Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Tỉnh Xieng Khouang, Chdcnd Lào

tỉnh duyên dáng, cuộc thi nỏ và các trò chơi truyền thống như đấu bò và quay đầu.Ngoài ra, còn có lễ hội Khấu Kay Nói (lụa Kay Nói).

* Tháng Hai: Hội mừng Vía lúa (Bun khun Khâu) theo đủng nghĩa là hội hồn lúa. Ngày hội không tổ chức trong cùng một ngày mà do từng gia đình trong làng, ai gặt xong trước làm trước và ai gặt xong sau làm sau nhưng không vượt quá tháng hai. Khách từ phương xa tới có quyền tham gia, kể cả những làng lân cận. Ngày hội vừa mang tính chất tạ ơn hồn lúa, vừa biểu hiện truyền thống tương trợ lẫn nhau trong lao động của nhân dân từ xa xưa đến nay.

* Tháng Ba: Hội mừng ngày đắc đạo của phật tổ ( Bun Ma kha Bu Xa ) được tổ chức vào ngày rằm tháng ba âm lịch. Trước đó khoảng một tuấn lễ những nhà sư và trai gái cùng nhau đi lấy gỗ ở rừng. Nơi nào thuận tiện có gỗ đẹp, to bằng nhón tay của người lớn,thẳng khoảng 2m mang về chùa phơi cho khô vừa. Đến ngày đó mọi người vào chùa từ sáng sớm chuẩn bị tổ chúc lễ hội. Mỗi người một nắm cơm nếp (xôi) thổi thật mềm,rồi lấy cái que đã chuẩn bị từ trước xuyên vào. Cái nắm cơm ấy được bôi những thứ mà từng cá nhân cảm thấy ngon và hợp khẩu vị. Nắm cơn chủ yếu được bôi bằng lòng đỏ trứng gà. Nướng cơm đó vào bếp củi thật to, một cái bếp có thể nướng được hàng chục nắm cơm cùng một lúc. Khi nắm cơm chín (gọi là khâu chi), vào khoảng 7 giờ sáng họ mang đi cúng phật theo lễ nghi tôn giáo.Sau đó ai thích ăn thì ăn, hoặc người này nếm thử của người khác tùy theo ý muốn. Ngày hội này không riêng của người Lào, mà cả khách nước ngoài cũng cảm thấy thú vị và hấp dẫn.Ngày ấy chùa nào ở Lào cũng tổ chức lễ hội. Cùng một ngày ấy hàng năm lại có một Bun Vạt Phu Chăm Pa Sấc tổ chức rất vui vẻ và rất to. Đến ngày này hàng năm, dân ở các miền cũng phải nhớ rằng là ngày hội Vạt phu nếu đủ điều kiện là người dân Lào và người Thái lan không thể vắng mặt.

* Tháng Tư: Hội phật Vệt xănđon (Bun Pha Vệt) là ngày hội để tưởng nhớ đức phật Vệtxănđon diễn ra vào tháng 4. Ngày lễ thường tổ chức theo từng làng bản gần nhau và tập trung vào ngôi chùa lớn có Sư trụ trì. Mọi việc tổ

chức trong ngày hội đều phải được bàn bạc thống nhất giữa đại diện nhân dân các bản và các chùa về quy mô của lễ hội, khách mời, sư sãi và lễ vật dâng sư. Những việc khá chi tiết, cụ thể như việc phân công vị sư nào đọc đoạn nào trong kinh Jataka vetsantara thì tín đồ sẽ dâng Kan (lễ vật) cho vị sư đó, phân công cho từng gia đình bản làng đăng cai tiếp khách các làng thế nào, ngày giờ hành lễ ra sao,...

Trong các ngày lễ lớn, trai gái đều đến từ đêm hôm trước để gặp gỡ nhau giao duyên tình tứ. Mở đầu ngày hội là cuộc dón rước hoàng tử Vệtxawnđon và Nang Mathi từ một khu rừng gần bản về chùa. Hoàng tử Vệtxănđon và mathi được hai người dân bản có uy tín hóa trang và ăn mặc theo kiểu ông hoàng bà chùa. Dẫn đầu là một nhà sư giọng tốt vừa đọc vừa tụng niệm. Theo sau là các bô lão, chức dịch,các tín đồ và đông đảo dân làng. Họ vừa đi vừa múa hát theo nhịp trống dẫn dắt đến chùa. Tất cả đều vào lễ đường làm lễ. Tổ chức nghỉ lễ trong lễ đường chủ yếu là các sư thay nhau tụng niêm tập kinh dài Jataka Vetsantara, kể lại cả cuộc đời Vệtxănđon từ khi sinh ra cho đến khi trở thành phật. Ngày hội thường diễn ra ba ngày ba đêm,vừa là lễ nghi tôn giáo,vừa có các trò vui chơi giải trí khác, kèm theo các dịch vụ kinh doanh,dịch vụ tham quan những di tích lịch sử trong nhà hoặc làng xóm lân cận.

Các tháng nói trên là các tháng hay có cưới xin và dựng nhà của, vì đây là thời gian tương đối rỗi và vào mùa khô. Ở đây thường có các hoạt động vui chơi giải trí như múa dân tộc (Múa Lăm Vông) theo phong tục tập quán và truyền thống Lào.

* Tháng Năm: Hội năm mới (Bunpymay). Tết năm mới của lào, đồng thời là tết năm mới của Thái Lan và Campuchia, những quốc gia theo phật giáo Tiểu thừa. Ở Lào còn gọi là “Bun Đươn Hà” (tết tháng năm) hoặc là “Bun hốt nặm” (hội té nước). Những tên gọi đó đều phản ánh những nội dung của ngày tết truyền thống các dân tộc.

Năm mới của Lào không bắt đầu từ tháng Giêng như ở các quốc gia khác, mà lại bắt đầu từ hạ tuần tháng 5 Lào (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Tết Lào thường diễn ra trong ba, bốn ngày và có khi đến một tuần lễ tùy theo từng địa phương, nhưng chủ yếu là những ngày sau đây: Ngày thứ nhất, gọi là “Xang Khản Luông” có nghĩa là thần năm cũ ra đi. Ngày thứ hai gọi là “Mư Nâu” có nghĩa lá ngày xen kez giữa năm cũ và năm mới. Ngày thứ ba là ngày chính năm mới,ngày “Xang Khản Khựn” thần năm mới về. Bunpymay là ngày tết truyền thống. mà bất cứ người Lào nào cũng không thể bỏ qua. Đi khắp mọi miền đất nước vào nhà nào cũng được ăn uống một cách vô tư thoải mái. Bunpymay ít nhất được tổ chức trong thời gian 4 ngày mới kết thúc.

* Tháng Sáu: Hội pháo thăng thiên (Bun Băng Phay) diễn ra ngày 15/6, một ngày hội tôn giáo nhằm biểu dương và kỷ niệm ba sự việc lớn trong cuộc đời Đức Phật. Đó là ngày ra đời, ngày giác ngộ về giáo lý và ngày lịch của đức phật. Tất cả tín dồ phật giáo và quần chúng nhân dân Lào đều tham gia đám rước và cùng dâng lễ vật cho đức phật trong đó có pháo thăng thiên. Tuy nhiên, trong tất cả các lễ hội Lào không bao giờ mang tính chất hoàn toàn tôn giáo mà còn mang tính chất lễ hội nông nghiệp. Vì thế đốt pháo thăng thiên không chỉ để dâng đức phật mà còn để cầu mưa.

* Tháng Bảy: Hội tống ôn (Bun Xăm Ha)

* Tháng Tám: Hội vào tuần chay (Bun Khâu Phăn Xả): Đây là lễ hội hoàn toàn mang tính chất tôn giáo, thời kỳ chay của sư sãi bắt đầu từ 15/8 và kết thúc vào 15/11.

* Tháng Chín: Hội cúng các oan hồn (Bun Khậu Pa Đặp Đin) tổ chức vào ngày 30/9.

* Tháng Mười: Hội chúng sinh (Bun Ho Khậu Xa Lạc) tổ chức vào rằm tháng 10 Lào, tương tự như Bun Khậu Pa Đặp Đin. Sự khác nhau là ở chỗ khi cúng bái xong,thức ăn được mang về đồng ruộng, nương rãy cùng các thổ địa

(chủ khu ruộng rãy) còn Bun Khậu Pa Đặp Đin tháng 9 khi cúng xong thức ăn đó mang đi theo vào các cây gọi ma qủy đến ăn ở gần chùa.

* Tháng Mười một: Hội mãn tuần chay (Bun Oọc Phăn xả), diễn ra vào 15/11 (còn gọi là Bun Paravana). Phăn Xả tiếng Pali gọi là mưa. Vì vậy, Bun Oọc Phăn xả có nghĩa là ra mùa mưa Tuần chay là nói đến hoạt động của sư sãi giữa hai thời kỳ vào mùa mưa và ra mùa mưa. Còn Paravana theo tiếng pali là “chấp nhận lời khuyên bảo”. Trong đêm chuẩn bị Bun Oọc Phăn xả có lễ hội đêm trăng Loi KaThông. Lễ họi được tổ chức trên khắp đất nước gọi là lễ hội ánh sáng. Lễ hội đáng yêu của người Lào. Người ta cùng nhau mang đèn lồng thả trôi theo các con sông. Ở Xieng Khouang là vùng có ít sông lớn để mang đèn lồng thả trôi theo con sông,nhưng người ta mang nền có ánh sáng đi bộ xung quanh chùa ba lần. Ngày nay, từng nhà cũng treo đèn lồng và thắp nến kèm theo.

* Tháng Mười hai: Hội cúng vật lễ cho sư sãi (Bun Kan thin).

Ngoài các lễ hội chính kể trên còn có nhiều lễ hội khác không cố định theo thời gian của từng địa phương, từng dân tộc. Đặc biệt còn có lễ cầu hồn (Xu Khuẩn hay còn gọi là Ba Xi) một thứ lễ có tính chất ngoài đạo của dân tộc mà hầu như trong hội nào cũng có. “Xu khẩn” có nghĩa là mời và tiếp đón linh hồn cho những người than sau khi vừa ốm dậy,hoặc thoát khỏi một tai nạn, cho người đi xa lâu mới về hoặc trước khi đi, cho đứa trẻ đã ra đơi, cho người mẹ mới sinh nở… Lễ cầu hồn không chỉ đừng lại ở sự cầu hồn, mà còn là cầu phúc,cầu đức cho những người than người bạn, cho các quan chức từ xa đến thăm, cho người than được thăng quan tiến chức,mừng cô dâu chú rể trong ngày cưới, chúc người thân lên đường thượng lộ bình an, chúc mừng bà con an hem trong những ngày gặp mặt… Lễ Ba xi trỏ thành nghi lễ ngoại ki giao đối với khách nước ngoài.

Lễ Ba Xi cũng thường được tổ chức vào ngày tốt, giờ lành,gia đình tổ chức một mâm lễ cầu hồn.

2.1.4.3. Làng nghề thủ công

Hội trường Văn hóa kền văn hóa có thể nếm được lối sống Tai Dam ở Ban Xieng Kio - làng văn hóa của chính phủ được xác định vị trí khoảng 48 km về phía bắc của Phonsavan gần huyện Kham trên đường 7. Hội trường Văn hóa kền văn hóa là nhà triểm lãm sản phẩm thử công của dân tộc Tai Dam như: sinh (váy truyền thống), treo tường, quần áo, và khăn, các sản phẩm phụ nữ dệt.

* Cái dù giấy từ làng Mixay

Dù giấy "Khan Nyu" Từ làng Mixay. Một truyền thống cũ đang được hồi sinh tại làng phuan của làng Mixay. Làng Mixay là một làng nổi tiếng,nhân dân làm cái dù giấy từ vật liệu tự nhiên rất đẹp và truyền thống .Các dù giấy phục vụ như là món quà cho những người đến thăm. Bán ô dù có thể tăng thu nhập và do đó làm giảm sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp canh tác không bền vững hoặc đốn cây, thực tiễn hoạt động phá hoại môi trường. Nhiều loại vật liệu được sử dụng đến từ việc bảo tồn rừng.

* Nghề thủ công làng Napia

Làng Napia cách xa Phonsavan khoảng 35 km, Làng Napia đã được biểu dương trỏ thành làng văn hóa bời vì nhân dân trong làng có thế làm ra hàng hóa thử công rất nổi tiếng, đặt biệt là làm thìa từ chiến tranh phế liệu trỏ thành sản phẩm ở chợ. Hiện nay có nhiều du khách đi tham quan và mua sản phẩm đó và trở thành tiềm năng phát triển làng Napia trở thành điểm du lịch mới cửa tỉnh.

Bên cạnh những làng nghề truyền thống, những nét văn hóa đặc sắc, các di tích lịch sử văn hóa nối tiếng thì Xieng Khouang còn được biết đến với rất nhiều loại ẩm thực nổi tiếng như: nước chấm (trèo bong), Nok Ann Toong (chim Ann),gạo gà nhỏ, nấm Vai,...

2.1.5. Đánh giá chung

Xieng Khouang có vị trí địa lí rất thuận lợi do tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phía Đông, tiếp giáp với tỉnh Vieng Chan và Luong

Prabang về phía Tây, tiếp giáp với tỉnh Bolikhamxay và Xaysomboun về phía Nam, tiếp giáp với tỉnh Huaphanh về phía Bắc. Trên địa bàn tỉnh có đường quốc lộ số 7, đường số 6, đường 1D và các tuyến đường tỉnh lộ khác thuận lợi cho giao thông vận tải và thương mại, đồng thời là cầu nối giữa các tỉnh trong cả nước và với nước Việt Nam, giúp cho việc giao lưu kinh tế trong tỉnh và các tỉnh trong nước được dễ dàng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch - thương mại nói riêng.

Xieng Khouang có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú, tạo lợi thế cho phát triển du lịch, nhất là sinh vật - động vật và có sông, hồ, thác nước và nước khoáng. Cùng với nguồn tài nguyên tự nhiên, Xieng Khouang còn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị. Hiện nay, khu vực Cánh đồng Chum đang được các chuyên gia thuộc Tổ chức UNESCO nghiên cứu, khảo sát lại vị trí, đánh dấu toàn bộ số chum để có thể đưa Cánh đồng Chum vào danh sách công nhận di sản văn hóa thế giới, đây là nơi thu hút rất đông khách trong tỉnh,cá tỉnh lân cận và khách quốc tế. Cùng với di tích lịch sử-văn hóa là những lễ hội với nhiều phong tục, tập quán đa dạng, đặc biệt là Lễ hội Hmong năm mới (Bun Kin Chiêng).

2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, CHDCND Lào

2.2.1. Theo ngành


Hình 2 4 Bản đồ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Xieng Khuoang CHDCND Lào 1

Hình 2.4. Bản đồ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Xieng Khuoang, CHDCND Lào năm 2014‌

Nguồn: Tác giả

a. Về khách du lịch

Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong giai đoạn 2010 - 2014, số lượng du khách đến tham quan Xieng Khoang tăng mạnh mẽ.

Bảng 2.4. Số lượng khách du lịch tham quan Xieng Khuoang giai đoạn 2010 - 2015‌

Khách du lịch


2010


2011


2012


2013


2014


2015

Tổng số

33.856

36.946

37.543

42.780

52.434

51.149

Khách


quốc tế

29.387

31.732

31.884

35.568

43.208

41.128

Khách nội địa

4.469

5.214

5.659

7.212

9.226

10.021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Xieng Khouang)


Năm 2010, số lượng khách du lịch đến Xieng Khouang chỉ đạt con số 33.856 lượt khách thì năm 2015 đã đạt 51.149 lượt khách,tăng 17,293 lượt chỉ trong 5 năm. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2015 có khách du lịch qua cửa khẩu Năm kăn vào Lào số lượng 19.937 người, khách du lịch nước ngoại 16.797 người, khách du lịch trong nước đi ra 3.140 người.

b. Về doanh thu du lịch


Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hóa, các dịch vụ khác như vui chơi, giải trí,… Doanh thu du lịch ngày càng tăng, chủ yếu là chi phí phòng nghỉ, di chuyển, vé tham quan,…các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hóa còn hạn chế.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí