Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Để Giải Quyết Khiếu Nại Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Thanh Trì

bản chất, khiếu nại của ông Trương Văn Dũng vẫn là kiến nghị đòi lại đất, không phải khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính vì văn bản của UBND xã Tứ hiệp là văn bản trả lời kiến nghị của công dân, không phải quyết định hành chính nên không thuộc đối tượng để ông Dũng khiếu nại.

2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì

2.2.2.1. Thực trạng áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

Giải quyết khiếu kiện về đất đai là lĩnh vực hết sức phức tạp, thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan khác nhau: cơ quan hành chính, Tòa án nhân dân.

Theo quy định tại Điều 17, 18 của Luật khiếu nại 2011, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao gồm:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại [20, tr. 115].

Huyện Thanh Trì về cơ bản áp dụng đúng các quy định của pháp luật khiếu nại tố cáo về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong một số trường hợp. Cụ thể là xung đột về thẩm quyền giải quyết giữa Ủy ban nhân dân huyện và Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công dân gửi đơn

khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân huyện khiếu nại quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác trong khi mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của công dân. Trong trường hợp này, họ thường yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người khác không đúng pháp luật. Theo Điều 42 khoản 3 Nghị định số 181 quy định: “Trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành…”. Theo đó, những khiếu kiện về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của tòa án và chỉ có tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết. Thông thường, trường hợp này Ủy ban nhân dân huyện sẽ hướng dẫn công dân gửi đơn ra Tòa án nhân dân huyện để được giải quyết. Tuy nhiên, Tòa án lại không đồng nhất quan điểm với Uỷ ban nhân dân huyện về thẩm quyền giải quyết. Tòa án cho rằng đây là vụ việc khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do vậy thẩm quyền giải quyết thuộc về Ủy ban nhân dân huyện, đề nghị công dân gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện để được giải quyết. Đây là một trong những trường hợp hãn hữu vướng mắc về thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

2.2.2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Trong những năm qua, Huyện Thanh Trì luôn chú trọng đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, Đảng bộ Huyện đã coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị. UBND huyện đã ban hành các chương trình kế hoạch thanh tra, chỉ thị đổi mới công tác tiếp dân, kế hoạch, chỉ tiêu giải quyết khiếu nại tố cáo đặc biệt là các vụ khiếu nại liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng và chỉ đạo tổ chức thực hiện triệt để các chương trình, kế

hoạch đề ra đạt kết quả tốt. Thanh tra huyện là cơ quan đầu mối được Ủy ban nhân dân huyện giao giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 7

Mặc dù số lượng đơn thư khiếu nại về đất đai ngày một gia tăng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ khiếu nại nhưng vẫn được giải quyết kịp thời, đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo và Luật đất đai, trình tự giải quyết khiếu nại phải thông qua các bước sau:

Nhận đơn, phân loại đơn và thụ lý để giải quyết;

Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ để giải quyết khiếu nại; Ra quyết định giải quyết khiếu nại;

Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại.

Huyện Thanh Trì đã thành lập Bộ phận tiếp công dân với cán bộ chuyên trách có trách nhiệm, trình độ và nhiệt tình trong công tác. Bộ phận này có nhiệm vụ nhận đơn, phân loại và xử lý đơn thư do công dân gửi hoặc từ các cơ quan khác chuyển về. Đơn thư được xử lý thành hai nhánh: nhánh thứ nhất bao gồm các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân huyện sẽ được bộ phận này trình lên lãnh đạo huyện giao các phòng, ban chuyên môn xử lý. Các đơn thư khiếu nại về đất đai nói riêng và khiếu nại tố cáo nói chung sẽ được giao cho Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn về giải quyết khiếu nại tố cáo giải quyết. Nhành thứ hai là các đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết sẽ được trả lại cho công dân ( hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.Các đơn thư khiếu nại sau khi được thụ lý, ủy ban nhân dân huyện sẽ ban hành thông báo thụ lý khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, bộ phận tiếp dân của Ủy ban nhân dân huyện chỉ làm việc vào giờ hành chính các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 5 và sáng thứ 6, chiều thứ 6 bộ phận không tiếp dân mà làm công tác tổng hợp. Quy

định này đã phần nào hạn chế hiệu quả giải quyết khiếu nại vì không phải công dân nào cũng có thể có thời gian và điều kiện đến nơi tiếp dân vào giờ hành chính trong khi thời hiệu khiếu nại về đất đai theo Luật đất đai quy định là 30 ngày và Luật Khiếu nại tố cáo quy định là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hay biết được hành vi hành chính. Như vậy mặc dù họ có nguyện vọng khiếu nại nhưng họ không thể tực tiếp trình bày với cán bộ có thẩm quyền về nội dung khiếu nại của mình.

Bước tiếp theo của trình tự giải quyết khiếu nại đó là thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ để giải quyết khiếu nại. Nhiệm vụ này thuộc về phòng , ban chuyên môn khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao thụ lý, xác minh để giải quyết khiếu nại. Qua nghiên cứu việc giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì cho thấy, hầu hết các vụ việc liên quan đến khiếu nại đất đai đều được giao cho Thanh tra huyện giải quyết. Trong quá trình giải quyết, đối với những vụ việc phức tạp cần sự tham vấn của các cơ quan chuyên môn,Thanh tra huyện có quyền tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định xác minh nội dung đơn với sự tham gia của các phòng, ban, đơn vị chuyên môn có liên quan để việc giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên quá trình xác minh, thu thập chứng cứ đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực từ cả hai phía là cơ quan giải quyết khiếu nại, người khiếu nại và người bị khiếu nại. Thực tế giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì cho thấy, có rất nhiều vụ khiếu nại người khiếu nại không phối hợp với cơ quan giải quyết khiếu nại. Điển hình là vụ khiếu nại quyết định cưỡng chế, thu hồi đất tại xã Tân Triều của công dân thôn Yên Xá, xã Tân Triều. Sau khi gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định thụ lý đơn khiếu nại và mời công dân đến làm việc để cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại. Tuy nhiên, tại buổi làm việc công dân không cung cấp bất kỳ tài liệu,

chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại mà cho rằng việc thu thập chứng cứ, tài liệu là nhiệm vụ của cơ quan giải quyết khiếu nại. Một khó khăn nữa trong quá trình giải quyết khiếu nại đó là đối thoại giữa cơ quan giải quyết khiếu nại, người khiếu nại và người bị khiếu nại. Vì người bị khiếu nại là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thuộc cấp dưới trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại nên người khiếu nại thường mang tâm lý cơ quan cấp trên luôn bênh vực, bao che cho cơ quan cấp dưới, do vậy các buổi đối thoại thường rất căng thẳng, bức xúc và có nhiều buổi không đạt hiệu quả.

Sau khi tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, người giải quyết khiếu nại xem xét một cách toàn diện yêu cầu trong khiếu nại và dựa trên những kết quả thu được ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Đây là bước quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại, thông qua quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại sẽ biết được yêu cầu, đề nghị của mình có được chấp nhận hay bị bãi bỏ. Do vậy, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải hết sức thận trọng, khách quan, dựa trên những tài liệu, chứng cứ thu thập được khi ra quyết định giải quyết khiếu nại. Ở một số xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai đã mắc phải một số sai sót cơ bản. Điển hình là việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Long Đĩnh của Chủ tịch Ủy ba nhân dân xã Ngũ Hiệp- huyện Thanh Trì. Năm 2005, ông Lê Long Đĩnh được anh ruột là ông Lê Nhất Thống để lại mảnh đất do ông Thống được Công ty lương thực phân khi là cán bộ của Công ty này nhưng không có giấy tờ thể hiện việc tặng cho. Ông Thống chết do bị cháy nhà nên toàn bộ giấy tờ thể hiện quyền sở hữu thửa đất cũng không có. Năm 2009, ông Đĩnh đã xây dựng 01 nhà cấp 4 trên thửa đất do anh mình để lại. Năm 2010, Công ty lương thực có đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Ngũ Hiệp cưỡng chế công trình xây dựng của ông Đĩnh vì cho rằng ông Đĩnh xây nhà bất hợp pháp trên đất của Công ty. Gia

đình ông Đĩnh có đơn khiếu nại quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân xã Ngũ Hiệp nhưng ông Đĩnh không đứng đơn mà vợ ông là bà Nguyễn Thị Vy đứng đơn khiếu nại. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ngũ Hiệp tiến hành thụ lý, giải quyết khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với ông Lê Long Đĩnh. Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ngũ Hiệp sai về xác định chủ thể khiếu nại. Đây là một trong những sai sót không đáng có trong quá trình giải quyết và ra quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Thủ tục cuối cùng của giải quyết khiếu nại đó là thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Mọi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được đảm bảo thực hiện mà không cần chủ thể khiếu nại yêu cầu. Trong quyết định giải quyết khiếu nại đã chỉ rõ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Người ra quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Pháp luật không quy định thời hạn thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, thời hạn thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đặt ra và được thể hiện ngay trong quyết định giải quyết. Đối với các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phần lớn được thực hiện đúng thời hạn theo quy định. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện luôn có Đoàn kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện quyết định, kết luận thanh tra có hiệu lực pháp luật đối với các xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ việc chậm thực hiện hoặc chưa được thực hiện. Phần lớn các vụ việc đó đều liên quan đến giải quyết khiếu nại về đất đai. Có những vụ việc có quyết định giải quyết từ hàng chục năm nhưng tới giờ vẫn chưa thực hiện được.

2.2.3. Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

2.2.3.1. Thành công

Trong những năm gần đây, do tốc độ đô thị hoá nhanh nên việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn Huyện Thanh Trì ngày càng phức tạp. Số lượng đơn thư đặc biệt là đơn thư khiếu nại về đất đai ngày càng gia tăng tập trung chủ yếu ở các nội dung khiếu nại liên quan đến việc đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án, khiếu nại liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Thực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong thời gian qua, huyện Thanh Trì đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết các vụ việc khiếu nại về đất đai nói riêng. Đảng bộ huyện Thanh Trì đã đặt công tác này là một trong những trọng tâm của nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn huyện. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện luôn quán triệt đến từng bộ phận chuyên môn trực tiếp giải quyết khiếu nại về đất đai phải nghiên cứu, nắm vững vụ việc từ đó tham mưu lãnh đạo hướng giải quyết đảm bảo chính xác, hiệu quả, kịp thời, có tình có lý và đúng quy định pháp luật. Ủy ban nhân dân huyện đã giao nhiệm vụ cho Thanh tra huyện phối hợp Phòng Tài nguyên& Môi trường, Phòng Tư pháp huyện xây dựng quy trình tiếp công dân, giải quyết đơn thư của công dân nhằm thống nhất về trình tự, thủ tục giải quyết trên toàn huyện. Việc tiếp công dân không chỉ được tổ chức tại trụ sở tiếp công dân của Ủy ban nhân dân huyện mà cán bộ thanh tra, tư pháp, tài nguyên & môi trường còn được phân công trực tiếp phụ trách, hướng dẫn các xã hoặc những nơi phát sinh các vụ việc phức tạp để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, hướng dẫn pháp luật, kịp thời giải quyết các vướng mắc

ngay từ cơ sở, nắm tình hình đề xuất phương án giải quyết phù hợp. Do vậy, mặc dù số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo hàng năm được tiếp nhận nhiều đặc biệt là các vụ việc khiếu nại liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư của huyện vẫn giữ được nề nếp, ổn định. Trên địa bàn huyện không phát sinh khiếu kiện phức tạp, đông người, vượt cấp do công tác thanh tra, giải quyết đơn thư được các cấp ủy, chínhquyền huyện và cơ sở thường xuyên quan tâm chú trọng từ khâu lãnh đạo,chỉ đạo và giải quyết.

Trong những năm qua, Thanh tra huyện đã làm tốt công tác dự báo tình hình công dân khiếu kiện, xử lý đơn thư nhanh chóng, kịp thời, phân loại đúng thẩm quyền giải quyết. Những kết luận, quyết định giải quyết đơn thư đều được đôn đốc, cơ sở tổ chức thực hiện nhanh gọn, dứt điểm. Những đơn thư tiếp khiếu, tố được Thành phố giải quyết về cơ bản thống nhất với kết quả giải quyết của UBND huyện, không phải điều chỉnh. Điển hình là vụ khiếu nại của bà Ngô Thị Hà ( Tả Thanh Oai), vụ ông Nguyễn Văn Hồng ( xã Thanh Liệt). Một số vụ việc phức tạp, các phòng, ban của huyện đã tranh thủ sự tham vấn, phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị như đơn ông Bùi Văn Tuấn (Ngũ Hiệp), bà Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Hảo (Đông Mỹ), vụ bà Đinh Thị Hanh, Đinh Thị Phụng ( Vạn Phúc)…

Ủy ban nhân dân huyện giao Thanh tra huyện phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân duy trì thường xuyên chế độ giao ban hàng quý với UBND các xã và lãnh đạo các phòng, ban, ngành có liên quan; đôn đốc cơ sở quyết liệt về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư. Do đó luôn nắm được tình hình công tác tiế dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện từ đó có hướng xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Rất ít đơn thư khiếu nại hoặc tiếp tố lên cấp trên. Những kết luận, quyết định giải quyết của Thanh tra Thành phố cơ bản đồng tình với kết luận, quyết định giải quyết của UBND

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí