh chấp cần có cơ chế tự bảo vệ đối với NTD, nêu ra thực trạng về khiếu nại về giải quyết tranh chấp, từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị.

- “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng theo thủ tục rút gọn”, tác giả Đặng Thanh Hoa, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 8/2013 [57] Tác giả để cập đến vấn đề bất cập trong pháp luật. Theo Điều 41 LBVQLNTD 2010 có thủ tục đơn giản tuân theo BLTTDS, nhưng trong BLTTDS 29/3/2011, không hề có thủ tục đơn giản. Đối với việc khởi kiện trong tiêu dùng, Tòa án không có thống kê cụ thể. Đa phần NTD không sử dụng phương thức Tòa án kiện cáo vì họ cho rằng mất thời gian. Theo điều tra về sự mong đợi của NTD khi khởi kiện bằng phương thức Tòa án: về thời gian giải quyết cần phải ngắn lại, và cần phải có thẩm phán chuyên về vấn tiêu dùng. Ngoài vấn đề trên, tác giả còn đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp theo phương thức đơn giản rút gọn của một số quốc gia lớn có những hệ thống pháp luật tiên tiến ví dụ như: Pháp, Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan cho đến Hàn Quốc..., và kể cả các quốc gia có hệ thống pháp luật theo hệ thống Châu Âu lục địa. Nhìn chung việc áp dụng thủ tục rút gọn hoặc thủ tục đơn giản, thông thường họ chỉ áp dụng với việc giải quyết các tranh chấp có giá trị nhỏ, các tranh chấp mang tính đơn giản. Tác giả còn đề cập thủ tục rút gọn của một số quốc gia theo hệ thống thông luật của Anh, Mỹ chẳng hạn như hình thức giải quyết tranh chấp không cần phải mở phiên Tòa để xét xử gọi là "xét xử khiếm diện, (default Judgment), khi bị đơn không có sự phản hồi lại đối với thông báo tranh tụng...". Tóm lại những hệ thống pháp luật trên có điểm chung đối với thủ tục rút gọn là các tranh chấp có giá trị nhỏ, vụ việc đơn giản, thời gian xét xử ngắn, nhanh, gọn, lẹ và ít tốn chi phí, mục đích để có lợi đối với NTD khi tham gia tranh chấp.

- "Giải quyết tranh chấp về quyền lợi người tiêu dùng tại Toà án Nhân Dân" tác giả Vũ Thị Lan Anh- tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật năm 2014 [28].

Trong bài viết này đề cập về vấn đề giải quyết tranh chấp NTD tại Toà Án. Pháp luật để giải quyết tranh chấp nằm rải rác trong nhiều các văn bản pháp luật khác

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022