Cấu Tạo Cơ Vân: Cắt Ngang Một Cơ Ta Thấy Các Phần Cấu Tạo Sau:

+ Xương bả vai: Ngựa có hai xương bả vai không khớp với xương sống. Nó được đính vào hai bên lồng ngực nhờ các cơ và tổ chức liên kết. Xương bả vai mỏng, dẹp, hình tam giác, đầu to ở trên gắn với mảnh sụn, đầu nhỏ ở dưới khớp với xương cánh tay. Xương nằm chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước.

+ Xương cánh tay (khuỷu): Là xương ống (xương dài) có một thân và hai đầu.

Đầu trên to, đầu dưới nhỏ hơn, thân trơn nhẵn, mặt ngoài có mấu lồi là u delta dưới đó là rãnh xoắn

Hình 3 Cấu tạo xương ngựa Xương cẳng tay gồm xương quay và xương trụ Xương 1

Hình 3: Cấu tạo xương ngựa

+ Xương cẳng tay: gồm xương quay và xương trụ

Xương quay: tròn hơn nằm ở phía trước, là xương dài, hơi cong, lồi về phía trước.

Xương trụ: nhỏ, nằm dính sát vào mặt sau cạnh ngoài xương quay.

+ Xương cổ tay (xương cườm): Gồm hai xương nhỏ, nằm giữa xương cẳng tay và xương bàn tay.

+ Xương bàn tay: số lượng xương khác nhau tùy thuộc vào từng loại gia súc. Ngựa có 1 xương bàn chính, 1 xương bàn phụ nhỏ, trâu bò có 2 xương bàn chính dính làm một chỉ ngăn cách bởi 1 rãnh dọc ở mặt trước có 1-2 xương bàn phụ, lợn có 4 xương bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

+ Xương ngón: Ngựa có một ngón gồm ba đốt là đốt cầu, đốt quán và đốt móng. Trâu bò có hai ngón mỗi ngón có ba đốt và hai ngón phụ có 1 – 2 đốt. Lợn có hai ngón chính mỗi ngón có ba đốt, có hai ngón phụ mỗi ngón có hai đốt.

1.3.5. Xương chi sau

+ Xương chậu: gia súc có hai xương chậu là xương chậu phải và xương chậu trái khớp với nhau ở phía dưới bởi khớp bán động háng và bán động ngồi.

Ở phía trên xương chậu khớp với xương sống vùng khum và cùng xương khum tạo thành xoang chậu chứa các cơ quan tiết niệu, sinh dục.

+ Xương đùi: Là xương dài nằm ở dưới xương chậu, chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, có một thân và hai đầu.

+Xương cẳng chân

Xương chày: Là xương dài, hình khối lăng trụ, có một thân và hai đầu.

Xương mác: Là xương nhỏ giống cái trâm cài đầu, nằm ở phía ngoài đầu trên xương chày.

Xương bánh chè: Là một xương nhỏ mỏng, chắc, đặc, hình thoi nằm chèn giữa xương đùi và xương chày, còn gọi là nắp đầu gối.

+ Xương cổ chân: Tương ứng với cổ tay ở chi trước, gồm 2-3 hàng và 5-7 xương.

+Xương bàn chân: Giống xương bàn tay

+ Xương ngón chân: Giống xương ngón tay

2. Khớp xương

2.1. Định nghĩa

Khớp xương là nơi 2 hay nhiều xương liên kết hoặc nối tiếp với nhau và là 1 điểm tựa cho các cử động của xương.

2.2. Phân loại khớp: Có 3 loại:

- Khớp bất động: hai hay nhiều xương liên kết với nhau mà giữa chúng không có khe hở và không có bao khớp bao bọc thì tạo thành khớp bất động. Ở loại khớp này khi cơ thể còn non các xương thường dính vào nhau bằng các mô sợi hoặc mô chun. Khi trưởng thành các mô bị cốt hóa là xương gắn chặt vào nhau tạo thành khớp bất động. VD: các xương ở vùng đầu (trừ khớp thái dương- hàm dưới). Trong khớp bất động, 2 xương nối nhau theo kiểu hình răng cưa, lưỡi cày hoặc đè lên nhau như vảy cá.

Hình 4 Khớp bất động Hình 5 Khớp toàn động Khớp bán động hai xương liên 2Hình 4 Khớp bất động Hình 5 Khớp toàn động Khớp bán động hai xương liên 3

Hình 4: Khớp bất động Hình 5: Khớp toàn động

- Khớp bán động: hai xương liên kết với nhau mà giữa chúng có khe hở hoặc đệm sụn mỏng nhưng không co bao khớp bao bọc thì tạo thành khớp bán động. Các xương này có thể cử động được chút ít trong khoảng giới hạn nhất định. VD: khớp giữa các đốt sống, khớp giữa hai xương háng và xương ngồi.

- Khớp toàn động: hai hay nhiều xương liên kết với nhau mà giữa chúng có khe hở ngoài được bao khớp bao bọc thì tạo thành khớp toàn động. Loại khớp này các xương

cử động dễ dàng theo các phương và chiều khác nhau. VD: các khớp ở các chi, khớp đầu –cổ (xương chẩm – đốt cổ số 1).

3. Hệ cơ

3.1. Đại cương: trong cơ thể gia súc có 3 loại cơ

- Cơ vân: là cơ bám vào xương và cùng với xương tạọ thành hệ vận động của cơ thể.

- Cơ trơn: thành phần chính tạo nên thành vách các cơ quan nội tạng (dạ dày, ruột…) mạch máu. Khi cơ co rút làm vận động các cơ quan đó.

Cơ tim: tạo thành quả tim có tính co bóp tự động

3.2. Cơ vân và đặc tính sinh lý

3.2.1. Vai trò của cơ vân

Cơ vân bám vào xương và là bộ phận vận động chủ động. Khi cơ co sinh ra công và lực phát động làm cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể di

chuyểnvị trí trong không gian. Cơ vân bám bên ngoài xương tạo nên hình dáng bên ngoài của cơ thể con vật. Cơ vân tạo nên 36-45% trọng lượng cơ thể, là nguồn (thịt) thực phẩm quan trọng nhất. Khi cơ co một phần năng lượng chuyển thành nhiệt tạo thân nhiệt ổn định của cơ thể.

3.2.2. Cấu tạo cơ vân: Cắt ngang một cơ ta thấy các phần cấu tạo sau:

+ Màng bọc ngoài: là tổ chức sợi liên kết màu trắng bọc ngoài phần thịt.

+ Trong là nhiều bó cơ: mỗi bó chứa nhiều sợi cơ được bao bọc bởi màng bọc trong. Mỗi sợi cơ do nhiều tế bào cơ tạo thành.

3.2.3. Thành phần hoá học của cơ vân

Cơ vân chứa 72-80% nước, 20-28% là VCK: Protein: 16.5-21%; Gluxit: Glycogen, đường gluco. Các muối khoáng: Một số chứa N, lipit, axit amin tự do (glutamix làm cho thịt có vị ngọt) và vitamin.

3 2 4 Đặc tính sinh lý của cơ vân Hình 6 Cấu tạo cơ ngựa Tính đàn hồi Khi cơ 4



3.2.4. Đặc tính sinh lý của cơ vân:

Hình 6: Cấu tạo cơ ngựa

+Tính đàn hồi: Khi cơ kéo thì dài ra, hết lực cơ trở lại vị trí ban đầu.

+Tính cường cơ: khi con vật không vận động nhưng một số cơ vân vẫn luôn ở trạng thái co rút nhất định, tính chất này là sự cường cơ

+Tính cảm ứng: khi bị kích thích cơ sẽ phản ứng lại bằng cách co rút, tức là cơ chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hưng phấn.

+Sinh lý vận động: Vận động là một trong những hoạt động sinh lý quan trọng nhất của cơ thể động vật do cơ và xương cùng thực hiện, có các loại hình vận động sau:

Đứng: Là tư thế bình thường của cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Khi đứng các đốt ngón của chi đều chạm đất. Các cơ tứ chi giữ ở trạng thái trương lực thường xuyên (cơ co) để chống đỡ sức nặng của cơ thể.

Vận động chạm đất: Là các vận động nằm, đứng dậy, đứng thẳng, nhảy khi giao phối, tất cả các vận động trên đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) và là những phản xạ liên hoàn phức tạp.

+Sinh lý vận động: Di động trên mặt đất bao gồm các vận động thay đổi vị trí trong không gian như: chạy, nhảy, đi…

Đi: Là chuỗi phản xạ phức tạp. Khi đi các chi trước và chi sau của hai bên phải, trái phối hợp vận động chéo nhau theo một trình tự nhất định, mà cụ thể là: Trong khi chân trước trái và chân sau phải chống đỡ thể trọng cơ thể thì chân trước phải và chân sau trái bước về phía trước, sau đó đổi ngược lại. Nhờ đó mà toàn thân di chuyển được về phía trước. Như vậy bước đi có hai giai đoạn: giai đoạn chống đỡ và giai đoạn bước lên trước.

3.2.5. Các loại cơ vân trên cơ thể ngựa

- Cơ vùng đầu

+ Cơ trán: là 1 bó nhỏ, dẹp đi từ gốc mõm hố mắt tới cơ vòng mi. Tác dụng kéo nhăn da trán.

+ Cơ vòng môi: Là cơ vòng, vây quanh cửa trước miệng, sợi cơ chạy song song với mép của môi, gồm phần môi trên rõ ràng hơn phần môi dưới. Tác dụng khép kín miệng.

+ Cơ nâng môi trên: nằm ở 2 bên xương mũi. Tác dụng kéo nâng môi trên lên.

+ Cơ hạ môi dưới: Nằm ở cạnh ngoài của xương hàm dưới. Tác dụng kéo hạ môi dưới.

+ Cơ thái dương: Nằm trong hố thái dương có nhiều ché gân và một cân mạc bọc ngoài. Tác dụng kéo xương hàm dưới lên.

Hình 7 Cơ vùng đầu ở ngựa Hình 8 Cơ vùng thân ở ngựa Cơ vùng thân Cơ chũm 5Hình 7 Cơ vùng đầu ở ngựa Hình 8 Cơ vùng thân ở ngựa Cơ vùng thân Cơ chũm 6

Hình 7: Cơ vùng đầu ở ngựa Hình 8: Cơ vùng thân ở ngựa

- Cơ vùng thân

+ Cơ chũm cánh tay: lở 2 mặt bên của cổ làm giới hạn trên cho rãnh tĩnh mạch cổ. Khi đi tới kéo mỏm vai về trước làm cả chi trước nâng lên để bước.

+ Cơ lưng to: Là cơ rộng hình quạt nằm ngay sát dưới lớp cơ bì nhục ở thành bên lồng ngực. Kéo cánh tay về phía sau. Nếu thân trước cô định thì kéo thân về phía trước

+ Cơ ngực nông: Tác dụng kéo khép chi trước vào trong

+ Cơ ngực sâu: Kéo khép chi trước vào trong và về sau. Khi chân tựa đất thì có tác dụng đẩy thân về trước

+ Cơ chéo bụng ngoài: là lớp cơ bụng ngoài cùng, sợi cơ đi chéo xuống dưới và về sau, tận cùng ở đường trắng.

+ Cơ đuôi: Ở giữa dây chằng khum ngồi và trực tràng. Kéo gấp đuôi xuống, áp sát đuôi vào vùng trĩ âm.

+ Cơ khum đuôi dưới: nằm ở mặt dưới các xương khum và xương đuôi. Kéo cong đuôi xuống và kéo đuôi về 1 bên

- Cơ chi trước

+ Cơ trên gai: Chiếm hết cả hố gai. Kéo duỗi cánh tay

+ Cơ dưới gai: nằm chiếm phần lớn hố dưới gai. Kéo cánh tay ra ngoài

+ Cơ tam đầu cánh tay: là 1 cơ to nhất ở chi trước, hình tam giác. Rất phát triển.

+ Cơ căng cân mạc cẳng tay: Nằm trong cơ khuỷu dài. Tác dụng cùng với cơ tam đầu cánh tay: trong khi chân giơ lên các cơ khuỷu kéo duỗi cẳng tay. Khi chân tựa đất tác dụng đẩy cơ thể về trước. Khớp khuỷu ở ngựa là 1 khớp cử động 1 chiều và có đàn tính. Khi chi bước trên mặt đất, các cơ duỗi ở khớp khuỷu làm việc khẩn trương.

+ Cơ nhị đầu cánh tay: Hình thoi, ở phía trước xương cánh tay. Trong thân thịt có nhiều chẽ gân. Kéo gấp cẳng tay và cánh tay

+ Cơ trụ ngoài: Nằm ở cạnh ngoài cẳng tay có tác dụng kéo duỗi khớp cườm.

+ Cơ gan bàn lớn: ở phía trong cẳng tay.

- Cơ chi sau

+ Cơ mông trung: là 1 cơ lớn nằm trên mặt cơ mông của xương cánh chậu và phần lớn thành bên của xương chậu

+ Cơ mông sâu: là 1 cơ lớn nằm dưới cơ mông trung.

Tác dụng: Kéo duỗi xương đùi. Nếu chân giơ lên các cơ mông co rút kéo chi sau về sau. Nếu chân tựa đất chúng đẩy cơ thể về phía trước.

+ Cơ bán cân: nằm phía sau và ở giữa cơ nhị đầu đùi và cơ bán mạc.

+ Cơ bán mạc: Nằm ở phía trước và trong cơ bán cân

Tác dụng: Khi chân tựa đất chủ yếu là đẩy cơ thể về phái trước. Khi chân giơ lên, kéo chân lên. Khi ngựa chồm lên đứng trên 2 chi sau.

+ Cơ thẳng trong: Nằm ở lớp cơ nông. Tác dụng kéo khép đùi và kéo căng cơ căng mạc đùi.

+ Cơ sinh đôi cẳng: là cơ ở sau hết của vùng cẳng chân. Tác dụng: kéo duỗi bàn chân hay đẩy cơ thể về phía trước.

3.3. Cơ trơn

Là thành phần chủ yếu cấu tạo lên thành, vách cơ quan nội tạng và mạch máu.

Ngoài ra, cơ trơn còn nằm dưới da, xung quanh tuyến vú, tuyến mồ hôi.

Đặc tính sinh lý

Tính hưng phấn và dẫn truyền của cơ trơn kém hơn cơ vân. Cơ trơn bị kích thích co rút kéo dài, tần số chậm có ý nghĩa đối với cơ thể để giữ độ căng của dạ dày, vách ruột, mạch máu, bàng quang.

Tính đàn hồi của cơ trơn rất cao: có thể rút ngắn 65-70% chiều dài nhưng khi giãn dài ra gấp 3-4 lần trong khi sức căng không thay đổi. Ví dụ: khi gia súc mang thai giãn ra theo sự phát triển của bào thai và sau khi đẻ lại trở về độ lớn ban đầu.

3.4. Cơ tim

Cơ tim màu đỏ nâu, cấu tạo cơ bản giống cơ vân, sinh lý hoạt động giống cơ trơn. Cơ co bóp nhanh, đều đặn khoảng 60-70 lần/ phút (người).

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các loại hình thái xương và nêu tác dụng của bộ xương ngựa?

2. Dựa vào thành phần hóa học và sự phát triển của bộ xương ngựa, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương?

3. Trình bày các loại cơ vân trên cơ thể ngựa?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm điều kiện) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về vị trí, hình dạng và chức năng của xương, cơ và khớp xương.

Ghi nhớ

Mỗi nội dung học sinh đều phải xác định được vị trí, chức năng của từng loại xương, cơ và khớp xương trên cơ thể gia súc.

Bài 2: BỘ MÁY TIÊU HÓA

Mã bài: B02

Giới thiệu

Bài 2 giới thiệu hình thái, vị trí, đặc điểm và chức năng hoạt động của bộ máy tiêu hóa ở trạng thái bình thường của vật nuôi, là cơ sở cho việc xác định đặc điểm và chức năng khi cơ thể vật nuôi bị bệnh.

Mục tiêu:

- Mô tả được vị trí, cấu tạo từng phần đường tiêu hóa gia súc

- Hiểu và phân tích được hoạt động chức năng sinh lý của từng bộ phân trong hệ tiêu hóa

- Xác định được hình thái, màu sắc bình thường của các phần trong hệ tiêu hóa

- Có nhận thức khoa học về việc nâng cao hiệu quả tiêu hóa , hấp thu trong công tác chăn nuôi thú y.

Nội dung chính:

1. Khái niệm

2. Giải phẫu bộ máy tiêu hóa

2.1. Ống tiêu hóa

2.1.1. Xoang miệng

2.1.2. Yết hầu

2.1.3. Thực quản

2.1.4. Dạ dày

2.1.5. Ruột non

2.1.6. Ruột già

2.1.7. Hậu môn

2.2. Tuyến tiêu hóa

2.2.1. Tuyến nước bọt

2.2.2. Gan

2.2.3. Tuyến tụy

3. Sinh lý bộ máy tiêu hóa

3.1. Sinh lý quá trình tiêu hóa

3.1.1. Tiêu hóa ở miệng

3.1.2. Tiêu hóa ở dạ dày

3.1.3. Tiêu hóa ở ruột non

3.1.4. Tiêu hóa ở ruột già

3.2. Sinh lý quá trình hấp thu

3.2.1. Định nghĩa sự hấp thu

3.2.2. Cơ quan hấp thu

3.2.3. Đường vận chuyển chất dinh dưỡng

3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh lý, hấp thu


1. Khái niệm về bộ máy tiêu hoá

Bộ máy tiêu hoá làm nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn. Quá trình tiêu hoá là sự biến đổi, phân giải thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản được hấp thụ qua ruột chuyển vào máu đi nuôi cơ thể, còn phần cặn bã cơ thể không hấp thu được thì thải ra ngoài. Gồm 2 phần:

Ống tiêu hoá: Từ miệng đến hậu môn được chia làm nhiều đoạn thực hiện các chức năng khác nhau. VD: Miệng lấy và nghiền nát thức ăn, Ruột già và hậu môn loại thải cặn bã.

Tuyến tiêu hoá: Gồm tuyến nước bọt, gan, tuyến tuỵ tiết dịch tham gia vào quá trình tiêu hoá.

2. Giải phẫu bộ máy tiêu hóa của ngựa

2.1. Ống tiêu hoá

2.1.1. Xoang miệng

-Môi: gồm môi trên và môi dưới gặp nhau ở mép xung quanh môi có nhiều lông xúc giác. Môi ngựa dài, linh hoạt, dễ cử động dùng để lấy thức ăn.

-Lưỡi: giống hình khối tháp dẹp nằm trong xương miệng, giữa 1 xương hàm dưới. Lưỡi được chia làm 2 phần và 3 mặt: (Gốc lưỡi, thân và đỉnh lưỡi, mặt lưng và 2 mặt bên). Lưỡi ngựa mịn, niêm mạc lưỡi mặt lưng (ở trên) có gai hình sợi chiếm ¾ lưỡi để xúc giác, gai hình nấm, hình đài và hình lá có ở ¼ lưỡi phía sau làm nhiệm vụ vị giác.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí