Quy Trình Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai Lần Hai

trong lĩnh vực đất đai tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.

Người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.

Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.

Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

c. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần đầu

Người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đất đai ra quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai bằng văn bản và gửi quyết định cho

người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên, công khai quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai theo quy định. Quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải chứa đựng các nội dung theo yêu cầu của khoản 2 Điều 31 Luật Khiếu nại năm 2011, trong đó phải kết luận nội dung khiếu nại, quyết định giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại.

Quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần đầu, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.

1.3.4.2. Quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang - 6

a. Thụ lý giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

b. Xác minh, kết luận nội dung khiếu nại lần hai

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này.

c. Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai

Trong thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai quy định, Người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai phải bao

gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Khiếu nại năm 2011, Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính;

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

1.4. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1.4.1. Điều kiện bảo đảm về kinh tế

Các điều kiện bảo đảm về kinh tế là yếu tố quan trong đối với giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, bởi một nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định là điều kiện quan trọng bậc nhất cho hiệu quả hoạt động pháp luật, trong đó có hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai và ngược lại; đường lối đổi mới của Đảng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho cá nhân sống trong xã hội phát triển. Đây là điều kiện bảo đảm về kinh tế và là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại được hoàn thiện. Theo đó, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai sẽ được tăng cường về cơ sở vật chất và pháp lý vững chắc để đạt hiệu quả cao, bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong quản lý đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng

đất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Hơn thế nữa, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai là một công tác đòi hỏi sự huy động tổng hợp nhiều nguồn lực, nếu không có sự đảm bảo về kinh tế thì các điều kiện đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi lẽ, các chủ thể khi tiến hành các biện pháp giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cần phải được đầu tư thỏa đáng về kinh tế cho các hoạt động của mình. Do đó, nếu không có cơ sở kinh tế thì các chủ thể tiến hành giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ gặp nhiều khó khăn trong giải quyết.

1.4.2. Điều kiện bảo đảm về chính trị

Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng đồng, các quốc gia; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc nhà nước và xã hội; là tổng hợp những phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễn chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để thực hiện đường lối đã được lựa chọn nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Với pháp luật và các hoạt động thực hiện pháp luật, chính trị là điều kiện bảo đảm, có vai trò chỉ đạo phương hướng phát triển, phương hướng thực hiện pháp luật. Với kinh tế, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, từ kinh tế thông qua chính trị đến pháp luật. Chính trị là khâu trung gian chuyển tải những nhu cầu, đòi hỏi của kinh tế đến với pháp luật. Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, các lực lượng chính trị hoạch định đường lối chính sách, cương lĩnh chính trị, định hướng chiến lược... của mình, đồng thời quyết định phương pháp, phương tiện, hình thức thực hiện, lựa chọn, bố trí con người để đạt những mục tiêu đã đề ra. Nhà nước thể chế đường lối của Đảng cầm quyền thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Do vậy, hệ thống pháp luật và các hoạt động thực thi pháp luật chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ thống chính trị của quốc gia.

Đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chính sách của các tổ chức chính trị- xã hội khác ở nước ta thể hiện mối quan hệ đoàn kết, gắn bó của các lực lượng, các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Pháp luật Việt Nam là một trong những hình thức biểu hiện của chính trị, thể hiện đường lối chính trị thông qua việc ghi nhận và thể chế đường lối, chủ trương, mục tiêu của lực lượng cần quyền trong xã hội, chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, giải quyết các khiếu nại của công dân về đất đai không phải là ngoại lệ. Hoạt động thực hiện pháp luật trong đó có hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai muốn đạt được hiệu quả thì phải trên cơ sở những điều kiện bảo đảm về chính trị nhất định. Nếu tình hình chính trị trong nước bất ổn định, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, về khiếu nại và cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thiếu nhất quán, không đồng bộ, không minh bạch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động thực thi pháp luật, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai dù ở phạm vi đơn vị hành chính nào đều cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị.

1.4.3. Điều kiện bảo đảm về pháp luật

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của công dân, tổ chức là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền được tiến hành trên cơ sở pháp luật, vì thế pháp luật là điều kiện bảo đảm cho hoạt động này được thực hiện một cách khách quan, chính xác, kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức. Trong lĩnh vực đất đai, điều kiện bảo đảm pháp luật để giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là: hệ thống các biện pháp pháp lý cần thiết để cá nhân sử dụng và thực hiện trên thực tế mối quan hệ với Nhà nước.

Điều kiện bảo đảm pháp luật thứ nhất là sự hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật quy định. Luật Đất đai, Luật Khiếu nại - văn bản pháp luật, bảo đảm pháp lý quan trọng cho việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Do vậy, Luật Khiếu nại và Luật Đất đai phải hợp hiến và đồng thời phải có sự thống nhất trong quy định nội dung, hình thức, thẩm quyền, cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại. Đồng thời, tính hợp hiến, sự thống nhất trong quy định giữa hai văn bản pháp luật này sẽ tạo sự thống nhất giữa các ngành luật, các lĩnh vực, các quy phạm pháp luật, giữa các văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, là tiền đề hợp pháp cho hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền vào giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Các văn bản pháp luật dưới luật điều chỉnh khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - bảo đảm pháp lý cần thiết và trực tiếp. Các quy phạm pháp luật trong hệ thống các văn bản pháp quy là công cụ pháp lý quan trọng giúp cho người sử dụng đất thực hiện quyền khiếu nại của mình đảm bảo tính hợp pháp và tính có căn cứ, đồng thời là cơ sở pháp lý cho chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Điều kiện bảo đảm pháp luật thứ hai là quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ, chính xác, phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai, đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật quy định cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Giải quyết các vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thực chất là quá trình áp dụng pháp luật theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Do đó, các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật vào giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

cần phải đảm bảo tuân thủ một cách triệt để quy định của pháp luật trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.

Điều kiện đảm bảo pháp luật thứ ba là phải chú trọng đến ý thức pháp luật mà cụ thể là ý thức pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và các hoạt động bảo vệ pháp luật. Ý thức pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được thể hiện trên ba phương diện: xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật của tổ chức, CQHC nhà nước, người có thẩm quyền trong CQHC nhà nước. Đối với hoạt động xây dựng pháp luật thì ý thức pháp luật là cơ sở tư tưởng trực tiếp. Nếu ý thức pháp luật càng cao thì càng có khả năng đánh giá đúng tầm quan trọng pháp lý của các mối quan hệ xã hội, từ đó có cơ sở chính xác để xây dựng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đó. Vì vậy, nếu ý thức pháp luật càng cao thì càng thuận lợi cho các hoạt động xây dựng luật, hoàn thiện các văn bản pháp luật. Đồng thời, nâng cao ý thức pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong đó cần quan tâm đặc biệt đến đội ngũ những chủ thể có thẩm quyền và trách nhiệm xây dựng pháp luật. Mặt khác, cũng đòi hỏi nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội bằng các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nhân dân có khả năng nhận thức pháp luật về quyền khiếu nại và sử dụng quyền khiếu nại của mình trong lĩnh vực đất đai một cách hợp pháp. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân phù hợp với xu thế phát triển và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân không chỉ tham gia ngày càng rộng rãi vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội mà còn tích cực tham gia vào công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Điều kiện đảm bảo thứ tư là hoạt động áp dụng pháp luật, ý thức pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các CQHC nhà nước, người có thẩm quyền trong CQHC nhà nước được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các khiếu nại trong lĩnh vực này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023