Thực Trạng Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội

Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam Thành phố, với diện tích tự nhiên 6.296,23 ha, dân số trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn. Phía bắc giáp quận Hoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thường Tín, phía Tây và Tây bắc giáp quận Thanh Xuân, phía đông là sông Hồng, giáp với huyện Gia lâm và tỉnh Hưng Yên. Là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam.

Thanh Trì có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, khu công nghiệp, nhiều trường học, cơ sở y tế của Trung ương và Thành phố, có nhiều ngành nghề truyền thống như mây tre đan Vạn Phúc, bánh chưng, bánh dày Chanh Khúc,… đây là thế mạnh, tiềm năng đáng quý, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đi lên của Huyện.

Năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND về việc quy hoạch chung toàn bộ Huyện Thanh Trì nhằm tạo không gian kiến trúc đô thị cho khu vực và cửa ngõ phía Nam của Thủ đô.

Được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Trì sau khi tách quận, UBND huyện Thanh Trì xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007-2010 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2810/QĐ-UBND 15/7/2008. Theo quy hoạch, toàn bộ diện tích huyện Thanh Trì được tổ chức thành 02 khu vực:

- Khu vực phát triển đô thị có diện tích 2.870,0 ha

- Khu vực ngoài đô thị có diện tích 3.422,73 ha, bao gồm:

+ Khu vực bên trong đê sông Hồng có diện tích 2.261,63 ha

+ Khu vực ngoài đê sông Hồng có diện tích 1.161,10 ha

Khu vực đô thị sẽ được hình thành trên trục đường 1A gắn kết với trục đường 70 tới khu vực quận Hà Đông theo hướng phát triển trung tâm thương mại hỗn hợp, dịch vụ văn phòng và đào tạo. Khu vực phía Tây và phía Đông

của huyện bao gồm các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc sẽ được dành để phát triển vùng cây xanh lớn kết hợp yếu tố mặt nước để phát triển khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí. Khu vực phía Nam gồm các xã Liên Ninh, Ngọc Hồi, Tam Hiệp sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các điểm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề kết hợp với phát triển nông nghiệp chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, tự hào là địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng, Thanh Trì có những thời cơ, vận hội cũng như những thử thách mới. Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, với tinh thần trách nhiệm, trí tuệ đổi mới và ý chí cách mạng, Đảng bộ- Chính quyền- nhân dân huyện Thanh Trì luôn nỗ lực hết sức mình để xây dựng Huyện nhà giàu mạnh, văn minh, xứng đáng với danh hiệu Huyện anh hung của Thủ đô anh hùng.‌

2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 6

2.2.1. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Với đặc điểm là một huyện ngoại thành nằm ở của ngõ phía Nam thành phố Hà Nội, có mật độ dân cư khá đông, chủ yếu sống bằng nghề nông, các vùng nông thôn được hình thành từ lâu đời, Huyện Thanh Trì đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế- văn hóa xã hội theo hướng đô thị hóa. Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì duy trì tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, trong đó, kinh tế đạt tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%(vượt 2,1%), thu ngân sách hàng năm tăng 28,55% (vượt 12,55% so với kế hoạch)… Tuy là huyện thuần nông, nhưng đến nay Thanh Trì cũng đã có 1.236 doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước; 1.477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp; 1.002 doanh nghiệp và 5.630

hộ kinh doanh dịch vụ thương mại. Trong phát triển, Huyện luôn chú trọng quy hoạch và bảo vệ môi trường mà điển hình là cụm công nghiệp Ngọc Hồi là nơi đầu tiên xây dựng nhà máy xử lý nước thải, có 34 doanh nghiệp hoạt động ổn định và dự kiến mở rộng thêm 18,2 ha. Huyện đã xây dựng cụm làng nghề tập trung Tân Triều; đang đầu tư làng nghề cho các xã: Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc; cùng đó xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống bánh trưng xã Duyên Hà, mây tre nan (Vạn Phúc)… Trong nông nghiệp, huyện mạnh dạn, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, lấy nước sông Hồng (từ kênh Hồng Vân) thay nước sông Tô Lịch ô nhiễm phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh, Tả Thanh Oai…; chuyển đổi 200 ha sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành 228 trang trại, đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha… Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người từ 5,5 triệu đồng (năm 2005) tăng lên 13,3 triệu đồng, vượt 4,3 triệu đồng so với kế hoạch; giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 70,7 triệu đồng (tăng 15,7 triệu đồng so năm 2005).

Tuy nhiên, khi tiến hành đô thị hóa, các khu vực đô thị, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu làng nghề, các dự án đầu tư phát triển kinh tế đang hình thành và phát triển cần phải tiến hành thu hồi, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất ở và đất sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ quản lý đất đai, kinh tế, thực thi pháp luật của các cơ quan, tổ chức, chính quyền ở một số cơ sở trên địa bàn huyện còn hạn chế. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý, sử dụng đất đai; làm phát sinh những tranh chấp đất đai theo chiều hướng ngày càng gia tăng và phức tạp. Số lượng đơn thư của công dân gửi về UBND huyện với các nội dung kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai ngày càng tăng về số lượng, phức tạp về tính chất, nhiều bức xúc, một số trường hợp phát sinh thành điểm nóng,

khiếu kiện đông người gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Trong 5 năm từ 2005 đến 2010, Huyện Thanh Trì đã có khoảng 340 vụ khiếu nại liên quan đến đất đai chiếm 80% so với tổng số đơn thư của công dân trên toàn huyện. Các đơn thư chủ yếu tập trung ở nội dung khiếu nại Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trên địa bàn huyện liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai các dự án; khiếu nại việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai, khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước…Tìm hiểu thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn Huyện Thanh Trì cho thấy tồn tại một số dạng khiếu nại đất đai chủ yếu sau:

Thứ nhất, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án. Dạng khiếu nại này chiếm 70% so với tổng số đơn thư khiếu nại về đất đai. Trong những năm qua, Huyện Thanh Trì được coi là một trong những huyện ngoại thành có tốc độ phát triển mạnh về cả chất lượng và quy mô, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, được Thành phố đầu tư xây dựng nhiều dự án trên địa bàn. Để thực hiện được các dự án, Nhà nước đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. UBND huyện là cơ quan triển khai thực hiện các quyết định thu hồi đất, đền bù hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường và hỗ trỗ trợ khi tiến hành tái định cư cho những diện bị thu hồi đất trên địa bàn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết được tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở ( dự án đường Tân Triều); những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường quá thấp không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư (dự án xây dựng hệ thống

cấp thoát nước Hà Nội trên địa bàn xã Thanh Liệt). Giá đất bồi thường ở hầu hết các dự án thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường rất nhiều. Điển hình như dự án xây dựng hệ thống cấp thoát nước Hà Nội: giá đất bồi thường cho bà con khu tập thể Công ty Sơn tổng hợp Thanh Liệt khi Nhà nước thu hồi đất là 3,5 triệu đồng/m2 trong khi đó giá đất thực tế trên địa bàn giao động từ 30 đến 35 triệu đồng/m2. Như vậy, giá đất bồi thường thấp hơn 10 lần so với giá đất thực tế. Bên cạnh đó bà con khu tập thể Công ty sơn tổng hợp Thanh Liệt được giải quyết cho mua nhà tái định cư tại khu Đồng Tàu ( quận Hoàng Mai) với giá 7 triệu đồng/ m2, gấp 2 lần so với giá được đền bù đất trong khi đó chất lượng khu tái định cư mới không đảm bảo. Đây là một trong những điểm bất cập của chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Bên cạnh đó trong một số trường hợp công dân lợi dụng việc thu hồi đất để thực hiện dự án để trục lợi. Điển hình như một số trường hợp công dân xã Tân Triều. Khi Huyện triển khai dự án nâng cấp, cải tạo đường xã Tân Triều, một số hộ dân đã ra lấn chiếm khu đất nằm trong dự án để đòi bồi thường. Khi yêu cầu bồi thường

không được giải quyết, các hộ dân tập hợp lại khiếu nại quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố và Quyết định cưỡng chế việc thu hồi đất của UBND huyện gây nên tình trạng khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tại địa phương. Có thể nói đặc trưng của khiếu nại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư này phổ biến, phức tạp, người khiếu nại thường tụ tập thành từng đoàn đến trụ sở tiếp công dân của huyện và xã ( nơi triển khai dự án), thậm chí đến cả các cơ quan của Thành phố, Trung ương hoặc nhà các đồng chí lãnh đạo để “ kêu cứu”, hay tập trung nhiều vào kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc Đại hội Đảng các cấp. Điển hình như vụ khiếu kiện đông người ở khu vực thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo đường xã Tân Triều, dự án xây dựng cầu Hữu Hòa, dự án cấp thoát nước đi qua xã Thanh Liệt…)

Thứ hai, là khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có giá trị lớn; những vụ khiếu nại về quyền sử dụng đất thường phức tạp và kéo dài. Dạng khiếu nại này chiếm 20% trong tổng số các vụ khiếu nại trên địa bàn huyện Thanh Trì. Đặc trưng của dạng khiếu nại này là phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích thửa đất… Có những trường hợp, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết lại không giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao không cấp giấy gây cho người dân hồ nghi về việc quản lý về đất đai của cơ quan nhà nước. Quá trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu… gây khó khăn cho người sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân không chấp nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng…

Thứ ba, là khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.

Nội dung khiếu nại này cũng có nhiều dạng. Một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết, như : ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc

quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.

Thứ tư, là khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước.

Khiếu nại trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và đa dạng, như :

+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ : Dạng khiếu nại này tuy không phổ biến nhưng có tính chất bức xúc, kéo dài, bằng mọi cách đòi lại đất, tài sản của dòng họ, của cha ông trong các giai đoạn khác nhau, qua các cuộc điều chỉnh đã giao cho người khác sử dụng hay đòi lại đất cũ do trước kia thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước trong những năm 1981 – 1 986 (đã nhường đất cho người khác sử dụng nay họ đòi lại) hoặc đòi lại đất khi thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, theo mô hình sản xuất tập thể quản lý tập trung. Các dạng khiếu nại này tập chung chủ yếu ở một số xã như Đông Mỹ, Liên Ninh, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Ngũ Hiệp, Tứ Hiệp.

+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Dạng khiếu nại này chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng số vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai trên địa bàn Huyện Thanh Trì ( chiếm khoảng 6%). Nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại thường là do người để lại di sản thừa kế không có di chúc hoặc việc phân chia gianh giới sử dụng đất chưa rõ ràng. Các đương sự không yêu cầu mở thừa kế hay chia tài sản sau khi ly hôn mà chỉ đề nghị xác định rõ ranh giới đất đã sử dụng thông qua hồ sơ quản lý đất đai của cơ quan quản lý nhà nước. Sau khi được cơ quan Nhà nước trả lời, không đồng ý các đương sự gửi đơn khiếu nại văn bản trả lời của cơ quan Nhà nước. Nhìn chung, các khiếu nại này sai về đối tượng khiếu nại vì các văn bản trả lời không phải là một quyết định hành chính mà chỉ là văn bản trả lời kiến nghị của công dân. Điển hình của dạng khiếu nại này là vụ ông Trương Văn Dũng (người được uỷ quyền của bà

Trương Thị Trang ở xã Tứ Hiệp) khiếu nại đòi lại di sản thừa kế mảnh đất số 151, tờ bản đồ số 03, diện tích 524 m2 tại thôn Cổ Điển B, xã Tứ Hiệp, đây là tài sản của cụ nội bà Trang là Trương Trọng Cẩn để lại cho bố bà là ông Trương Phúc Lâm và chú ruột là ông Trương Văn Phong đứng tên trong địa bạ. Tóm tắt vụ việc như sau: Thửa đất ông Trương Văn Dũng đòi quyền sử dụng đất có nguồn gốc của cụ nội là Trương Trọng Cẩn để lại cho hai người con trai là ông Trương Phúc Lâm (tức Ba Lung, mất năm 1941) và ông Trương Văn Phong (Lý Tần, mất năm 1959) không có giấy tờ gì. Sau khi ông Lâm và ông Phong mất để lại cho ông Trương Văn Tiến (Tiến em, là con trai ông Trương Phúc Lâm) nhưng không có giấy tờ gì. Ông Trương Văn Tiến quản lý thửa đất số 151, tờ bản đồ số 03, diện tích 524 m2 nhưng thực tế tại thời điểm được giao thì ông Tiến đang ở trên đất của bố mẹ vợ là ông Chử Văn Ngữ tại thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp.

Năm 1993, thì HTX thôn Cổ Điển B, xã Tứ Hiệp đã bán thanh lý cho ông Trương Văn Bào diện tích 208 m2 (trong đó có ngôi nhà 5 gian mái ngói cổ của các cụ xây dựng, hiện nay diện tích con trai ông Bào là Trương Văn Thắng đang ở); bán cho ông Trương Văn Thành diện tích 45 m2 (trong diện tích này có 01 bể nước khoảng 07 m2 hiện vẫn đang sử dụng, 01 cây nhãn cổ thụ lâu năm đã bị chặt và tường rào vây quanh cao 1m do các cụ xây); ông Trương Văn Bình sử dụng 229 m2 (trong đó có 01 bếp 2 gian lợp mái ngói sông Cầu) diện tích này thôn Cổ Điển B cho mượn không có giấy tờ gì. Ông Trương Văn Dũng sau khi có đơn gửi UBND xã Tứ Hiệp đòi lại thửa đất trên. Nội dung đơn của ông Trương Văn Dũng đã được UBND xã Tứ Hiệp trả lời tại Văn bản số 74/CV-UBND ngày 04/8/2009. Không đồng ý với văn bản trả lời của UBND xã Tứ Hiệp, ông Trương Văn Dũng có đơn gửi UBND huyện Thanh Trì đòi lại nhà, đất của gia đình và khiếu nại đối với nội dung văn bản số 74/CV-UBND ngày 04/8/2009 của UBND xã Tứ Hiệp đã trả lời ông. Về

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí