VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM CÔNG THIÊN ĐỈNH
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM CÔNG THIÊN ĐỈNH
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dương Anh Sơn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và những điều tôi viết cũng như việc thu thập thông tin là trung thực, những kết luận đóng góp khoa học của luận án chưa được công bố trong các công trình khác hiện nay.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
PHẠM CÔNG THIÊN ĐỈNH
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, công lao của các quý Thầy, Cô rất to lớn, xin nhận nơi em lời cám ơn chân thành đến các quý Thầy, Cô trong thời gian qua đã giúp đỡ tận tình;
Đặc biệt em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong học viện Khoa học xã hội, quý Thầy hướng dẫn, Gia đình;
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất có thể, nhưng cũng khó tránh những thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô để đề tài trở nên tốt hơn;
Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết việc nghiên cứu của luận án 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4
5. Những đóng góp mới của luận án 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5
7. Kết cấu của luận án 6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
1.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu 24
Kết luận chương 1 27
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN 28
2.1. Quan hệ về tiêu dùng và các yếu tố cấu thành 28
2.2. Tranh chấp tiêu dùng và giải quyết tranh chấp tiêu dùng 50
2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng 55
2.4. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án của quốc gia khác và bài học rút ra cho Việt Nam 76
Kết luận chương 2 80
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN BẰNG TOÁ ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 82
3.1. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ở Việt Nam hiện nay 82
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án ở Việt Nam hiện nay 110
3.3. Đánh giá chung pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án 122
Kết luận chương 3 125
Chương 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN BẰNG TOÀ ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 126
4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án - 126
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án 128
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng Toà án 133
Kết luận chương 4 146
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự | |
BLTTDS | Bộ luật Tố tụng Dân sự |
BVQLNTD | Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng |
BTTH | Bồi thường thiệt hại |
LBVQLNTD | Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng |
NTD | Người tiêu dùng |
PLBVQLNTD | Pháp Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng |
ADR | Giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative dispute resolution) |
ODR | Giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online dispute resolution) |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Và Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Chuyên Sâu Bẳng Toà Án Liên Quan Đến
- Câu Hỏi Nghiên Cứu, Giả Thuyết Nghiên Cứu Và Cơ Sở Lý Thuyết Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết việc nghiên cứu của luận án
Khi đề cập đến chiến lược phát triển về kinh tế – xã hội của một đất nước, các nhà nghiên cứu luôn chú tâm đến khía cạnh pháp luật của nó và tìm ra phương thức điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Để hội nhập với nền kinh tế đang phát triển to lớn của nhiều nước trên thế giới, và để góp phần giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh trong hoạt động tiêu dùng, bảo đảm về quyền tự do kinh doanh, bảo vệ và tôn trọng lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong kinh doanh, cũng như NTD và việc ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, quan hệ tiêu dùng đã được mỡ rộng nhiều quốc gia. Đặc biệt các quốc gia đang phát triển trên thế giới, sức cung tăng, sức cầu tăng, thương nhân ngày càng nhiều, NTD càng ngày càng đông vì thế khó tránh khỏi vấn đề tranh chấp xảy ra. Pháp luật điều chỉnh quan hệ tiêu dùng cũng từ đó mà hình thành và phát triển nhanh chóng. Trong quan hệ tiêu dùng, tranh chấp là điều khó tránh. Khi mối quan hệ cung, cầu này phát triển và mở rộng về quy mô, nó sẽ gia tăng tính chất phức tạp của việc cung ứng hàng hoá cũng đồng thời gia tăng tính phức tạp của các tranh chấp tiêu dùng. Điều này cần phải nghiên cứu tỷ mỷ để đảm bảo tính công bằng cho các bên nếu không may có tranh chấp xảy ra.
Tranh chấp tiêu dùng không mới nhưng trước tình hình phát triển kinh tế, đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước…đã tạo điều kiện cho nhiều thương nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có cơ hội phát triển, và NTD có cơ hội lựa chọn các sản phẩm mà họ cần. Trong quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa NTD với thương nhân khó có thể tránh khỏi các tranh chấp ngoài ý muốn. Trước bối cảnh đó Việt Nam đã cho ban hành LBVQLNTD 2010, các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc giải quyết tranh chấp tiêu dùng.
Ví dụ: một số phương thức có thể giải quyết tranh chấp như: phương thức trọng tài, hoà giải, thương lượng, Toà án. Ngoài ra, PLBVQLNTD liên quan tới các