Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2


ngành luật khác chẳn hạn như pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, luật nhà ở, điều này khiến giới học giả và các nhà lập pháp chưa thể giải quyết hết trong bối cảnh yêu cầu đặt ra đối với hoạt động lập pháp. Hiện nay có nhiều quy phạm được ban hành với mục đích điều chỉnh tốt hơn mối quan hệ giữa NTD với thương nhân cụ thể bằng phương thức Toà án, vì thế việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật là rất cần thiết cho giai đoạn phát triển kinh tế. Trong vấn đề giải quyết tranh chấp, một số ưu điểm cần được phát huy hơn nữa và một số nhược điểm cần hoàn thiện để trở nên tốt hơn.

Ngày nay vị thế của NTD được nâng lên, pháp luật cũng đã chú tâm đến vấn đề có liên quan đến tranh chấp trong tiêu dùng. Trước yêu cầu chung đó, tác giả đã nhìn nhận: việc nghiên cứu quan hệ pháp luật tiêu dùng và các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng là điều cần thiết. Hiện nay tranh chấp tiêu dùng có khuynh hướng gia tăng, chúng diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết mang lại hiệu quả. Do dó việc lựa chọn một phương thức giải quyết hợp lý là vấn đề mang ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt tranh chấp phát sinh giữa thương nhân với NTD. Trên thực tế, Toà án là cơ quan có đầy đủ các chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương thức Toà án vừa có những ưu điểm nhất định, vừa có những điểm hạn chế cố hữu cần được nghiên cứu để khắc phục. Từ các phân tích trên, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay.Để làm đề tài nghiên cứu sinh cho mình, với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam trong tương lai.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu

Làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việt Nam, đồng thời phân tích các khía cạnh, đánh giá những nội hàm liên quan đến lí luận đối với các mối liên hệ pháp


luật tiêu dùng trên cơ sở đó đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.

- Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, hệ thống các ấn phẩm, công trình khoa học của các học giả đi trước gần gũi với đề tài, đúc kết kinh nghiệm, phát triển ý tưởng khoa học, từ đó cho ra những nhận định của riêng mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nhiệm vụ cụ thể của luận án bao gồm:1, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung về mặt lí luận và thực tiễn liên quan tác động tới quan hệ pháp luật tiêu dùng, phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay. 2, tham khảo phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng ở một số nước từ đó xem xét những ưu điểm và nhược điểm đút kết thành kinh nghiệm. 3, nêu ra những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật tiêu dùng, pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng phương thức toà án, thực tiễn áp dụng pháp luật ra sao hiện nay. 4, so sánh, đối chiếu phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án với các phương thức khác. 5, đưa ra những kiến nghị về quan điểm, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng phương thức Toà án.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2

- Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, những tư tưởng, học thuyết về pháp luật tiêu dùng, những cách thức giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án.

Thứ hai, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và thế giới về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD.

Thứ ba, thực trạng và thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp của Toà án tại Việtnam.

- Phạm vi nghiên cứu của luận án

Về nội dung, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án ở Việt nam, thực trạng thi hành và thực


tiễn giải quyết, khái niệm NTD, thương nhân, phân loại tranh chấp, đối tượng của quan hệ, đặc thù, tính độc đáo của PLBVQLNTD, đặc điểm giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án, nghiên cứu về thực tiễn giải quyết tranh chấp, đồng thời nghiên cứu PLBVQLNTD ở quốc gia lớn, phát triển về pháp luật tiên tiến để đánh giá pháp luật bảo vệ NTD ở Việtnam, từ đó đề xuất những quan điểm hoàn thiện, nêu ra những cái đúng cái sai, cái chưa phù hợp để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày một tốt hơn.

Về không gian, tập trung nghiên cứu của luận án về vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án ở Việt Nam. Lấy kinh nghiệm một số quốc gia, đúc kết, bổ sung cho những mặt hạn chế trong hệ thống pháp luật Việtnam.

Thời gian nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án từ năm 2010 đến nay và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện định hướng đến năm 2030.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

- Phương pháp luận của luận án

Phương pháp tiếp cận: dựa vào quan điểm về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp, quan điểm này nâng cao vai trò bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời vận dụng quan điểm từ tư tưởng Hồ Chí Minh, triết học Mác-Lênin đối với vấn đề phát triển kinh tế.

- Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử. Phương pháp này được sử dụng làm kim chỉ nam đối với luận án, đánh giá về pháp luật thực định về vấn đề bảo vệ NTD và thực trạng việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án tại Việt Nam. Luận án còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để làm cho luận án trở nên phong phú và đa dạng chẳng hạn như: Phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành trong nghiên cứu pháp luật, phương pháp tiếp cận luật học thực định-nghiên


cứu trên văn bản, phương pháp tiếp cận triết học pháp luật-nghiên cứu pháp luật dưới phương diện triết học, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu...để hoàn tất công việc nghiên cứu tác giả lồng ghép các phương pháp trên trong luận án tùy theo từng chương mà lòng vào để phù hợp với luận án, để luận án đạt được kết quả tối ưu.

5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ tiến sỹ chuyên sâu và có hệ thống về vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân, cụ thể như sau:

Thứ nhất, luận án đề ra quan điểm tiếp tục hoàn thiện về lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án. Luận án phân tích đánh giá, kế thừa một số công trình nghiên cứu trước về giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng, đồng thời làm rõ khái niệm, tính đặc thù quan hệ tiêu dùng và giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng. Trên cơ sở đó nghiên cứu chuyên sâu khái niệm, đặc tính, và nội dung liên quan đến pháp luật giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án theo pháp luật Việtnam.

Thứ hai, luận án sử dụng một số phương pháp: phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành, luật học thực định, nghiên cứu luật học thông qua lăng kính triết học để phân tích, đánh giá và hệ thống về thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án theo pháp luật Việtnam hiện nay để từ đó nêu ra các vấn đề đã đạt được và những vấn đề bất cập của pháp luật Việtnam.

Thứ ba, luận án đưa ra một số giải pháp kiến nghị cụ thể với mục đích hoàn thiện đối với hệ thống pháp luật Việtnam về tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng Toà án tại Việtnam.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa về lý luận, qua đánh giá, phân tích, nghiên cứu rút ra được kết quả: đề tài được nghiên cứu một cách chi tiết, đóng góp thêm làm đa dạng, hoàn thiện cho lý luận chung về quan hệ tiêu dùng, giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà


án. Hơn thế nữa, đề tài nói lên được tính đặc thù, tính độc đáo riêng của pháp luật tiêu dùng so với cách ngành luật khác bằng cách so sánh, đối chiếu. Đề tài là một phần đóng góp thêm, hữu ích cho lý luận về PLBVQLNTD. Thông qua quá trình nghiên cứu các khía cạnh PLBVQLNTD về lý thuyết và về tình hình thực tế tác giả nhận thấy rằng đề tài của luận án mang tính chất thời sự, nói lên các vấn đề thực tế. Luận án đóng góp hoàn chỉnh về mặt lý luận mang tính chất nền móng để thực hiện việc cải thiện pháp luật BVQLNTD trở nên chuẩn mực hơn. Tác giả phân tích, so sánh, đối chiếu, kiến nghị theo những nền tảng logic, căn cứ từ lý thuyết đến thực tiễn.

Ý nghĩa về thực tiễn, đề tài của luận án hiện nay, mang tính thực tiễn, có thể sử dụng để làm tư liệu, tham khảo, giảng dạy, hoàn thiện thêm, làm nguồn tài liệu bổ sung, phong phú, đa dạng cho pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, đảm bảo tính công bằng cho các bên khi tham gia tranh chấp, đảm bảo lợi ích hợp pháp đối với NTD. Trên thực tiễn, nhu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD để giảm bớt tính bất công trong xã hội, mang tính thiết yếu vì thế cần phải có nghiên cứu chi tiết để hổ trợ trong việc thực thi và hình thành pháp luật. Luận án mang ý nghĩa sâu xa về phương diện lý luận và đồng thời góp phần làm sáng tỏ về phương diện thực tiễn luận án góp một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện về phương diện giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân bằng phương thức Toà án, cũng như về mặt hoàn thiện PLBVQLNTD tạo ra một hành lang pháp lý mang tính công bằng cho các bên, các bên cùng có lợi, và duy trì ổn định đảm bảo tính công bằng đối với mọi người.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án.

Chương 2. Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án.


Chương 3. Thực trạng và thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toá án ở việt nam.

Chương 4. Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân đã quá quen thuộc trên thế giới từ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD bị xâm phạm, pháp luật BVNTD cũng theo đó mà phát triển, đồng thời các phương thức tiếp cận nghiên cứu các khía cạnh PLBVQLNTD và vấn đề giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng cũng được nhiều nhà làm luật tiến hành nghiên cứu ở các khiá cạnh, các phương diện khác nhau, họ đã thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình theo từng phương thức khác nhau.

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận bảo vệ người tiêu dùng và liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng.

Những công trình nghiên cứu về lý luận bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng liên quan đến các phương thức GQTC tiêu dùng, cụ thể một số công trình nghiên cứu sau đây có nội dung nghiên cứu chung đối với vấn đề lý luận về tiêu dùng. Những công trình này là những công trình quan trọng để nêu ra cơ sở lý luận trong tiêu dùng, thông qua đó một số tác giả đã đưa ra quan điểm của mình. Các quan điểm này rất quan trọng đối với việc bảo vệ NTD và liên quan đến phương thức GQTC trong tiêu dùng.

- Đề tài nghiên cứu: “Bảo vệ người tiêu dùng thông qua phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án” [40]. Tác giả Nguyễn Thị Phương Châu, năm 2010. Trong bài viết này tác giả đề cập: NTD nên bao quát và hiểu theo nghĩa rộng hơn, NTD cần phải bao gồm kể cả tổ chức và cá nhân. Nếu tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cho nhân viên mình sử dụng thì cũng gọi là NTD, tuy nhiên điều kiện để tổ chức trở thành NTD đó chính là: tổ chức không thực hiện việc kinh doanh. Nêu lý do thiết yếu cần phải có đối với vấn đề giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án, cùng với một số căn cứ dựa theo các nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng, đặc


điểm tranh chấp tiêu dùng với tổ chức, cá nhân, và vai trò quan trọng của Toà án đối với việc giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng. Ngoài ra tác giả đã đưa ra thực trạng của các vấn đề về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, và thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án đối với các tranh chấp giữa NTD với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Đề tài nghiên cứu: “Bảo vệ người tiêu dùng thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp”. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, 2015 [51]. Trong bài viết này tác giả đưa ra, hiện nay chưa hề có khái niệm bảo vệ quyền lợi NTD được quy định chính thức ở các văn bản pháp luật hiện hành. Nêu ra cơ sở lý luận dựa theo chủ trương chính sách, quyền của NTD bị xâm phạm, họ luôn có nguy cơ bị xâm hại, vì thế vai trò và sự can thiệp của nhà nước rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD, vai trò này không thể thiếu. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ, là các yêu cầu cần thiết của mỗi quốc gia trên thế giới, vì thế đối với các nước đang phát triển đều có PLBVQLNTD. Tác giả còn đề cập về thực trạng của pháp luật hiện nay, và thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề BVQLNTD bằng các cách thức giải quyết tranh chấp như: trọng tài, thương lượng, hòa giải, Tòa án. Từ đó tác giả đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD ngày càng tốt hơn.

- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Cao Xuân Quảng (2021), “Cải cách pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” [96]. Tác giả đã phân tích đánh giá làm rõ bản chất mối quan hệ giữa thương nhân với NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Đồng thời phân ra trách nhiệm của thương nhân theo nhóm trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Tác giả so sánh đối chiếu, đánh giá một số quy định pháp luật, Xem xét tính phù hợp như thế nào trên thực tế. Việc thực thi các quy định này trong thời gian qua như thế nào. Từ đó đưa ra kiến nghị các giải pháp để cải cách các quy định pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

- Bài viết "Một số vấn đề pháp lý cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay", tác giả Lã Trường Anh, tạp chí Nhân Lực Khoa Học Xã Hội,

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí