Đặc Điểm Cơ Bản Của Khiếu Nại Về Đất Đai

trạng đó, giải quyết khiếu nại về đất đai trở thành vấn đề cấp bách được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu và luôn giám sát, chỉ đạo sát sao nhằm đảm bảo an ninh chính tị, trật tự an toàn xã hội.

1.2.1.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai

Khiếu nại về đất đai được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hoạt động khiếu nại về đất đai được thực hiện bởi chủ thể của quyền khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai.

1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của khiếu nại về đất đai

Khiếu nại về đất đai ngoài các đặc điểm chung của khiếu nại còn có những đặc điểm nổi bật sau:

Chủ thể của của khiếu nại về đất đai là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

Khách thể của khiếu nại về đất đai là sự bảo đảm của Nhà nước đối với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Đối tượng khiếu nại về đất đai bao gồm: quyết định hành chính và hành vi hành chính liên quan đến quá trình quản lý đất đai.

Quyết định hành chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai gồm: Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, quyết định cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai là những hành vi của cán bộ công chức Nhà nước khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói trên. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về khiếu nại thì các quyết định hành chính liên quan đến đất đai khác cũng là đối tượng khiếu nại, như: Quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai; quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai…

Hành vi hành chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai bao gồm: theo quy định tại khoản 2, Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP “ Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài ra tại Điều 65, Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định các hành vi hành chính bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn bao gồm: Hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc ủy ban nhân dân cấp xã; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Phòng Tài nguyên& Môi trường; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân cấp huyện; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên& Môi trường, hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định hành chính của Sở Tài nguyên& Môi trường, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 63 và Điều 64 Nghị định này.

Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 4

Nội dung khiếu nại về đất đai phong phú về thể loại và đa dạng về chủ thể khiếu nại. Về thể loại bao gồm: khiếu nại về các quyết định liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, khiếu nại các quyết định cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; khiếu nại các hành vi hành chính của cán bộ, công chức Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai. Về chủ thể khiếu nại bao gồm: là cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức (bao gồm cả cá nhân, tổ chức nước ngoài).

1.2.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai

Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức. Đó chính là biện pháp nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại, đồng thời xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Giải quyết hiệu quả, triệt để những vụ việc khiếu nại về đất đai góp phần nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân tong lĩnh vực đất đai.

Khiếu nại về đất đai ngày càng trở nên phức tạp, trở thành một thách thức lớn đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Việc giải quyết dứt điểm các khiếu nại về đất đai sao cho hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật là một bài toán khó khăn nhưng cần thiết và bắt buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải làm được bởi lẽ nó có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và đối với từng vùng, miền, địa phương.

1.2.2.1.Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai

Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại về đất đai diễn ra rất phức tạp và ngày một gia tăng, nó đã trở thành vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của

đất nước. Tuy nhiên, hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai trực tiếp tác động tới lợi ích của các cơ quan, tổ chức và người dân.

Nguyên tắc là những tư tưởng mang tính chỉ đạo xuyên suốt đối với một quá trình hoặc hoạt động, do đó các văn bản pháp luật đều xác định nguyên tắc cơ bản đặt nền tảng cho hoạt động của cơ quan nhà nước

Tại Điều 4 Luật Khiếu nại 2011, nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định như sau: “ việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời”. Như vậy, khi giải quyết khiếu nại phải tuân thủ hai nội dung. Thứ nhất, việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc quy định như vậy thể hiện việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức đều tuân thủ pháp luật. Thứ hai, phải đảm bảo các yếu tố khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Người khiếu nại khi thực hiện quyền khiếu nại của mình là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm phạm, pháp luật nghiêm cấm công dân, cơ quan, tổ chức lợi dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước, gây mất ổn định tình hình chính trị- xã hội. Người giải quyết khiếu nại khi giải quyết khiếu nại phải công tâm, khách quan, phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại, không được bao che, thiên vị trong quá trình giải quyết.

Tuy nhiên, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai là lĩnh vực rất phức tạp, nó liên quan đến nhiều yếu tố như lịch sử, chủ thể quản lý…Để hoạt động này được thực hiện có hiệu quả, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc giải quyết khiếu nại được Luật Khiếu nại quy định, cần dựa trên các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nứơc thống nhất quản lý; Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; Nhà nước có quyền thu hồi đất và người sử dụng đất được đền bù theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước đại diện quản lý. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức là người được Nhà nước giao cho quyền sử dụng đất chứ họ không có quyền sở hữu đất đai. Do vậy, khi giải quyết vụ việc khiếu nại về đất đai nói riêng hay tranh chấp về đất đai nói chung đều phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền đại diện sở hữu của Nhà nước.

Thứ hai, giải quyết khiếu nại về đất đai phải căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và chính sách tương ứng của từng thời kỳ. Vì trong quá trình Cách mạng, theo tình hình cụ thể mà Đảng và Nhà nước có các chủ trương, chính sách đất đai phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy, những chính sách, chủ trương từng thời kỳ có thể khác nhau. Có nhiều vụ việc khiếu nại dù Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định về thời hiệu nhưng trong quá trình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết, người khiếu nại vẫn cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tài liệu, giấy tờ từ những năm chưa cải cách ruộng đất hoặc họ căn cứ những quy định pháp luật tương ứng với thời điểm của các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất của họ mà hiện nay đã không còn giá trị pháp lý. Do đó, khi giải quyết khiếu nại về đất đai, ta không thể áp dụng chủ trương, chính sách của thời kỳ này để giải quyết vấn đề của thời kỳ trước hoặc sau đó.

Thứ ba, giải quyết các khiếu nại đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng ổn định của các chủ sử dụng đất, không giũ rối, kiên quyết bảo vệ thành quả Cách mạng và lợi ích của người sử dụng đất, đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương. Nhà nước tôn trọng các quyền của người sử dụng đất và đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện.

Thứ tư, khi giải quyết khiếu nại về đất đai nếu phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất ... cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, con người và xã hội.

Thứ năm, giải quyết khiếu nại về đất đai dựa trên nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khi giải quyết khiếu nại về đất đai, cần chú ý và tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước bằng pháp luật.

1.2.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc về ba nhóm chủ thể đó là Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân các cấp.

Theo quy định Khoản 2 Điều 138 Luật đất đai năm 2003, đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai do cơ quan có thẩm quyền ban hành mà đương sự không đồng ý thì có quyền khiếu nại. Nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện đã giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện quyết định hành chính ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, và quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng. Theo quy định này, sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có hai con đường để lựa chọn khi thực hiện quyền khiếu nại đó là thông qua cơ quan hành chính ( khiếu nại tiếp đến chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc thông qua cơ quan tư pháp (khởi kiện ra tòa án nhân dân). Tuy nhiên, khi đương sự tiếp khiếu đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì

quyết định giải quyết khiếu nại thì đó là quyết định giải quyết cuối cùng, người khiếu nại không có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính nữa. Mặt khác, nếu chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện thì dù đương sự có đơn khởi kiện ra tòa hành chính, tòa cũng sẽ không thụ lý. Quy định này của Luật thể hiện rất rõ vai trò của cơ quan hành chính trong quản lý đất đai cũng như giải quyết khiếu nại về đất đai lần đầu. Đặc điểm giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính là được thực hiện theo trình tự do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, dựa trên cơ sở những căn cứ do chủ thể khiếu nại cung cấp và do cơ quan hành chính trong quá trình xác minh thu thập được. Trong quá trình giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý đất đai vào việc thu thập, xác minh các căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai trái pháp luật. Do vậy, việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về cơ quan hành chính là có cơ sở xác đáng bởi lẽ: cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ về quản lý đất đai có trong tay đầy đủ thông tin, số liệu, hồ sơ địa chính về từng thửa đất cũng như nắm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng, hiện trạng sử dụng đất. Hơn nữa, khiếu nại về đất đai thường mang tính chất phức tap, bức xúc, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, an toàn xã hội nên cần phải được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời. Nếu các vụ việc khiếu nại lần đầu giao ngay cho Tòa án nhân dân giải quyết họ sẽ không chủ động được các thông tin, số liệu liên quan đến việc quản lý đất đai. Cơ chế giải quyết khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay, theo Luật Đất đai quy định sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan hành chính, nếu chủ thể khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân. Hai cơ quan này đóng vai trò người thứ ba đứng ra xem xét lại toàn bộ vụ việc. Điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai

2003 quy định trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Như vậy, đối với các khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì chỉ được giải quyết một lần, nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết đó chỉ có một con đường duy nhất là khởi kiện ra Tòa án nhân dân.

Đối với cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay, Luật Đất đai quy định trường hợp quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng thì chấm dứt khiếu nại và Luật Khiếu nại, tố cáo quy định chỉ xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc quy định như trên đã phần nào làm hạn chế quyền khiếu nại của công dân. Thực tế đã có trường hợp phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh sai. Khi đó để khắc phục hậu quả là vấn đề rất khó khăn.

Việc trao quyền cho Tòa án có quyền thụ lý xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan hành chính khi đương sự có yêu cầu là điểm tiến bộ trong quá trình xây dựng luật. Tuy nhiên, Tòa án chỉ vào cuộc khi chủ thể khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh và có đơn khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật. Trên thực tế nghiên cứu cho thấy, phần lớn các chủ thể khiếu nại khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đều tiếp khiếu lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Chủ thể khiếu nại chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan hành chính cấp trên hơn việc khởi kiện ra Toà án, vì ra Toà phải chịu án phí, đủ thủ tục và qua các cấp của Toà

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí