Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 2


GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: GIẢI PHẪU SINH LÝ VẬT NUÔI

Tên mô đun: Giải phẫu sinh lý vật nuôi Mã môn học/mô đun: MĐ07

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun

- Vị trí của môđun: Đây là môđun cơ sở được giảng dạy đầu tiên so với các môn học/ mô đun cơ sở khác vì môđun này liên quan đến hầu hết các môn học cơ sở và các môn học, mô đun chuyên môn khác thuộc chương trình đào tạo trung cấp nghề Chăn nuôi thú y.

- Tính chất của môđun: là môđun cơ sở trong chương trình đào tạo.

- Ý nghĩa và vai trò của mô đun:

+ Mô đun giải phẫu sinh lý vật nuôi là môn học cơ sở trong các môn chuyên ngành của nghề chăn nuôi thú y;

+ Sau khi học xong môn học người học có thể xác định được vị trí của từng bộ phận, cơ quan trên cơ thể vật nuôi, giải thích được các hoạt động bình thường của cơ thể vật nuôi, từ đó áp dụng kiến thức vào chẩn đoán để phòng trị được bệnh cho vật nuôi đồng thời vận dụng những hiểu biết về môn học có thể cải tiến các kĩ thuật về chăm sóc và phòng trị bệnh trên vật nuôi hiệu quả.

Mục tiêu của môđun:

Sau khi học xong môđun học sinh có thể:

- Về kiến thức:

Mô tả được giải phẫu và chức năng sinh lý của từng tổ chức, từng cơ quan, từng hệ thống trong cơ thể gia súc, gia cầm nói chung và ngựa nói riêng ở điều kiện sống bình thường làm cơ sở phân biệt khi có quá trình bệnh lý xảy ra.

- Về kỹ năng:

+ Phân biệt được vị trí, hình dạng, cấu tạo của các tổ chức, cơ quan và bộ máy trong cơ thể gia súc, gia cầm nói chung và ngựa nói riêng (trường hợp cơ thể vật nuôi hoàn toàn khỏe mạnh) để làm cơ sở phân biệt khi có quá trình bệnh lý xảy ra.

+ Rèn luyện được tính tỉ mỉ, chính xác khi phân tích, so sánh cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ máy trong cơ thể vật nuôi trường hợp khoẻ mạnh và khi bị bệnh lý.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tích cực và nghiêm túc khi sử dụng thức ăn chăn nuôi.

Nội dung của môn học/mô đun

Bài mở đầu

Bài 1: Bộ máy di động Bài 2: Bộ máy tiêu hóa Bài 3: Bộ máy hô hấp

Bài 4: Máu, tuần hoàn và bạch huyết Bài 5: Các tuyến nội tiết

Bài 6: Bộ máy tiết niệu Bài 7: Bộ máy sinh dục Bài 8: Hệ thần kinh


BÀI MỞ ĐẦU

1.Khái niệm về môn giải phẫu sinh lý ngựa

Giải phẫu sinh lý ngựa là môn khoa học gồm 2 phần được lồng ghép với nhau: giải phẫu học và sinh lý học.

-Giải phẫu học nghiên cứu vị trí, hình thái, cấu tạo và chức năng của các cơ quan, bộ máy trong cơ thể ngựa trong quá trình sống và phát triển.

- Sinh lý học nghiên cứu sự hoạt động của các cơ quan, bộ máy và quy luật sống của cơ thể ngựa khoẻ mạnh trong quá trình thích ứng với điều kiện ngoại cảnh.

Giải phẫu sinh lý liên quan chặt chẽ với nhau vì cơ thể vật nuôi nói chung và ngực nói riêng là một khối thống nhất, toàn vẹ và hoàn chỉnh. Hình thái, cấu tạo của các cơ quan, bộ máy thống nhất với các chức năng của chúng và phù hợp với điều kiện sống. Khi điều kiện sống thay đổi sẽ dẫn đến các biến đổi về cấu tạo, chức năng và hoạt động của các cơ quan, bộ máy trong cơ thể để thích ứng với hoàn cảnh sống mới.

2. Đối tượng của môn học

Loài ngựa và có lồng ghép so sánh với các loài gia súc khác: bò, lợn, chó.

3. Vị trí môn học

Là môn cơ sở của ngành chăn nuôi thú y. Môn học cung cấp những hiểu biết cơ bản về vị trí, hình thái, cấu tạo, chức năng, sự hoạt động của các cơ quan, bộ máy trong cơ thể với điều kiện sống bình thường. Cùng với các như: Giống và kỹ thuật truyền giống, dinh dưỡng, thức ăn… đặt nền móng vững chắc cho việc nghiên cứu học tập các môn học chuyên môn sau này.

Trong chăn nuôi: hiểu rõ vị trí giải phẫu của vật nuôi giúp ta đưa ra quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng vật nuôi một cách hợp lý, khoa học, phug hợp với lứa tuổi và gia đoạn phát triển của chúng để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Trong thú y: Xác định được cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý bình thường của từng bộ phận, cơ quan là cơ sở để xác định sự biến đổi bệnh lý trong cơ thể vật nuôi, giúp ta chẩn đoán xác định và điều trị hiệu quả hoặc đề ra những biện pháp bảo vệ sức khỏe của vật nuôi.



Giới thiệu

BÀI 1: BỘ MÁY DI ĐỘNG

Mã bài: B01

Bài 1 giới thiệu hình thái, vị trí, đặc điểm và chức năng hoạt động của bộ máy di động ở trang thái bình thường của vật nuôi, là cơ sở cho việc xác định đặc điểm và chức năng khi cơ thể vật nuôi bị bệnh.

Mục tiêu

- Nhận biết được hình dạng, kích thước, cấu tạo thành phần hóa học, sự phát triển của xương và các nhân tố ảnh hưởng đến xương.

- Phân biệt được các loại khớp trong cơ thể.

- Biết tôn trọng những hoạt động trong chăn nuôi nhằm nâng cao sự phát triển của xương

Nội dung chính

1. Mô xương

1.1. Khái niệm và tác dụng của bộ xương

1.2. Bộ xương

1.2.1. Phân loại và hình thái xương

1.2.1.1. Xương dài

1.2.1.2. Xương ngắn

1.2.1.3. Xương dẹp

1.2.1.4. Xương đa dạng

1.2.2. Cấu tạo và thành phần hóa học của xương

1.2.2.1. Cấu tạo xương

1.2.2.2. Thành phần hóa học của xương

1.2.2.3. Sự phát triển của xương

1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương

1.3. Bộ xương gia súc

1.3.1. Xương đầu

1.3.2. Xương thân

1.3.3. Xương ức

1.3.4. Xương chi trước

1.3.5. Xương chi sau

2. Khớp xương

2.1. Định nghĩa

2.2. Phân loại khớp

3. Hệ cơ

3.1. Đại cương về hệ cơ

3.2. Cơ vân và đặc tính sinh lý

3.2.1. Vai trò của cơ vân

3.2.2. Hình dáng và cấu tạo của cơ vân

3.2.3. Thành phần hóa học của cơ vân

3.2.4. Đặc tính sinh lý của cơ vân

3.2.5. Các loại cơ vân trên cơ thể ngựa

3.3. Cơ trơn

3.4. Cơ tim

1. Mô xương

1.1. Khái niệm và tác dụng của bộ xương

Bộ xương là khung rắn chắc của co thể làm chỗ dựa cho cơ vân. Xương cùng với cơ vân tạo thành bộ máy di động làm dịch chuyển một bộ phận (đầu, chân trước, chân sau) hoặc toàn bộ cơ thể trong không gian. Xương nâng đỡ, bảo vệ các cấu trúc mềm trong cơ thể tránh những tổn thương do cơ giới gây ra. Xương dự trữ muối khoáng: CaCO3, Ca3(PO4)2. Tuỷ xương là nơi sinh ra hồng cầu- cơ quan tạo máu. Bộ xương quyết định tầm vóc của cơ thể.

1.2. Bộ xương

1.2.1. Phân loại hình thái xương

1.2.1.1. Xương dài

-Xương dài: hình ống trụ gồm 1 thân, 2 đầu chiều dài lớn hơn chiều rộng, thường là các xương chi: Xương cánh tay, cẳng tay, xương đùi, cẳng chân. Nhiệm vụ: chống đỡ sức nặng của cơ thể, là bộ phận vận động, di chuyển.

Hình 1 Xương dài Hình 2 Xương sườn Xương sườn là xương dài nhưng hơi cong 1Hình 1 Xương dài Hình 2 Xương sườn Xương sườn là xương dài nhưng hơi cong 2


Hình 1: Xương dài Hình 2: Xương sườn

-Xương sườn: là xương dài nhưng hơi cong. Chúng hợp với các đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực để bảo vệ tim, phổi.

1.2.1.2. Xương ngắn

Là xương có hình trụ ngắn, hình khối, sắp xếp ở vùng bàn tay, cổ chân, bàn chân tay và ngón chân. Nhiệm vụ: là bộ phận vận động có tác dụng giảm lực từ đất lên khi vật đi, đứng, chạy, nhảy.

1.2.1.3. Xương dẹp

Là xương có dạng mỏng dẹp, mặt xương rộng như xương bả vai chi trước. Các xương mũi, khẩu cái, trán, xương đỉnh, chẩm ở vùng đầu tạo thành xoang mũi hoặc xoang sọ chứa não; ở chi sau: xương chậu tạo thành xoang chậu chứa cơ quan tiết niệu, sinh dục. Nhiệm vụ: bảo vệ các bộ phận mềm bên trong

1.2.1.4. Xương đa dạng

Là xương có các hình dạng khác nhau: các đốt xương sống, xương sàng.

1.2.2. Cấu tạo và thành phần hoá học của xương

1.2.2.1. Cấu tạo xương: Xương dài có đầy đủ các thành phần cấu tạo nhất. Nhìn từ ngoài vào trong:

+ Màng bọc xương (cốt mạc): lớp màng mỏng, màu trắng, dai, chắc, bao bọc bề mặt xương, chứa mạch máu, thần kinh nhờ đó xương lớn lên về chiều dài và chiều rộng.

+ Sụn đầu xương (mặt khớp): lớp sụn mỏng, phủ bề mặt đầu xương, tác dụng bảo vệ mô xương xốp, làm 2 mặt xương khít vào nhau, giảm ma sát để xương dễ cử động

+ Tuỷ xương: giống như chất keo mềm màu đỏ, nằm trong ống tuỷ, trong lòng thân xương dài hoặc các lỗ, hốc xương xốp. Gia súc non tuỷ chứa nhiều mạch máu- tuỷ đỏ. Gia súc già tuỷ đỏ được thay thế bằng mô mỡ- tuỷ trắng.

+ Mạch máu và thần kinh: mạch máu đi nuôi lớp màng xương là mạch cốt mạc, mạch nuôi mô xương là mạch dưỡng cốt. TK vào xương đi cùng đường và phân nhánh giống hệt mạch máu.

1.2.2.2. Thành phần hoá học của xương: xương cứng vì chịu được sức nén cao và đàn hồi vì chứa chất hữu cơ.

+ Xương tươi: 50% nước, 15,75% mỡ (trong tuỷ xương), 12,45% chất hữu cơ và 21,8% chất vô cơ.

+ Xương khô: bỏ nước, 1/3 chất hữu cơ, 2/3 chất vô cơ. Muối vô cơ chủ yếu: canxi photphat 52%, canxi cabonat 11% ngoài ra: magie photphat, canxi clorua, canxiflorua.

Thành phần xương phụ thuộc vào lứa tuổi: gia súc non tỷ lệ hữa cơ nhiều hơn vô cơ nên xương mềm dẻo, dễ đàn hồi hơn gia súc già nhưng độ cứng chắc và chịu nén kém hơn.

1.2.2.3. Sự phát triển của xương

Các giai đoạn phát triển của xương: trâu, bò, ngựa xương được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn màng: tuần thứ 6 của phôi thai, xương chỉ là lớp màng.

+ Giai đoạn sụn: từ tháng thứ 2 của bào thai 1 số màng biến thành mảng sụn hoặc thỏi sụn.

+ Giai đoạn xương: Từ tháng thứ 5 các thỏi sụn được cốt hoá thành xương. Xương phát triển về chiều dài và chiều ngang (cốt hoá sụn).

1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương

+ Thành phần dinh dưỡng của thức ăn: Protein, muối khoáng chứa Ca, P, Mg; Vitamin: A, D.

+ Tác dụng của vận động

+ Ảnh hưởng của hocmon: Tuyến yên, Thyroxin, Parathyroxin.

1.3. Bộ xương gia súc: Xương đầu, xương thân, xương ức, xương chi trước, xương chi sau

1.3.1 Xương đầu: vùng sọ và vùng mặt

+ Xương Sọ: Có 6 xương hợp thành gồm: xương trán, đỉnh, chẩm, bướm, sàng và xương thái dương. Các xương này mỏng, dẹp, rỗng ở giữa, liên kết với nhau bằng các khớp bất động tạo thành xoang sọ chứa não. Phía sau khớp với đốt sống cổ số 1 có thể cử động dễ dàng.

+ Xương mặt: Gồm 10 xương gồm: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàm trên, xương liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh và xương hàm dưới. Các xương đều mỏng, dẹp, đa dạng, tạo thành các hốc (hốc mắt, hốc mũi, hốc miệng…) và các xoang.

1.3.2. Xương thân: xương cột sống và xương sườn


+ Xương cột sống: Xương sống do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành. Đốt sống cổ số 1 khớp với lồi cầu xương chẩm tạo khớp toàn động làm cho đầu có thể quay về mọi phía. Phía sau các đốt sống thoái hóa dần tạo thành đuôi. Cột sống chia thành 5 vùng: Cổ, lưng, hông, khum, đuôi.

Bảng 1.1 Số lượng xương cột sống của các loài gia súc


Số lượng vùng/ Loại gia súc

Cổ

Ngực

Hông

Khum

Đuôi

Trâu, bò

7

13

6

5

18-20

Ngựa

7

18

6

5

17-20

Lợn

7

12-17

6-7

4

20-22

Chó

7

13

5-7

3

22-23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

+ Xương sườn: là xương dài cong, mỏng, dẹp có hai đầu (trên, dưới), phần giữa là thân. Đầu trên: Lồi tròn, khớp với đài khớp của đốt sống lưng cùng số. Đầu dưới: đầu xương sườn nối tiếp với đoạn sụn ngắn. Ở một số xương sườn, đoạn sụn gắn lên trên mặt xương ức gọi là xương sườn thật. Xương sườn có các đoạn sụn nối liền tạo thành vòng cung sụn sườn (bên phải và bên trái) gọi là xương sườn giả.

VD: Trâu bò có 8 đôi thật, 5 đôi giả.

Ngựa: 8 đôi thật, 10 đôi giả Lợn: 7-9 đôi thật, 5-8 đôi giả

1.3.3. Xương ức: Là xương lẻ hình cái thuyền, mỏng, xốp nắm dưới lồng ngực, làm chỗ tựa cho các sụn sườn. Xương ức có một thân hai đầu, được tạo thành từ các đốt xương ức: bò, ngựa có 7 đốt, lợn có 6 đốt nối với nhau bởi các đĩa sụn.

1.3.3.4. Xương chi trước:

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí