Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


Nguyễn Thị Ngân Hoa


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHI BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2013-L

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

-----------------------------

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


Nguyễn Thị Ngân Hoa

Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng - 1


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHI BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2013-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Ts. Lê Kim Nguyệt

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ Giảng viên hướng dẫn, cũng như những người tôi đã cảm ơn và trích dẫn trong khóa luận này. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác, các thông tin trích dẫn trong bài luận đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.


Nguyễn Thị Ngân Hoa

LỜI CẢM ƠN


Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Kim Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, các bạn học lớp K58 Luật Kinh Doanh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian khóa học.

Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho những người thân trong gia đình đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.


Nguyễn Thị Ngân Hoa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤT ĐẤT ĐAI KHI BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 5

1.1. Khái quát về bồi thường giải phóng mặt bằng 5

1.1.1. Khái niệm giải phóng mặt bằng 5

1.1.2. Khái niệm bồi thường giải phóng mặt bằng 6

1.2. Tổng quan về tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng 8

1.2.1. Khái niệm tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng 8

1.2.2. Phân loại một số loại tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng 11

1.3. Tổng quan về giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng 15

1.3.1. Khái niệm 15

1.3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng 16

1.3.3. Phân biệt giải quyết tranh chấp đất đai với giải quyết khiếu kiện về đất đai

.............................................................................................................................. 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHI BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 18

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng 18

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1986 18

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 1993 21

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1993 đến trước năm 2003 22

2.1.4. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2013 23

2.1.5. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay 25

2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng 26

2.2.1. Đối tượng, phạm vi được bồi thường khi giải phóng mặt bằng 26

2.2.2. Điều kiện được bồi thường khi giải phóng mặt bằng 26

2.2.3. Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng 28

2.3. Những bất cập còn tồn tại qua thực tiễn thi hành pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến giải phóng mặt bằng 40

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHI BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 47

3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 47

3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng 47

3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai . 50

3.2. Kiện toàn tổ chức thực hiện 52

3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn 55

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


“Tấc đất, tấc vàng”, xưa nay đất đai là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng trong đời sống. C.Mác, trong bộ Tư bản đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai thông qua việc viện dẫn một câu nói nổi tiếng của W.Petty (1622 - 1687): "Lao động là cha, đất là mẹ, sản sinh ra mọi của cải vật chất cho xã hội". Chính vì giá trị đặc biệt của đất đai rất to lớn nên những tranh chấp liên quan đến vấn đề này phát sinh một cách phổ biến trong xã hội. Việc giải quyết thỏa đáng những tranh chấp về đất đai sẽ giúp cho các bên giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định cho xã hội.

Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai và là biện pháp để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết có hiệu quả các khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất. Với ý nghĩa đó, việc tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết tốt vấn đề tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng, qua đó sẽ giải quyết thỏa đáng các quyền và lợi hợp pháp của người sử dụng đất, góp phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định của nền kinh tế.

Với việc đất đai ngày càng có giá thì vấn đề thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, người dân do không đồng tình với phương án bồi thường của Nhà nước đã không chịu bàn giao đất dẫn đến việc làm chậm tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư và gây tác động tiêu cực đến môi

trường đầu tư. Hơn nữa do không đồng thuận với phương án bồi thường, người bị thu hồi đất tiến hành khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội v.v... Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã thường xuyên rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp này chưa được như mong muốn; nhiều quy định mới được ban hành dường như chưa phù hợp với thực tiễn (đặc biệt là các quy định về giá đất bồi thường; các quy định về tái định cư cho người dân bị thu hồi đất ở; giải quyết vấn đề việc làm cho người bị mất đất sản xuất v.v...). Các tranh chấp liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ gay gắt, phức tạp về nội dung. Điều này cho thấy chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế, chính sách bồi thường nói chung và các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng nhằm hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài "Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu


Mục đích của khóa luận là nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây:


- Nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng;

- Đi sâu tìm hiểu và chỉ ra cơ sở xác lập và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng của Tòa án nhân dân và các cơ quan hành chính Nhà nước; đặt trong mối quan hệ với thực tiễn;

- Xác lập được những định hướng cho quá trình hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường giải phóng mặt bằng.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí