huyện. Nội dung các đơn thư khiếu nại nhiều chủ yếu liên quan đến giải phóng mặt bằng, do những nguyên nhân khách quan (hệ thống văn bản pháp luật các thời kỳ trước còn nhiều bất cập; đặc thù của chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, việc quản lý sử dụng đất đai những năm trước bị buông lỏng; các tranh chấp nảy sinh khi phân chia thừa kế, sử dụng đất liền kề, do giá đất biến động, một bộ phận nhân dân chưa am hiểu hoặc lợi dụng quyền dân chủ để khiếu kiện gay gắt).
2.2.3.2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Nhìn chung, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai chưa đảm bảo được tính kịp thời, một số vụ việc quá hạn hoặc chưa được giải quyết dứt điểm. Dù đã tạo dựng được lòng tin của người dân vào các cấp chính quyền trong công tác quản lý đất đai nói riêng và công tác quản lý nhà nước nói chung nhưng vẫn có một số bộ phận người dân không tin tưởng, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trên địa bàn. Công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cơ bản sau:
Thứ nhất, trên địa bàn huyện tiếp tục triển khai một số dự án đã được thành phố phê duyệt (dự án đường Ngọc Hồi - Đại Áng- Vĩnh Quỳnh, thu hồi đất ở xã Tân Triều...), các qui định pháp luật, chính sách giải phóng mặt bằng còn có bất cập; người dân chưa am hiểu các quy định pháp luật; chưa nắm rõ quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nên khiếu kiện dai dẳng, đến nhiều cấp.
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại còn nhiều thiếu sót, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý. Một số vụ việc chưa tuân thủ đúng quy trình, thể thức văn bản; việc lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại chưa chủ động, triệt để, còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu nại kéo dài. Điển hình ở các xã Ngũ Hiệp,
Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, người dân bức xúc đã viết đơn điểm chỉ bằng máu để tỏ rõ thái độ bức xúc đối với việc chậm chễ giaỉ quyết của các cáp chính quyền. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo… để thay thế quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thứ ba, một bộ phận cán bộ chưa nắm vững các quy định pháp luật, chưa có kỹ năng tuyên truyền, giải thích pháp luật, nội dung kết luận chưa rõ ràng dẫn đến có vụ việc khiếu kiện dai dẳng, một số công dân lợi dụng quyền dân chủ, yêu sách không chính đáng nên khiếu tố vượt cấp. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức ở một số xã có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi có dự án Nhà nước thu hồi đất, nhũng nhiễu, thiếu công tâm trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại của người dân. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh khiếu kiện về đất đai, gây bức xúc cho người dân dẫn làm mất long tin của dân vào cơ quan quản lý Nhà nước. Mỗi năm đều có những cán bộ bị xử lý kỷ luật, chuyển vị trí công tác như ở xã Tả Thanh Oai, Thanh Liệt, Ngọc Hồi, có một số trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( cán bộ địa chính xã Tân triều, cán bộ tư pháp xã Ngọc Hồi năm 2007).
Thứ tư, việc bản quản, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác quản lý đất đai ở một số xã trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo, chưa được bảo quản chặt chẽ, khoa học, có xã còn mất hồ sơ địa chính (xã Duyên Hà) gây khó khăn cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại của công dân.
Thứ năm, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, giải phóng mặt bằng, khiếu nại tố cáo của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt, còn mang tính hình thức, do đó chưa đạt hiệu quả cao.
2.2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Việc Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai
- Thực Trạng Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
- Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Để Giải Quyết Khiếu Nại Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Thanh Trì
- Quan Điểm Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai
- Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 10
- Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 11
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Nguyên nhân thứ nhất liên quan đến lợi ích kinh tế. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mang đến một diện mạo mới cho nền kinh tế nước ta. Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều có tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng đất và giá trị quyền sử dụng đất tăng lên rõ rệt. Các khu công nghiệp, khu chung cư, các công trình công cộng như đường giao thông, trường học, bệnh viện… được đầu tư xây dựng cần đến nguồn quỹ đất đáng kể. Chính quyền địa phương tiến hành thu hồi đất của nhân dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án do vậy công tác đền bù, giải phóng mặt bằng diễn ra hầu hết ở các địa phương. Bên cạnh đó, việc Nhà nước ta trao quyền cho cá nhân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất càng kích thích giá đất càng tăng cao. Giá trị thực tế của một mảnh đất trên thị trường cao gấp hàng chục lần so với giá đất của mảnh đất đó do Nhà nước quy định. Giá đất tăng cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Các khiếu kiện này chủ yếu phát sinh do người sử dụng đất không đồng ý với giá đền bù quá thấp, không thỏa đáng, không phù hợp với giá trị thực tế của Nhà nước.
Nguyên nhân thứ hai của việc khiếu nại về đất đai xuất phát từ sự chồng chéo, chưa cập nhật so với thực tế của pháp luật. Các chính sách pháp luật về giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư hầu như chưa phù hợp so với thực tế, còn nhiều bất cập, nhất là giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước, có sự chênh lẹch lớn giữa các địa phương... Theo số liệu ngành thanh tra công bố, các khiếu nại liên quan đến giải phóng mặt bằng chiếm tới 80% số lượng các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai. Đây là dạng khiếu nại phức tạp, xuất hiện ở các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư cho người dân không thỏa đáng, người dân khiếu nại kéo dài, bức xúc, đông người vượt cấp.
Có những dự án, số tiền bồi thường cả trăm mét vuông đất cho người không bằng giá trị thực của mười mét vuông đất bán trên thị trường hay số tiền bồi thường cả mảnh đất không đủ để người dân bị thu hồi đất mua nhà tái định cư. Có những địa phương chưa lập khu tái định cư đã ra quyết định thu hồi đất ở hoặc khu tái định cư xây dựng không đảm bảo chất lượng, không công khai phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thời gian, kế hoạch di chuyển cho người dân biết. Một số địa phương còn để xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng như tham ô, bớt xén tiền bồi thường của người dân, kê khai khống diện tích nhà, đất bị thu hồi… Bên cạnh đó là sự quy định chồng chéo giữa các văn bản luật khi quy định cùng một vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Điển hình là sự quy định không thống nhất về thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai giữa Luật khiếu nại tố cáo và Luật Đất đai.
Nguyên nhân thứ ba đó chính là xuất phát từ nhận thức của một bộ phận người dân về quyền sở hữu đất đai còn hạn chế, không đồng nhất với các quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Điều này có nghĩa, các cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ được quyền chiếm hữu và sử dụng đất mà không có quyền định đoạt đối với đất.Tuy nhiên, hiện nay còn một bộ phận lớn người dân (chủ yếu là người cao tuổi hoặc người dân ở các vùng nông thôn, miền núi hoặc các vùng có mật độ dân trí chưa cao) vẫn cho rằng đất đai thuộc sở hữu của người dân mà cụ thể là thuộc sở hữu của dòng họ, ông cha, tổ tiên. Hoặc cũng có trường hợp cho rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định, lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì là của họ, do đó họ có toàn quyền định đoạt đối với thửa đất mà họ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính vì nhận thức
như vậy cùng với việc đất đai ngày càng có giá trị thì tình trạng đòi lại đất của cha ông, dòng họ ngày một tăng.
Nguyên nhân thứ tư là công tác quản lý về đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo chưa chặt chẽ, nhiều cán bộ lợi dụng tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, làm giàu bất chính từ đất nhưng chưa được xử lý kịp thời. Hiện nay, tình trạng sử dụng đất sai mục đích diễn ra rất phổ biến và ở khắp các địa phương. Sở dĩ có tình trạng này là do ảnh hưởng từ cơ chế quản lý cũ của Nhà nước. Trong cơ chế quản lý cũ, Nhà nước ta phân công, phân cấp quản lý đất đai cho quá nhiều ngành nên việc quản lý đất đai cũng như theo dõi tình trạng sử dụng đất có đúng mục đích hay không thiếu chặt chẽ và còn nhiều sơ hở. Thứ hai, việc quản lý đất đai hiện nay nặng về biện pháp mệnh lệnh hành chính, chưa chú ý đến biện pháp quản lý về kinh tế. Bên cạnh đó, để phục vụ cho quá tình đô thị hóa, ở rất nhiều địa phương diễn ra việc tách, nhập hoặc thành lập các đơn vị hành chính mới, việc xác định địa giới không kịp thời hoặc chưa rõ ràng cũng dẫn đến tình trạng khiếu kiện về đất đai gia tăng.
Nguyên nhân thứ năm là do công tác chỉ đạo, điều hành về quản lý nhà nước ở một số đại phương còn yếu kém, nhất là công tác quản lý đất đai, cụ thể là:
Công tác thu hồi đất, xác định giá đất, kiểm đếm, kiểm kê đất đai, tài sản trên đất, xác định diện tích, loại đất, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nơi làm chưa tốt, còn để xảy ra thiếu sót, sai phạm hoặc thực hiện thiếu công khai, dân chủ, công bằng, gây mất lòng tin cho nhân dân làm phát sinh khiếu nại đòi quyền lợi, có trường hợp bức xúc còn dẫn đến tố cáo hành vi sai phạm của cán bộ.
Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn để xảy ra sai sót, không theo quy hoạch hoặc quy định của pháp
luật. Nhiều trường hợp thu hồi đất của người dân nhưng để đất hoang hóa gây nên lãng phí đất đai, công dân bức xúc khiếu nại đòi lại đất.
Việc quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản…trước đây bị buông lỏng, hồ sơ địa chính, bản đồ lưu trữ không đầy đủ, thiếu cập nhật thường xuyên; nhiều nơi do buông lỏng quản lý nên để xảy ra trường hợp lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy định, xây dựng nhà, công trình trái phép trên đất lấn chiếm…
Nguyên nhân thứ sáu là công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai ở một số nơi còn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai và khiếu nại, tố cáo chưa thực sự được coi trọng, vẫn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả, chưa tạo sự chuyển biến trong nhận thức của không chỉ người dân mà cả cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và quản lý đất đai.
Nguyên nhân thứ bảy là do trình độ giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai nói chung của cán bộ có thẩm quyền giải quyết ở một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế đặc biệt là đối với cán bộ cấp xã. Họ chủ yếu là những người làm công tác kiêm nghiệm giải quyết khiếu nại tố cáo, không được đào tạo chuyên môn, các kiến thức về quản lý nhà nước và các quy định của pháp luật còn hạn chế.
Nguyên nhân thứ tám, nhiều địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động thuyết phục, giải thích, hòa giải ngay từ cơ sở chưa tốt, chưa tập trung giải quyết ngay từ đầu, cấp ủy, chính quyền nhiều nơi chưa coi trọng sự lãnh đạo, chỉ đạo, chưa phát huy hết sức mạnh của hệ thống chính trị trong việc ngăn ngừa và giải quyết khiếu nại, có nơi còn coi nhẹ ý dân, coi trọng các biện pháp hành chính, nóng vội, chủ quan, quan tâm nhiều đến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội mà thiếu chăm lo đến đời sống nhân
dân, ổn định cuộc sống…trong khi đời sống khó khăn dẫn đến việc công dân bức xúc, khiếu kiện đông người. Bên cạnh đó là công tác giám sát của cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị, xã hội đối với cơ quan hành chính trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được tiến hành thường xuyên.
Bên cạnh những nguyên nhân chung, qua nghiên cứu thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, chúng tôi nhận thấy còn một số nguyên nhân đặc thù sau:
2.2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Những hạn chế của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì bắt nguồn từ một số nguyên nhân khách quan sau:
Thứ nhất, chính sách pháp luật về đất đai thay đổi theo từng thời kỳ trong đó có không ít văn bản gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Một số quy định của pháp luật về đất đai còn bất cập, thiếu nhất quán, ổn định. Các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường xuyên thay đổi theo hướng mở, ngày càng tăng mức bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Trong khi đó Thanh Trì là một trong những huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh nên đất đai trở nên rất có giá trị. Giá đất tăng cao làm thay đổi cách nhìn nhận của người dân về đất đai. Từ đó phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện về đất đai tạo nên sự hỗn loạn, phá vỡ các giá trị đạo đức vốn có.
Thứ hai, do việc thay đổi bộ máy quản lý nhà nước theo từng nhiệm kỳ nên việc lưu trữ, quản lý hồ sơ về đất đai tại các xã trên địa bàn huyện có nhiều xáo trộn. Thậm chí có một số xã làm thất lạc hồ sơ địa chính như xã Duyên Hà đã nêu ở trên hay mất hồ sơ quản lý đất đai ở xã Tân Triều. Bên cạnh đó là việc lưu giữ hồ sơ chưa đầy đủ, khoa học gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, tài liệu về đất đai để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo mới có ở cấp huyện. Ở các xã, đội ngũ này thường do các cán bộ địa chính, tư pháp, văn phòng kiêm nghiệm. Mặc dù hàng năm huyện có tổ chức các lớp tập huấn về Luật khiếu nại tố cáo, Luật đất đai, kỹ năng tiếp công dân, giải quyết đơn thư nhưng chưa đảm bảo về chuyên môn, trình độ của đội ngũ này. Hàng năm, huyện Thanh Trì đều kiến nghị với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội bổ sung biên chế cán bộ tiếp dân, giải quyết đơn thư cho các xã, thị trấn nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết.
Thứ tư, cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực đất đai còn bất cập, thiếu tính thống nhất về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết... tạo ra những rào cản cho hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Những quy định không thống nhất của Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Đất đai và Luật tố tụng Hành chính đã gây không ít khó khăn trong việc xử lý đơn thư khiếu nại, xác định thẩm quyền, thời hiệu khiếu nại...Thực tế đã có một vài vụ việc giải quyết còn bị kéo dài do việc các cơ quan chức năng hiểu không thống nhất các quy định của pháp luật.
2.2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nêu trên, cần phải kể đến những nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì. Các nguyên nhân chủ quan đó là:
Thứ nhất, mặc dù Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, đã thiết lập một hệ thống sổ sách ghi chép, theo dõi đơn thư và kết quả giải quyết đơn thư nhằm tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trên toàn huyện nhưng vẫn chưa được các đơn vị triển khai triệt để. Theo kết quả kiểm tra công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của Đoàn kiểm tra huyện đối với 16 xã, thị trấn từ năm 2009 đến nay vẫn còn 04