Khái Quát Chung Về Đất Đai Và Quản Lý Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang

Để áp dụng đúng đắn các văn bản pháp luật vào giải quyết các khiếu nại của chủ thể sử dụng đất thì các chủ thể quản lý có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trước hết phải có hiểu biết chính xác nội dung, yêu cầu của quy phạm pháp luật và có khả năng phân tích tình tiết thực tế của từng trường hợp cụ thể, nắm bắt được bản chất của sự việc để khi cần áp dụng một loại quy phạm pháp luật nào thì phải đánh giá đúng đắn diễn biến của sự việc được đề cập tới. Điều đó đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải có ý thức pháp luật.

Điều kiện đảm bảo thứ năm là ý thức pháp luật của cán bộ, công chức bảo đảm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đúng pháp luật, có tác động một cách trực tiếp đến công dân, hình thành niềm tin của công dân đối với pháp luật. Những vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, sự thiếu ý thức và trách nhiệm của đội ngũ này trong giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ tác động tiêu cực tới ý thức pháp luật của người dân, làm mất niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, với cơ quan nhà nước. Do vậy, việc rèn luyện và nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa đối với những cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là cần thiết và quan trọng. Đồng thời nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ pháp luật khiếu nại về đất đai.

Nhằm tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại trong thực tế thì cần xã hội hóa công tác tổ chức thực hiện bằng các dịch vụ tư vấn pháp lý, hệ thống hỗ trợ pháp luật và qua các hoạt động bảo vệ pháp luật đối với quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai như: thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai. Thông qua đó, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thể phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, các yếu kém trong tổ chức và

hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời, hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai cũng cần được chú trọng như: hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân.

1.4.4. Các điều kiện bảo đảm khác

Ngoài những điều kiện bảo đảm trực tiếp cơ bản trên, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai muốn đạt hiệu quả, chất lượng thì còn phụ thuộc vào những điều kiện bảo đảm khác. Những điều kiện bảo đảm này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan, chi phối đến hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai. Đó là: giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc, phong tục tập quán vùng miền, dư luận xã hội, trình độ dân trí, văn hóa… Trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cần phải xem xét sự việc trên nhiều bình diện khác nhau, đảm bảo tính toàn diện, có lý, có tình. Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong giải quyết các khiếu nại của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, là yêu cầu, đòi hỏi của người dân khi quyền và lợi ích của họ bị xâm hại bởi các QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.

Kết luận Chương 1

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật quy định, được nhà nước bảo đảm. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một trong những phương tiện pháp lý hữu hiệu mà người sử dụng đất có thể sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, giúp cho cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những hạn chế của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai, cũng như những bất cập trong chính sách, pháp luật và trong tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý đất đai, từ đó có biện pháp xử lý, kịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật, đồng thời là một nội dung thuộc về hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thực hiện có hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, kịp thời bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, qua đó góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG


2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

2.1.1. Tài nguyên đất

2.1.1.1. Các loại đất

Tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất với 15 loại đất chính, cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 50.246,08 ha, chiếm 13,14% diện tích tự nhiên. Loại đất này được phân bố ở vùng đồng bằng ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 42.897,84 ha, chiếm 11,22% diện tích tự nhiên, loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều ở Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên… Đây là nhóm đất bằng, song nghèo đạm, lân, giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 6.546,67 ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ kẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng, nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 241.358,21 ha, chiếm 63,13% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tuỳ theo mẫu chất, quá trình phong hoá và quá trình tích luỹ hữu cơ, thích hợp phát triển cây ăn quả, cây CN ngắn ngày.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008,04 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy Yên Tử và trên khu vực Yên Thế, giáp Thái Nguyên.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 18.809,98 ha, chiếm 4,92 % diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện. Đây là loại đất đã bị phá huỷ bề mặt do bị rửa trôi xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng, tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất

Bắc Giang có diện tích 384.395 ha, chiếm 4% diện tích trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và chiếm 1,16% diện tích đất cả nước. Diện tích đất nông, lâm nghiệp có 273.857 ha chiếm 71,24% tổng diện tích, diện tích đất phi nông nghiệp là 92.332 ha chiếm 24,02%, còn lại là đất chưa sử dụng.

Trong thời gian qua, cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng về tài nguyên đất, diện tích đất chưa sử dụng giảm chủ yếu do khai thác đất đồi chưa sử dụng chuyển sang đất lâm nghiệp. Đất phi nông nghiệp tăng lên do quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.

Bình quân diện tích đất đai/người ở mức thấp so với cả nước và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, bình quân diện tích đất tự nhiên/người của tỉnh đạt 0,24 ha trong khi cả nước bằng 0,43 ha và của vùng này là 0,8 ha. Đặc biệt bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người tỉnh là 0,08 ha, cả nước đạt 0,11 ha, còn vùng Trung du và Miền núi phía Bắc vào khoảng 0,13 ha.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013


TT

Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)


Tổng diện tích tự nhiên

384.395

100,0

1

Đất nông nghiệp

273.857

71,24

2

Đất phi nông nghiệp

92.332

24,02

3

Đất chưa sử dụng

18.206

4,74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang - 7

(Nguồn: Niên giám Thống kê, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang năm 2013)

2.1.2. Tài nguyên rừng

2.1.2.1. Tình hình chung

Đến năm 2013, Bắc Giang có 146.435 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng là 131.475 ha, đất chưa có rừng là 14.960 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm dần, trong giai đoạn 2006-2013 đã giảm 32.906 ha; tuy vậy diện tích đất trống, đồi núi không rừng đã giảm được 7.990 ha.

Bảng 2.2: Diễn biến đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2013


TT

Trạng thái đất rừng

Năm 2006

Năm 2013

Thay đổi


Tổng diện tích (ha)

179.341

146.435

-32.906

1

Đất có rừng

156.391

131.475

-24.916


Rừng tự nhiên

72.368

59.555

-12.813


Rừng trồng

84.023

71920

-12.103

2

Đất trống, đồi núi không rừng

22.950

14.960

-7.990

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang)

Bắc Giang hiện có 3 loại rừng, trong đó: rừng sản xuất có diện tích lớn nhất, chiếm 69,8%; rừng phòng hộ, chiếm 10,9%, phân bố chủ yếu ở Sơn Động, Lục Ngạn; rừng đặc dụng 9,4% tập trung ở 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Khe Rỗ, Tây Yên Tử, suối Mỡ), ngoài ra còn có 14.225 ha rừng ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp, chiếm 9,8%.

Diện tích và trữ lượng rừng, số cây tre nứa rừng sản xuất tăng lên do chuyển một số diện tích rừng đặc dụng sang rừng sản xuất và thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, đến năm 2013, diện tích rừng sản xuất chiếm 69,8% tăng 17,9% so với năm 2006.

Bảng 2.3: Cơ cấu diện tích loại rừng tỉnh Bắc Giang


TT

Loại rừng

Năm 2006

Năm 2013

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)


Tổng

156.391

100

145.700

100,0

1

Đất rừng đặc dụng

14.932

9,5

13.732

9,4

2

Đất rừng phòng hộ

60.329

38,6

15.950

10,9

3

Đất rừng sản xuất

81.129

51,9

101.793

69,8

4

Rừng ngoài quy

hoạch đất lâm nghiệp



14.225

9,8

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang)

2.1.2.2. Tình hình biến động tài nguyên rừng

Trong thời kỳ quy hoạch, tài nguyên rừng biến động theo hướng tích cực xét trên góc độ gia tăng chất lượng và phân bố không gian, đặc biệt là vùng đầu nguồn. Diện tích và trữ lượng rừng, số cây tre nứa rừng sản xuất tăng lên do chuyển một số diện tích rừng đặc dụng sang rừng sản xuất và thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

2.1.3. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thời gian qua công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tạo nguồn nội lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai Luật Đất đai 2013 và các văn bản của Trung ương đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, đặc biệt là các nội dung: khung giá đất hàng năm; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đất đai đã được UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, tổ chức thực hiện; Các huyện, thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị nhằm phổ biến chính sách pháp luật về đất đai đến cán bộ làm công tác quản lý đất đai; tổ chức thực hiện tốt việc tuyên truyền phổ biến về Luật Đất đai 2013 đến toàn thể nhân dân. Đa số nhân dân trong tỉnh đã nhận thức được tính pháp lý của việc sử dụng đất nên khá tích cực trong việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ có liên quan của người sử dụng đất.

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai có chuyển biến tích cực. Trình tự, nội dung và các mẫu đơn, tờ khai được niêm yết công khai, thời gian thực hiện thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc

lồng ghép các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ chế "một cửa liên thông" của tỉnh.

Tổ chức bộ máy quản lý đất đai từng bước được hoàn thiện, việc sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy gắn với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp và tổ chức phát triển quỹ đất đã hình thành và đang hoạt động phát huy hiệu quả.

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh được triển khai sớm và đồng bộ ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) cấp tỉnh đã hoàn thành. Sau khi Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức công bố, công khai rộng rãi và tổ chức phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất 10/10 huyện, thành phố. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phân bổ chỉ tiêu các loại đất cho các xã, phường, thị trấn đồng thời tiến hành công bố công khai quy hoạch của các huyện, thành phố để triển khai thực hiện theo quy định. Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được chú trọng. Toàn tỉnh đã hoàn thành đo đạc và lập bản đồ địa chính.ở 186/230 xã, phường, thị trấn đạt 81% số đơn vị hành chính cấp xã được đo đạc. Tính đến hết tháng 8/2014, toàn tỉnh đã đo đạc bản đồ địa chính 238.557,20 ha đạt 61,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Hệ thống bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ số, có độ chính xác cao và chi tiết đến từng thửa đất đáp ứng yêu cầu về cả số lượng và chất lượng.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí