Các Giai Đoạn Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai

phạm pháp luật cần và đủ để quy định về hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời, yêu cầu mọi chủ thể liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Khi nhận được khiếu nại, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo luật định đều phải thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định từ việc tiếp nhận, thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại, phải tuân theo quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại… Chẳng hạn khi nhận được đơn khiếu nại Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn A, sau khi xét thấy đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong 10 ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện X phải có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho ông Nguyễn Văn A biết. Đối với người khiếu nại, khi thực hiện quyền khiếu nại về đất đai thì đồng thời cũng phải chấp hành các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người khiếu nại.

Nguyên tắc pháp chế đảm bảo cho việc xác lập hệ thống các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai trong một trật tự đã được pháp luật định hướng.

Thứ hai, nguyên tắc đối thoại

Mục đích của đối thoại là tìm ra sự đồng thuận giữa các bên, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc. Luật Khiếu nại năm 2011 quy định trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan

đến khiếu nại và yêu cầu của mình. Tuy nhiên, Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định, trong giải quyết khiếu nại lần đầu, việc tổ chức đối thoại là không bắt buộc; trong giải quyết khiếu nại lần hai, việc tổ chức đối thoại là bắt buộc.

Thứ ba, nguyên tắc khách quan

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải tạo điều kiện thuận lợi để các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, đồng thời tiến hành thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu một cách trung thực, khách quan, làm cơ sở cho việc kết luận, ra quyết định giải quyết khiếu nại, không được áp đặt ý chí chủ quan của người giải quyết khiếu nại trong việc phân tích tình huống vụ việc, cũng như lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết tình huống đó. Nguyên tắc khách quan là yếu tố quyết định đến sự đồng thuận của các bên đối với quyết định giải quyết khiếu nại.

Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch

Nguyên tắc này đòi hỏi việc tiếp nhận, thụ lý, xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại đều phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, người khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đều được biết. Sau khi giải quyết khiếu nại phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại, điều này thể hiện tính minh bạch, tạo điều kiện cho cơ quan dân cử, đoàn thể và công dân thực hiện hoạt động giám sát công tác giải quyết khiếu nại.

Thứ năm, nguyên tắc dân chủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa yêu cầu đặt ra là cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một trong những hoạt động quản lý nhà nước, chính vì vậy, hoạt động này cũng cần phải tạo điều kiện để cơ quan dân cử, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia, giám sát. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện tốt nguyên

tắc dân chủ, tạo điều kiện cho các bên cung cấp hồ sơ, tài liệu, tham gia ý kiến, đối thoại… Có như vậy, việc giải quyết khiếu nại mới thực sự đảm bảo khách quan, chính xác.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 4

Thứ sáu, nguyên tắc kịp thời.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai liên quan mật thiết tới quyền, lợi ích của người khiếu nại, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống, sinh hoạt của người khiếu nại. Do vậy, để kịp thời bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống, sinh hoạt của người dân, pháp luật yêu cầu việc giải quyết khiếu nại phải được tiến hành một cách nhanh chóng, kịp thời, tuân thủ thời hạn giải quyết khiếu nại, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân, củng cố lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Ngược lại, nếu quá trình giải quyết khiếu nại để dây dưa, kéo dài thì sẽ dẫn đến hậu quả phức tạp, khó lường về an ninh, trật tự.

1.2.3. Các giai đoạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có thể chia thành ba giai đoạn như sau:

Thứ nhất, giai đoạn tiếp nhận và thụ lý vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Tiếp nhận và thụ lý vụ việc khiếu nại là hoạt động khởi đầu của tiến trình thực hiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của công dân, được tiến hành theo thủ tục chặt chẽ, công khai và dân chủ. Đây có thể được coi là giai đoạn mở thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại đất đai của công dân, giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng bởi nó xác lập mối quan hệ pháp luật khiếu nại trong lĩnh vực đất đai giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Trong giai đoạn này các cơ quan có

thẩm quyền phải xem xét tư cách chủ thể của người tham gia thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân, xem xét sự kiện pháp lý làm phát sinh khiếu nại, các điều kiện đảm bảo để thụ lý vụ việc…

Hoạt động của giai đoạn này giúp cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và người khiếu nại biết được tính hợp pháp, hợp lý của nội dung khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, là mốc thời gian để xác định thời hạn giải quyết khiếu nại và là cơ sở để người khiếu nại có thể giám sát được quá trình thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền. Kết quả của giai đoạn này giúp cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong cơ quan hành chính nhà nước đề ra các phương án cụ thể cho các hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai, giai đoạn xác minh, kết luận nội dung khiếu nại

Thực chất của hoạt động trong giai đoạn này là thực hiện thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ theo thủ tục hành chính, nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung khiếu nại của công dân, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về vụ việc khiếu nại trên cơ sở hồ sơ, chứng cứ thu thập, kết quả đối thoại, kết quả giám định… Trong giai đoạn này cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành hàng loạt các thủ tục theo một trình tự nhất định; tiến hành thủ tục thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, giám định, tiếp xúc, gặp gỡ người khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, từ đó đưa ra kết luận đối với nội dung vụ việc. Các hoạt động này đòi hỏi phải được thực hiện thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, phải tiến hành một cách khách quan, công khai, dân chủ và minh bạch.

Thứ ba, giai đoạn ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Kết quả của các hoạt động trong giai đoạn xác minh, kết luận là cơ sở pháp lý để người có thẩm quyền thực hiện việc lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng với tình trạng vụ việc để ra quyết định giải quyết khiếu nại. Việc ra

quyết định giải quyết khiếu nại có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nhà nước mà nó có thể là kết thúc một giai đoạn khiếu nại, một vụ việc khiếu nại của công dân và cũng có thể làm phát sinh các khiếu nại tiếp theo tới cơ quan hành chính nhà nước cấp trên hoặc làm phát sinh khiếu kiện hành chính tại Toà án.

Có quan niệm cho rằng, ngoài các giai đoạn nêu trên, giải quyết khiếu nại còn bao gồm giai đoạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Đây là giai đoạn kết thúc vụ việc khiếu nại, nó yêu cầu các chủ thể liên quan tuân thủ nghiêm chỉnh yêu cầu của pháp luật, quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành hợp pháp, hợp lý và đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, thực chất giai đoạn này thuộc về “hậu” của quá trình giải quyết khiếu nại chứ không nằm trong quá trình giải quyết khiếu nại.

1.2.4. Ý nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng đất (nhân dân), đồng thời, có ý nghĩa thiết thực đối với chính công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Trước hết, đối với người sử dụng đất (nhân dân), hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là biện pháp bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền của công dân trong việc tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời là biện pháp bảo đảm cho quyền khiếu nại của người sử dụng đất. Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp quy định, được nhà nước và pháp luật bảo đảm. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại hành chính nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng không những bảo đảm quyền khiếu nại của công dân mà còn phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết khiếu nại về đất đai thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về

đất đai (nhà nước) với người sử dụng đất (nhân dân), tạo lập sự ổn định xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đây cũng là đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bên cạnh đó, giải quyết khiếu nại như là “tấm gương phản chiếu” đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tự kiểm tra hoặc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của cấp dưới và tác động đến ý thức, thái độ của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Đồng thời, thông qua việc giải quyết khiếu nại về đất đai, các cơ quan hành chính nhà nước có được thông tin quan trọng, tin cậy để kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của pháp luật và các quyết định quản lý của mình trong đời sống xã hội, sự phù hợp về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy cơ quan quản lý đất đai và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai góp phần tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước về đất đai, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm.

Quản lý nhà nước về đất đai là một lĩnh vực khó, nhạy cảm, phức tạp, vì vậy trong thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai chắc chắn không tránh khỏi có những lúc cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức mắc sai sót trong việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính. Những sai sót này dù ít hoặc nhiều đều tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, từ đó làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước. Vì vậy, việc giải

quyết kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai sẽ góp phần quan trọng củng cố niềm tin của công dân đối với sự quản lý, điều hành của nhà nước.

1.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiệu quả hoạt động có thể nhận biết thông qua lợi nhuận thu được trong một thời gian nhất định; hoặc thông qua việc tiết kiệm được chi phí, nhân lực, nguyên liệu, vật liệu đầu vào, trong khi năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm đầu ra vẫn không đổi hoặc tăng lên… Còn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nói chung, hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng, việc đánh giá hiệu quả hoạt động là vấn đề không đơn giản, dường như chỉ dừng lại ở đánh giá định tính hoặc nếu có đánh giá định lượng thì cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ, không thể toàn diện và tuyệt đối. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, kết quả của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai không thể hiện ở lợi nhuận mà thể hiện ở kết quả thực hiện mục tiêu của hoạt động. Mục tiêu của hoạt động này là duy trì trật tự pháp luật, kỷ cương hành chính, khôi phục lại những quan hệ xã hội đã bị xâm hại…

Thứ hai, kết quả của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp thể hiện ở số lượng vụ việc khiếu nại đất đai được giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định với chi phí nguồn lực nhất định. Hiệu quả gián tiếp là sự tác động nhiều chiều của việc giải quyết khiếu nại đất đai tới đời sống chính trị - xã hội, tư tưởng của một nhóm đối tượng xã hội hoặc cộng đồng và toàn xã hội.

Thứ ba, kết quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai không chỉ là về mặt kinh tế mà còn bao gồm kết quả chính trị - xã hội và tâm lý - xã hội.

Thứ tư, chi phí cho hoạt động giải quyết khiếu nại không phải lúc nào

cũng tính được một cách đầy đủ như tính toán hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể. [12, tr.68]

Chính vì sự phức tạp trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cho nên phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau mới có thể đánh giá sát, đúng hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Sau đây xin được đề cập đến một số tiêu chí đánh giá:

Một là, căn cứ vào số vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được giải quyết. Đây là một trong những tiêu chí dễ nhận thấy hơn cả so với các tiêu chí khác để đánh giá hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Tiêu chí này được tính bằng tỷ lệ vụ việc khiếu nại về đất đai đã được giải quyết so với tổng số vụ việc khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết mà các cơ quan hành chính nhà nước đã thụ lý. Kết quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cao ngoài việc yêu cầu tỷ lệ giải quyết khiếu nại đạt cao cũng yêu cầu việc giải quyết khiếu nại phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thời hạn… theo quy định của pháp luật.

Hai là, căn cứ vào chi phí giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nói chung và hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng, chi phí cho hoạt động giải quyết khiếu nại biểu hiện chủ yếu là chi phí về tài chính, chi phí về thời gian, chi phí về nhân lực.

Đối với chi phí về tài chính, hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai cũng như hoạt động giải quyết các khiếu nại hành chính khác đều đòi hỏi phải có sự đầu tư về kinh phí, chẳng hạn như kinh phí chi cho việc in ấn tài liệu, xăng xe phục vụ giải quyết khiếu nại, kinh phí thù lao cho người tham gia giải quyết khiếu nại… Do vậy, hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai được xem như là đạt hiệu quả khi mà kinh phí chi cho hoạt động đó ít tốn kém. Tuy nhiên, từng vụ việc khiếu nại cụ thể mà sẽ có những chi phí về tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023