Các Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai

không giống nhau, và cũng rất khó nếu đánh giá hiệu quả giải quyết khiếu nại bằng việc lấy chi phí của trường hợp này để so sánh với trường hợp khác.

Ba là, sự thay đổi tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, hay nói cách khác chính là sự hài lòng, đồng thuận của người dân và xã hội đối với việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.

Khiếu nại hành chính nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng phản ánh sự không thống nhất về quan điểm của một bên là nhà nước và một bên là nhân dân. Do vậy, dù thế nào đi chăng nữa khi phát sinh khiếu nại về đất đai chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự của một địa phương hay có thể là trên phạm vi cả nước. Đôi khi với những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài, nếu không được giải quyết dứt điểm có thể trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự.

Vì vậy, để đánh giá hoạt động giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả hay không, có thể nhận thấy thông qua sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự khi giải quyết khiếu nại về đất đai. Nếu trong và sau khi giải quyết khiếu nại về đất đai, người dân đồng ý với kết quả giải quyết, không tiếp khiếu, tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự ổn định thì hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai được coi là đạt hiệu quả. Ngược lại, nếu trong và sau khi giải quyết khiếu nại mà người dân tiếp tục khiếu nại, thậm chí khiếu nại gay gắt hơn, tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự vẫn chứa đựng những nguy cơ mất ổn định, thậm chí có thể phát sinh thành “điểm nóng”… thì hoạt động giải quyết khiếu nại rõ ràng là hạn chế, chưa đạt hiệu quả.

Bốn là, tác động của hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể phát hiện những vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh những sai phạm; và

thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai có thể phát hiện những bất cập của pháp luật về quản lý đất đai để kịp thời điều chỉnh (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ), từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Khi đó hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai được xem là có hiệu quả.

Ngoài các tiêu chí trên, hiệu quả giải quyết khiếu nại còn được đánh giá dựa trên một số tiêu chí khác như: mức độ hài lòng của cán bộ, công chức về lương, thưởng, điều kiện làm việc, về mối quan hệ giữa con người và môi trường làm việc; mức độ sử dụng công nghệ hiện đai; khả năng thu thập thông tin phản hồi đối với quyết định giải quyết khiếu nại; mức độ thích ứng với môi trường bên ngoài trong giải quyết khiếu nại…

1.2.6. Các yếu tố tác động đến hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chịu sự tác động của các yếu tố chủ yếu sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật về quản lý đất đai, về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đồng bộ, thống nhất, đầy đủ sẽ là điều kiện tiên quyết, thuận lợi, quyết định hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Trong thực tiễn, những bất cập trong pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại chính là một trong những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trong thời gian qua.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 5

Thứ hai, đội ngũ cán bộ

Giải quyết khiếu nại thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật, do vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động này phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, ý chí chủ quan của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác này.

Nếu năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, khách quan thì sẽ là điều kiện để họ phân tích đúng tình huống pháp luật, lựa chọn đúng, phù hợp quy phạm pháp luật để áp dụng cho tình huống pháp luật đó, vì vậy chắc chắn hiệu quả giải quyết khiếu nại sẽ cao.

Ngược lại, nếu năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại hạn chế, yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, không khách quan, thì họ khó có thể phân tích đúng tình huống pháp luật, khó có thể lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp áp dụng cho tình huống pháp luật đó, vì vậy, hiệu quả giải quyết khiếu nại sẽ thấp.

Thứ ba, bộ máy nhà nước

Hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những hoạt động thuộc nội dung quản lý nhà nước về đất đai, do vậy, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về đất đai nói riêng, tổ chức bộ máy nhà nước nói chung. Bộ máy nhà nước được tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước, chắc chắn sẽ giúp cho hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

Ngược lại, bộ máy nhà nước được tổ chức không khoa học, cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước không được phân định rõ, chồng chéo… sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động quản lý nhà nước, cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai.

Thứ tư, mức độ công khai, minh bạch, dân chủ trong giải quyết khiếu nại đất đai

Giải quyết khiếu nại đòi hòi phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch. Mức độ công khai, minh bạch càng cao thì tính khách quan trong

giải quyết khiếu nại càng cao. Pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại yêu cầu phải công khai, minh bạch từ thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho đến việc công khai trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại… điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại.

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi hoạt động của nhà nước đều nằm dưới sự giám sát của nhân dân. Hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động khó khăn, phức tạp, do vậy cần phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy, nơi nào và ở đâu phát huy được vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân đối với hoạt động giải quyết khiếu nại thì ở đó hoạt động giải quyết khiếu nại được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả tốt, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Thứ năm, trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân

Nhìn chung việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng cũng phụ thuộc vào trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân.

Trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân cao sẽ giúp cho người dân nhận thức được các quy định của pháp luật, thấy được các quyết định hành chính, hành vi hành chính có đúng pháp luật hay không từ đó quyết định có sử dụng quyền khiếu nại hay không? Khi cần sử dụng đến quyền khiếu nại, họ sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại và trình tự thủ tục khiếu nại.

Trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật hạn chế là một trong những trở ngại lớn để người dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Thậm chí khi có khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng quy định của pháp luật rồi nhưng họ vẫn cho rằng giải quyết như vậy là không đúng và tiếp khiếu. Điều này

gây mất thời gian, công sức của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại của họ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại.

Ngoài ra, hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: tài chính; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giải quyết khiếu nại; việc ứng dụng công nghệ thông tin…

1.3. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1.3.1. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại

Khiếu nại về đất đai là một dạng khiếu nại hành chính, do vậy người khiếu nại, người bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cũng có những quyền, nghĩa vụ tương tự người khiếu nại, người bị khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể như sau:

1.3.1.1. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại

Thứ nhất, người khiếu nại có các quyền sau đây:

- Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.

- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.

- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại.

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

- Rút khiếu nại.

Như vậy, so với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005, sau đây viết tắt là Luật Khiếu nại, tố cáo), Luật Khiếu nại năm 2011 quy định bổ sung người khiếu nại có thêm một số quyền, đó là: quyền được uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của mình (nếu người khiếu nại là người trong diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật); quyền tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; quyền được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước và quyền được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.

Thứ hai, người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.

- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó.

- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật Khiếu nại năm 2011.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

So với Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định bổ sung thêm nghĩa vụ của người khiếu nại, đó là: đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, người khiếu nại còn thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.3.1.2. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại

Thứ nhất, người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

So với Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định bổ sung thêm các quyền của người bị khiếu nại như quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.

Thứ hai, người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí